Nhận xét, đánh giá việc triển khai thông tin khoa học và công nghệ đến

Một phần của tài liệu Giải pháp đưa thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân (Trang 90)

9. Kết cấu của Luận văn

2.6.Nhận xét, đánh giá việc triển khai thông tin khoa học và công nghệ đến

đến nông dân

Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nông thôn hiện nay rất đa dạng phong phú bằng nhiều kênh khác nhau, nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên cần chú ý đối tượng sử dụng tin trong luận văn này đề cập là nông dân Tiền Giang, một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với trình dân trí thấp (bình quân là lớp10/12) là vấn đề cần phải quan tâm sao cho việc triển khai trong giai đoạn hiện nay là phù hợp và từng bước đổi mới hình thức thông tin đáp ứng nhu cầu người dùng tin.

Ngoài thông tin công nghệ qua kênh các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, đài truyền hình, qua mạng internet, sách… thông tin công nghệ đến với nông dân còn triển khai qua các kênh khác như :

Thông tin chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ theo chương trình: Điển hình của thông tin công nghệ theo phương pháp chương trình ví dụ như 4 chương trình hỗ trợ toàn diện 4 loại cây ăn trái của tỉnh gồm: Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim; Xoài cát Hòa Lộc; Khóm Tân Lập; Sơ ri Gò Công hoặc các dự án hỗ trợ thuộc chương trình nông thôn miền núi như Gạo an toàn Mỹ Thành.

Ưu điểm của mô hình này là liên kết được các ngành tham gia tạo thành một hệ thống hỗ trợ toàn diện từ đầu vào cho đến đầu ra. Tạo được hiệu quả KT- XH rõ nét.

Nhược điểm: Khó khăn trong sự phối hộp đồng bộ giữa các ngành.

Thông tin công nghệ theo ngành: Ví dụ doanh nghiệp thông tin công nghệ để nông dân áp dụng sản xuất và doanh nghiệp mua lại sản phẩm như trường hợp của HTX Mỹ Thành về gạo đạt chuẩn Global GAP được công ty XNK ADC bao tiêu sản phẩm với điều kiện sản phẩm phải được sản xuất theo quy trình, đạt chuẩn do doanh nghiệp yêu cầu.

Thông tin công nghệ qua mô hình trình diễn: Đây là kênh thông tin công nghệ sử dụng phổ biến ở nước ta. Nông dân với tính cách „Trăm nghe không bằng một thấy” nên cách tốt nhất là xây dựng mô hình trình diễn. Phương pháp này tỏ ra thích hợp đặc biệt đối với nông dân vùng sâu, vùng xa.

Thông tin công nghệ qua khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, qua câu lạc bộ nông dân.

Kết luận: Để nông dân tiếp cận được với thông tin khoa học và công nghệ cần đa dạng hóa các hình thức thông tin. Ngoài các kênh phổ biến thông tin mang tính thông tin sơ lược, cộng đồng qua các phương tiện thông tin đại chúng như qua kênh phát thanh, truyền hình, báo chí…để nông dân có thể ứng dụng được thông tin KH&CN vào sản xuất cần có kênh thông tin chi tiết cụ thể hơn qua hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, qua dự án, qua chương trình cụ thể. Phải có chiến lược trong việc triển khai chuyển giao thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân. Ngoài ra để thông tin tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới có thể áp dụng được ở nông thôn không đơn thuần là chỉ chuyển giao KH&CN là đủ mà còn là hàng loạt các thông tin về chủ trương chính sách của các ngành, các cấp tạo thành sự chuyển biến đồng bộ. Một mình ngành KH&CN không thể chuyển biến được đời sống nông dân như kỳ vọng của ngành được. Ví dụ đơn giản hiện nay muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn cần phải đổi mới phương thức sản xuất theo quy mô công nghiệp điều này liên quan đến chính sách đất đai, đến giao thông nông thôn. Nếu quy hoạch nông thôn không đồng bộ chúng ta không thể cơ giới hóa vì đơn giản không có diện tích đủ lớn để giảm

nữa không có đường để vận chuyển máy móc, thiết bị vào. Nếu môi trường không có sự tác động của xã hội thì rất là khó khăn trong sự chuyển biến tập quán sản xuất của nông dân chưa nói gì đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra nông thôn mới phải có nông dân mới hay nói cách khác nông dân nông nghiệp xưa giờ là nông dân công nghiệp, nông dân điện tử. Nói cách khác ngoài sự tác động của các ngành, các cấp của xã hội bản thân nông dân cũng cần phải chuyển biến về chất về trình độ học vấn để có thể tiếp nhận, tiêu hóa được lượng kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại phục vụ cho sự phát triển KT-XH nông thôn.

