phƣơng
a. Hệ thống quản lý còn thiếu chi tiết, cụ thể
Hệ thống văn bản liên quan tới quản lý tài nguyên sinh vật còn thiếu:Quản lý
Tài nguyên sinh vật và Đa dạng sinh học là một nội dung mới do đó các văn bản pháp luật hƣớng dẫn và thực thi các điều khoản của Luật Đa dạng sinh học 2008 còn thiếu, điều này khiến cho các cơ quan cấp dƣới gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và triển khai hoạt động quản lý tài nguyên sinh vật ở địa phƣơng mình.
Chưa có các quy hoạch và kế hoạch cụ thể đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên sinhvật: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật và bảo đảm tính đa dạng sinh học là một vấn đề phức tạp liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau và thực hiện trong thời gian dài. Chính vì vậy cần phải xây dựng những quy hoạch cụ thể, những kế hoạch hành động cho một giai đoạn nhất định. Do là lĩnh vực mới nên hiện nay các quy hoạch và kế hoạch quản lý đa dạng sinh học còn chƣa có hoặc đang trong quá trình xây dựng.
Nguồn nhân lực thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn: Cơ quan quản lý Tài
nguyên sinh vật về cơ bản đã đƣợc hình thành ở các cấp trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng. Tuy nhiên,hiện nay đội ngũ cán bộ còn rất hạn chế, đặc biệt là tại các phòng Tài nguyên và Môi trƣờng cấp huyện. Theo khảo sát trên thực tế cho thấy tại mỗi phòng tài nguyên & Môi trƣờng huyện chỉ có từ 1 – 2 cán bộ phụ trách vấn đề môi trƣờng, các cán bộ còn lại tập trung chủ yếu trong lĩnh vực quản lý đất đai. Số lƣợng cán bộ ít cộng thêm với việc chƣa đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành (nhiều cán bộ luân chuyển từ bộ phận Quản lý đất đai sang) khiến cho hiệu quả làm việc không cao. Hiện nay cán bộ môi trƣờng cấp xã đã có ngƣời đảm nhiệm nhƣng chủ yếu là kiêm nhiệm và không qua đào tạo chuyên môn nên các kiến thức về môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên còn nhiều hạn chế.
Thiếu các nguồn tư liệu và dữ liệu cơ sở: Để quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật đòi hỏi các địa phƣơng phải nắm bắt rõ hiện trạng cũng nhƣ xu hƣớng biến động của các loài sinh vật trên địa bàn của mình từ đó có những biện pháp quản lý kịp thời. Hiện nay, tại Hải Dƣơng đã có một số các đề tài, dự án nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học tuy nhiên các đề tài, dự án này thƣờng bị phân tán ở nhiều cơ quan khác nhau. Các số liệu nghiên cứu không đƣợc tập hợp, các dữ liệu liên quan tới tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học chƣa đƣợc chú ý xây dựng. Điều này khiến cho các địa phƣơng gặp nhiều khó khăn trong quá trình quản lý và khiến cho các dữ liệu nghiên cứu không đƣợc khai thác một cách hiệu quả.
Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn chưa chặt chẽ: Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trƣờng trách nhiệm quản lý tài nguyên sinh vật địa phƣơng do Sở Tài nguyên và Môi trƣờng đảm nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều bộ phận của tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học lại do Sở Nông Nghiệp quản lý nhƣ: tài nguyên rừng; cây trồng, vật nuôi, diện tích các khu nuôi trồng thủy sản...Điều này cho thấy để có thể quản lý tốt nguồn tài nguyên sinh vật cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tài nguyên & Môi trƣờng với Sở Nông nghiệp cấp tỉnh, cũng nhƣ sự phối hợp giữa phòng Tài nguyên & Môi trƣờng với Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Trên thực tế, sự phối hợp này chƣa chặt chẽ và hiệu quả dẫn tới những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin và triển khai các công việc liên quan.
