Xây dựng mô hình chuyển giao thông tin, tiến bộ KH&CN xuống

Một phần của tài liệu Giải pháp đưa thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân (Trang 96)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.3. Xây dựng mô hình chuyển giao thông tin, tiến bộ KH&CN xuống

nông thôn

Từ thực tiễn của địa phương, thực hiện mô hình thông tin KH&CN địa

Hình 3.1. Mô hình thông tin KH&CN địa phương

1. Nguồn nhân lực:

+ Tăng cường nguồn nhân lực hoạt động KH&CN, có chế độ chính sách cụ thể khuyến khích năng lực tư duy nghiên cứu sáng tạo hỗ trợ các HTX chuyên canh và có định hướng phát triển theo quy mô lớn như HTX Khóm Quyết Thắng, Gạo Mỹ Thành...

+ Quy định, người phụ trách KH&CN ở cấp địa phương phải là công chức nhà nước, được đãi ngộ thích đáng và gắn trách nhiệm, có thưởng phạt cụ thể, rõ ràng.

2. Về cơ chế chính sách:

+ Về chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ: Hỗ trợ thông tin, chuyển giao KH&CN, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật miễn phí, không thu hồi vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị thông tin và huấn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin.

+ Về chính sách sử dụng chuyên viên KH&CN: Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi nhất, có chế độ ưu đãi cho đội ngũ chuyên viên KH&CN đang

Sở Khoa học và Công nghệ Các tổ

chức

Phòng CN-TT, Phòng Khoa học, Sở KH&CN

Phòng Nông nghiệp huyện

Cán bộ QL KH&CN, Khuyến nông

Các ngành chức năng

Trung tâm NCDVKHCN

Khuyến nông (nông, lâm, ngư)

Khuyến công

Huyện Trung tâm DVKHCN huyện Dự án

Cá nhân, tổ chức hưởng lợi do thông tin, chuyển giao công nghệ, ƯDTBKH-KT Tỉnh

Xã Xã

Khuyến nông (nông, lâm, ngư) Khuyến nông (nông, lâm, ngư)

3. Xây dựng câu lạc bộ năng suất cao để trao đổi kinh nghiệm :

Câu lạc bộ năng suất cao thực chất là nơi tập hợp những chủ trang trại, những nông dân có chung ngành nghề sản xuất, cùng mục tiêu đạt năng suất ngày càng cao. Thông qua câu lạc bộ này, bà con được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện cho vay vốn... Nhờ đó, "bức tranh" nông nghiệp ở xã, huyện, thị ngày càng khởi sắc.

4. Tăng cường thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ:

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân truy cập và khai thác kịp thời các thông tin về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất tại điểm khoa học công nghệ thông tin của xã.

5. Thắt chặt quan hệ tương hỗ giữa 5 nhà:

Thắt chặt quan hệ tương hỗ giữa Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông- nhà xã hội là một giải pháp quan trọng giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên.

6. Hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa:

Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước là tập hợp và đưa ra những giải pháp khoa học công nghệ chủ yếu, tạo môi trường để các nhà khoa học, các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân có hiệu quả:

Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động nông dân, doanh nghiệp, HTX về vai trò của thương hiệu, tiêu chuẩn quốc tế, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)… để sản phẩm nông nghiệp có thể đạt chuẩn xuất khẩu

Tăng cường đầu tư, hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất quy mô lớn (vùng chuyên canh), vùng nguyên liệu tập trung để thúc đẩy các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ.

Trong quy hoạch, cần tạo điều kiện để nông dân, các HTX và tổ hợp tác cùng tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến và thực hiện.

Hỗ trợ các hình thức kinh tế hợp tác của nông dân, các hiệp hội, ngành hàng để các tổ chức này có đủ khả năng cung cấp dịch vụ tiêu thụ nông sản cho nông dân, hạn chế tình trạng độc quyền, ép giá...

Hỗ trợ pháp lý cho nông dân và các bên liên quan trong việc ký hợp đồng. Tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan. Tăng cường hợp tác quốc tế. Cần tạo dựng thương hiệu các đặc sản nông nghiệp và giới thiệu với các nước bạn, để đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực…

Một phần của tài liệu Giải pháp đưa thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)