Chương 3. Định hướng và Các giải pháp 3.1. Định hướng phát triển thông tin KH&CN

3.1.1. Xúc tiến và phát triển thị trường công nghệ

Phát triển thông tin công nghệ cần sự hỗ trợ của thị trường công nghệ. Đến nay về phương diện này cần tiếp tục hoàn thiện 2 công cụ:

+ Tổ chức hoạt động và quản lý Techmart; + Phát triển Techmart ảo trên mạng internet.

3.1.2. Nâng cao nhận thức và phổ biến KH&CN trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin đại chúng

Tăng thời lượng phát sóng trên truyền hình, đài phát thanh với nhiều chương trình hấp dẫn.

Thông tin nói chung và thông tin KH&CN thường được thể hiện ở hai dạng chính:

- Thông tin chung: mang tính giới thiệu những vấn đề, những nhân tố, sự kiện mới có địa chỉ liên hệ khi muốn tìm hiểu chi tiết. Thông tin dạng này đơn giản dễ viết, tuy nhiên cần chính xác thể hiện đúng bản chất của sự việc, không được thổi phồng quá mức các nhân tố mới vì dễ làm suy giảm lòng tin của người đọc khi họ tìm hiểu thực tế không như nội dung thông tin.

- Thông tin chi tiết: thông tin rõ ràng, chính xác, dễ hiểu mang tính trực quan phù hợp với người sử dụng tin. Nhiều hình ảnh minh họa hơn là chữ nghĩa. Các chương trình hiện nay đang sử dụng dạng “Bạn nhà nông”.

3.1.3. Tổ chức lưu giữ và sử dụng kết quả đề tài, dự án

Nhiều thông tin công nghệ được ghi lại trong các kết quả thực hiện các đề tài, dự án. Do vậy cần tổ chức lưu giữ, sử dụng kết quả đề tài dự án cấp tỉnh có hiệu quả, đồng thời có sự liên kết chia sẻ thông tin kết quả đề tài, dự án của các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với TP. HCM và tiến tới là cả nước.

3.1.4. Phát triển hệ thống thông tin KH&CN nông thôn

Thông tin được coi là yếu tố kết cấu hạ tầng của xã hội. Do vậy, để phát triển nông thôn, nhà nước cần phát triển hệ thống thông tin KH&CN nông thôn, mà trước mắt cần:

+ Hỗ trợ thông tin KH&CN tuyến xã bằng các mô hình hỗ trợ thiết bị, triển khai tổ chức, huấn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin KH&CN;

+ Xây dựng và phát triển mô hình phổ biến tri thức khoa học và thông tin chuyển giao công nghệ xuống tuyến huyện, xã.

Việc phát triển hệ thống thông tin KH&CN nông thôn cần nằm trong tổng thể xây dựng và củng cố hệ thống thông tin KH&CN Quốc Gia, trong đó chú trọng thông tin công nghệ từ TW đến địa phương, mạng liên kết giữa các tổ chức trong tỉnh, khu vực và trung ương tiến tới liên thông các hệ thống thông tin KH&CN trên thể giới.

3.1.5. Đào tạo chuyên viên thông tin KH&CN

Cần đào tạo đội ngũ chuyên viên thông tin KH&CN chuyên nghiệp đủ trình độ nghiệp vụ, khả năng hoạt động thông tin KH&CN. Đội ngũ này hiện nay còn rất thiếu và chưa được chú ý đào tạo.