b. Công tác định hƣớng phát triển còn thiếu hiệu quả
Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý môi trƣờng địa phƣơng cho thấy hiệu quả vẫn còn chƣa cao. Tuy địa phƣơng đã phần nào đạt đƣợc những biến chuyển tích cực trong việc giáo dục ý thức ngƣời dân trong tham gia bảo vệ giữ gìn đàn cò nhƣng vẫn chƣa thấy đƣợc hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trƣờng tự nhiên chung. Nguồn vốn đầu tƣ cho bảo vệ và phát triển sinh thái đảo cò phần lớn đƣợc cung cấp từ các cơ quan chức năng. Với nguồn vốn đầu tƣ eo hẹp, công tác bảo tồn vẫn còn nhiều hạn chế. Để có thể phát triển bền vững, địa phƣơng cần phải tự chủ động đƣợc nguồn kinh phí cho các hoạt động của địa phƣơng dựa trên các tiềm năng sẵn có. Tuy nhiên hiện nay xã Chi Lăng Nam vẫn chƣa thể phát huy đƣợc thế mạnh phát triển du lịch của mình, công tác định hƣớng và phát triển du lịch còn yếu kém, thiếu đầu tƣ và sơ sài. Toàn bộ các công trình du lịch đều là của tƣ nhân với quy mô khiêm tốn và không hiệu quả, các hoạt động giải trí và thăm quan đi kèm không cuốn hút. Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân còn chƣa cao thể hiện qua sự nghèo nàn và thiếu thẩm mỹ tại các công trình vệ sinh môi trƣờng trên Đảo cò. Số lƣợng khách du lịch
đến đảo cò hàng năm vẫn gia tăng nhƣng không nhiều, phần lớn những ngƣời đến thăm đảo chỉ ở lại với thời gian rất ngắn do ít các hoạt động du lịch sinh thái. Nguồn thu từ du lịch không lớn nên mức độ tái đầu tƣ vào bảo tồn là rất thấp.
Bên cạnh sự yếu kém và thiếu hiệu quả trong công tác định hƣớng phát triển du lịch, công tác quy hoạch khoanh vùng bảo tồn còn nhiều hạn chế. Hiện nay công tác bảo tồn vẫn còn chung chung, chƣa xác định đƣợc phạm vi và quy mô bảo tồn dẫn đế những khó khăn trong việc định hƣớng và phối kết hợp các biện pháp bảo vệ và bảo tồn. Phần lớn các quyết sách đƣa ra đều mang tính định tính, không có chỉ dẫn cụ thể dẫn đến việc thi hành còn nhiều bất cập, thiếu hiệu quả.
Các biện pháp bảo vệ khu đảo cò đƣợc đƣa ra vẫn chƣa thực sự giải quyết đƣợc các nhu cầu cấp thiết. Có thể thấy trƣớc mắt các vấn đề liên quan đến sự thu hẹp diện tích đảo do xâm thực hay sự suy giảm trữ lƣợng loài tre là nguy cơ đe dọa đến môi trƣờng sống của Cò vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Diện tích đảo vẫn đang ngày càng bị thu hẹp, hiện tƣợng xói lở bờ hồ ngày càng gia tăng. Tre đang chết dần do sức ép từ đàn cò dẫn đến việc đàn cò phải chuyển từ khu đảo cũ sang khu đảo mới. Trong khi đó, các biện pháp khôi phục và phát triển hệ sinh thái loài tre vẫn chƣa có hiệu quả rõ rệt, diện tích quần thể loài tre đang ngày càng suy giảm hàng năm.
c. Chƣa phân định đƣợc thành phần, trách nhiệm, quyền lợi của các bên tham gia
Hiện nay, ngƣời quản lý trực tiếp trong công tác bảo vệ và phát triển đảo cò là chủ tịch xã Chi Lăng Nam. Tuy nhiên chủ tịch xã hoàn toàn không có quyền quyết định trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách đầu tƣ từ Sở TNMT và Chi cục BVMT của tỉnh Hải Dƣơng. Bên cạnh đó, Chủ tịch xã không có chuyên môn trong công tác bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ đa dạng sinh học nên gây ra những khó khăn trong công tác quản lý. Ngƣời nắm vai trò chỉ đạo không có quyền quyết định các khoản chi kinh tế nên khó có thể thực hiện đƣợc đầy đủ nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, sự yếu kém trong chuyên môn cũng gây ra những bất cập trong công tác định hƣớng quy hoạch và phân công trách nhiệm.
Cộng đồng hiện nay nhìn chung đã có ý thức trong công tác bảo vệ môi trƣờng nhƣng do hiểu biết chuyên môn còn hạn chế nên việc bảo vệ mới chỉ dừng ở mức không săn bắt đàn cò. Trong khi đó, họ vẫn xả nƣớc thải vào các nguồn nƣớc bổ cập cho hồ An Dƣơng và vẫn khai thác quá mức các nguồn lợi hải sản tự nhiên – là thức ăn của các loài chim nƣớc. Do sự liên kết trong công tác bảo tồn còn yếu nên tuy ngƣời dân Chi Lăng Nam không khai thác đàn cò nhƣng một số các cá nhân ngoại tỉnh và vùng lân cận vẫn đang khai thác đàn cò. Sự khai thác thiếu kiểm soát này cũng đang gây ra những mâu thuẫn trong cộng đồng.
Công tác bảo tồn thiếu sự liên kết giữa các bên liên quan, đặc biệt là các cơ quan lãnh đạo nên giá trị sinh thái của đảo cò còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mực, chƣa thu hút đƣợc các nguồn vốn đầu tƣ từ các tổ chức quốc tế.