9. Kết cấu của Luận văn
3.2.5. Tăng cường năng lực thông tin KH&CN
- Nắm bắt các thông tin mới về thành tựu của khoa học và công nghệ trong nước, ngoài nước, đặc biệt là các nước trong khu vực để đưa vào sản xuất thử nghiệm, triển khai thực nghiệm và chuyển giao cho sản xuất đại trà.
- Tăng cường năng lực triển khai và sản xuất thử nghiệm để Trung Tâm Nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ; Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học đủ khả năng làm cầu nối giữa nghiên cứu khoa học với sản
xuất và đời sống (như chuyển đổi cơ chế hoạt động, đào tạo chuyên viên kỹ thuật chuyên môn sâu, đầu tư trang thiết bị... .)
- Xã hội hóa các hoạt động thông tin KH&CN, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động thông tin KH&CN nhất là công nghệ sinh học, công nghệ môi trường hỗ trợ tích cực trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Đổi mới nhận thức về vai trò của hoạt động thông tin khoa học và công nghệ trong bối cảnh hội nhập vùng kinh tế trọng điểm và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Theo xu hướng phát triển hiện nay, thông tin về tiến bộ khoa học công nghệ đã góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế thế giới, tạo ra một cơ sở hạ tầng kinh tế toàn cầu mới. Qua đó phát triển một quan hệ kinh tế mới giữa các nước trên quy mô toàn cầu, làm cho các nền kinh tế trên thế giới trở nên gắn kết với nhau hơn, phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn. Nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào sẽ không thể không chịu tác động và phụ thuộc vào những thay đổi của nền kinh tế thế giới.
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế vùng, một tỉnh, một đơn vị, một doanh nghiệp nhiều khi không hội đủ các yếu tố thông tin khoa học công nghệ để giải quyết một vấn đề, hoặc triển khai ứng dụng hiệu quả một lĩnh vực công nghệ mới phục vụ sản xuất. Do vậy yếu tố liên kết trong toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hay nói rộng hơn, xu hướng liên kết, chia sẻ, khai thác cùng có lợi đang là một hướng tiếp cận mới trong việc thực thi hiệu quả các nhiệm vụ thông tin khoa học công nghệ đáp ứng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của vùng.
Hoạt động thông tin KH&CN ở Tiền Giang nói chung, cấp huyện, cấp xã nói riêng, đặc biệt là xã nông thôn vùng sâu vùng xa ở tỉnh Tiền Giang còn nhiều hạn chế. Mạng lưới tổ chức thông tin về KH&CN từ tỉnh xuống huyện, xã tuy đã được hình thành song hiệu quả hoạt động chưa cao. Đội ngũ chuyên viên thông tin KH&CN tuy có bước trưởng thành song vẫn còn mỏng, trình độ năng
lực hạn chế, một số chưa thực sự say mê với công việc. Ở các xã, phường, thị trấn chưa có chuyên viên chuyên trách về hoạt động KH&CN, chuyên viên kỹ thuật tăng cường xuống hỗ trợ HTX hiện nay cũng chưa phát huy hết vai trò.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận, lựa chọn công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật trong nước, quốc tế để ứng dụng vào sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh còn hạn chế. Chưa tạo được những bước đột phá quan trọng về KH&CN trong việc phát triển sản xuất để tạo ra những sản phẩm hàng hóa lớn, giá trị kinh tế cao.