3.1.6. Khai thác các CSDL hiện có

Một phần tài nguyên thông tin công nghệ quan trọng hiện nay được số hóa ở dạng điện tử. Có thể khai thác phần tài nguyên này qua các mạng Thông tin KH&CN Quốc gia (VISTA), mạng Thông tin KH&CN Thành phố Hồ Chí Minh (CESTI), CSDL sáng chế (Patent) của Cục SHTT Việt Nam, Website Techmart, và các trang web khác như của các ngành như nông nghiệp, công thương…

3.2. Các giải pháp

3.2.1. Xúc tiến và phát triển thị trường công nghệ

Hiện nay trong hệ thống thông tin KH&CN Quốc Gia, hoạt động techmart đã được tổ chức thường xuyên hàng năm. Đây là một trong các kênh thông tin chuyển giao công nghệ hữu hiệu, xúc tiến quá trình phát triển thị trường công

học, là cầu nối quan trọng trong việc xúc tiến phát triển thị trường công nghệ non trẻ của Việt Nam.

3.2.2. Kiểm soát thông tin KH&CN

Thực tế cho thấy hiện nay nguồn thông tin KH&CN có rất nhiều nơi, còn

rất tản mạn và chưa được tập hợp, quản lý và khai thác hợp lý. Nói cách khác

việc quản lý và khai thác nguồn thông tin còn chưa được chú trọng về quản lý và khai thác thông tin còn kém hiệu quả. Dưới đây là 10 nguồn thông tin KH&CN chủ yếu cần được quản lý và khai thác có hiệu quả:

1- Tài liệu thiết kế, quy trình, phương án công nghệ, hồ sơ kỹ thuật;

2- Tài liệu chuyên môn dùng cho mục đích huấn luyện, đào tạo kỹ năng công nghệ;

3- Thông tin sở hữu công nghiệp; 4- Thông tin tiêu chuẩn;

5- Sách, báo, tạp chí chuyên ngành; 6- Kỷ yếu hội nghị, hội thảo;

7- Giáo trình, cẩm nang chuyên ngành

8- Catalog giới thiệu các máy móc, thiết bị công nghệ; 9- Chợ công nghệ;

10- Các tài liệu khác: luận văn, đề tài, đề án công nghệ,v.v.

Đây là 10 nguồn thông tin KH&CN quan trọng trong việc tìm kiếm thông tin KH&CN phục vụ cho sản xuất. Ứng với nhiệm vụ phát triển nông thôn, địa phương cần có chiến lược lựa chọn và bổ sung ưu tiên đối với các nguồn tin.

3.2.2. Xử lý thông tin KH&CN

Nguyên tắc hoạt động TT là xử lý một lần, sử dụng nhiều lần. Cần có sự lựa chọn và đánh giá tài liệu trước khi xử lý sao cho phù hợp tới từng đối tượng sử dụng.

3.2.3. Xây dựng mô hình chuyển giao thông tin, tiến bộ KH&CN xuống nông thôn nông thôn

Từ thực tiễn của địa phương, thực hiện mô hình thông tin KH&CN địa

Hình 3.1. Mô hình thông tin KH&CN địa phương

1. Nguồn nhân lực:

+ Tăng cường nguồn nhân lực hoạt động KH&CN, có chế độ chính sách cụ thể khuyến khích năng lực tư duy nghiên cứu sáng tạo hỗ trợ các HTX chuyên canh và có định hướng phát triển theo quy mô lớn như HTX Khóm Quyết Thắng, Gạo Mỹ Thành...

+ Quy định, người phụ trách KH&CN ở cấp địa phương phải là công chức nhà nước, được đãi ngộ thích đáng và gắn trách nhiệm, có thưởng phạt cụ thể, rõ ràng.

2. Về cơ chế chính sách:

+ Về chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ: Hỗ trợ thông tin, chuyển giao KH&CN, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật miễn phí, không thu hồi vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị thông tin và huấn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin.

+ Về chính sách sử dụng chuyên viên KH&CN: Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi nhất, có chế độ ưu đãi cho đội ngũ chuyên viên KH&CN đang

Sở Khoa học và Công nghệ Các tổ

chức

Phòng CN-TT, Phòng Khoa học, Sở KH&CN

Phòng Nông nghiệp huyện

Cán bộ QL KH&CN, Khuyến nông

Các ngành chức năng

Trung tâm NCDVKHCN

Khuyến nông (nông, lâm, ngư)

Khuyến công

Huyện Trung tâm DVKHCN huyện Dự án

Cá nhân, tổ chức hưởng lợi do thông tin, chuyển giao công nghệ, ƯDTBKH-KT Tỉnh

Xã Xã

Khuyến nông (nông, lâm, ngư) Khuyến nông (nông, lâm, ngư)

3. Xây dựng câu lạc bộ năng suất cao để trao đổi kinh nghiệm :

Câu lạc bộ năng suất cao thực chất là nơi tập hợp những chủ trang trại, những nông dân có chung ngành nghề sản xuất, cùng mục tiêu đạt năng suất ngày càng cao. Thông qua câu lạc bộ này, bà con được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện cho vay vốn... Nhờ đó, "bức tranh" nông nghiệp ở xã, huyện, thị ngày càng khởi sắc.

4. Tăng cường thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ:

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân truy cập và khai thác kịp thời các thông tin về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất tại điểm khoa học công nghệ thông tin của xã.

5. Thắt chặt quan hệ tương hỗ giữa 5 nhà:

Thắt chặt quan hệ tương hỗ giữa Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông- nhà xã hội là một giải pháp quan trọng giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên.

6. Hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa:

Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước là tập hợp và đưa ra những giải pháp khoa học công nghệ chủ yếu, tạo môi trường để các nhà khoa học, các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân có hiệu quả:

Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động nông dân, doanh nghiệp, HTX về vai trò của thương hiệu, tiêu chuẩn quốc tế, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)… để sản phẩm nông nghiệp có thể đạt chuẩn xuất khẩu

Tăng cường đầu tư, hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất quy mô lớn (vùng chuyên canh), vùng nguyên liệu tập trung để thúc đẩy các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ.

Trong quy hoạch, cần tạo điều kiện để nông dân, các HTX và tổ hợp tác cùng tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến và thực hiện.

Hỗ trợ các hình thức kinh tế hợp tác của nông dân, các hiệp hội, ngành hàng để các tổ chức này có đủ khả năng cung cấp dịch vụ tiêu thụ nông sản cho nông dân, hạn chế tình trạng độc quyền, ép giá...

Hỗ trợ pháp lý cho nông dân và các bên liên quan trong việc ký hợp đồng. Tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan. Tăng cường hợp tác quốc tế. Cần tạo dựng thương hiệu các đặc sản nông nghiệp và giới thiệu với các nước bạn, để đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực…

3.2.4. Đổi mới cơ chế quản lý thông tin khoa học và công nghệ:

Đổi mới cơ chế quản lý thông tin khoa học và công nghệ hiện nay là hình thành cơ chế quản lý mới phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc thù của hoạt động thông tin khoa học và công nghệ và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, tách biệt về quản lý giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống thông tin khoa học và công nghệ để có cơ chế quản lý phù hợp với mỗi khu vực, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

- Cần tập trung xây dựng các định hướng thông tin khoa học công nghệ trọng điểm, phát triển nguồn nhân lực thông tin khoa học và công nghệ , xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin khoa học và công nghệ cấp tỉnh, nâng cao chất lượng các phòng đọc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin khoa học và công nghệ

3.2.5. Tăng cường năng lực thông tin KH&CN

- Nắm bắt các thông tin mới về thành tựu của khoa học và công nghệ trong nước, ngoài nước, đặc biệt là các nước trong khu vực để đưa vào sản xuất thử nghiệm, triển khai thực nghiệm và chuyển giao cho sản xuất đại trà.

- Tăng cường năng lực triển khai và sản xuất thử nghiệm để Trung Tâm Nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ; Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học đủ khả năng làm cầu nối giữa nghiên cứu khoa học với sản

xuất và đời sống (như chuyển đổi cơ chế hoạt động, đào tạo chuyên viên kỹ thuật chuyên môn sâu, đầu tư trang thiết bị... .)

- Xã hội hóa các hoạt động thông tin KH&CN, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động thông tin KH&CN nhất là công nghệ sinh học, công nghệ môi trường hỗ trợ tích cực trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Đổi mới nhận thức về vai trò của hoạt động thông tin khoa học và công nghệ trong bối cảnh hội nhập vùng kinh tế trọng điểm và hội nhập kinh tế quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp đưa thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân (Trang 90)