Các giải pháp

Một phần của tài liệu Giải pháp đưa thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân (Trang 94)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2.Các giải pháp

3.2.1. Xúc tiến và phát triển thị trường công nghệ

Hiện nay trong hệ thống thông tin KH&CN Quốc Gia, hoạt động techmart đã được tổ chức thường xuyên hàng năm. Đây là một trong các kênh thông tin chuyển giao công nghệ hữu hiệu, xúc tiến quá trình phát triển thị trường công

học, là cầu nối quan trọng trong việc xúc tiến phát triển thị trường công nghệ non trẻ của Việt Nam.

3.2.2. Kiểm soát thông tin KH&CN

Thực tế cho thấy hiện nay nguồn thông tin KH&CN có rất nhiều nơi, còn

rất tản mạn và chưa được tập hợp, quản lý và khai thác hợp lý. Nói cách khác

việc quản lý và khai thác nguồn thông tin còn chưa được chú trọng về quản lý và khai thác thông tin còn kém hiệu quả. Dưới đây là 10 nguồn thông tin KH&CN chủ yếu cần được quản lý và khai thác có hiệu quả:

1- Tài liệu thiết kế, quy trình, phương án công nghệ, hồ sơ kỹ thuật;

2- Tài liệu chuyên môn dùng cho mục đích huấn luyện, đào tạo kỹ năng công nghệ;

3- Thông tin sở hữu công nghiệp; 4- Thông tin tiêu chuẩn;

5- Sách, báo, tạp chí chuyên ngành; 6- Kỷ yếu hội nghị, hội thảo;

7- Giáo trình, cẩm nang chuyên ngành

8- Catalog giới thiệu các máy móc, thiết bị công nghệ; 9- Chợ công nghệ;

10- Các tài liệu khác: luận văn, đề tài, đề án công nghệ,v.v.

Đây là 10 nguồn thông tin KH&CN quan trọng trong việc tìm kiếm thông tin KH&CN phục vụ cho sản xuất. Ứng với nhiệm vụ phát triển nông thôn, địa phương cần có chiến lược lựa chọn và bổ sung ưu tiên đối với các nguồn tin.

3.2.2. Xử lý thông tin KH&CN

Nguyên tắc hoạt động TT là xử lý một lần, sử dụng nhiều lần. Cần có sự lựa chọn và đánh giá tài liệu trước khi xử lý sao cho phù hợp tới từng đối tượng sử dụng.

3.2.3. Xây dựng mô hình chuyển giao thông tin, tiến bộ KH&CN xuống nông thôn nông thôn

Từ thực tiễn của địa phương, thực hiện mô hình thông tin KH&CN địa

Hình 3.1. Mô hình thông tin KH&CN địa phương

1. Nguồn nhân lực:

+ Tăng cường nguồn nhân lực hoạt động KH&CN, có chế độ chính sách cụ thể khuyến khích năng lực tư duy nghiên cứu sáng tạo hỗ trợ các HTX chuyên canh và có định hướng phát triển theo quy mô lớn như HTX Khóm Quyết Thắng, Gạo Mỹ Thành...

+ Quy định, người phụ trách KH&CN ở cấp địa phương phải là công chức nhà nước, được đãi ngộ thích đáng và gắn trách nhiệm, có thưởng phạt cụ thể, rõ ràng.

2. Về cơ chế chính sách:

+ Về chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ: Hỗ trợ thông tin, chuyển giao KH&CN, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật miễn phí, không thu hồi vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị thông tin và huấn luyện kỹ năng tìm kiếm thông tin.

+ Về chính sách sử dụng chuyên viên KH&CN: Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi nhất, có chế độ ưu đãi cho đội ngũ chuyên viên KH&CN đang

Sở Khoa học và Công nghệ Các tổ

chức

Phòng CN-TT, Phòng Khoa học, Sở KH&CN

Phòng Nông nghiệp huyện

Cán bộ QL KH&CN, Khuyến nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các ngành chức năng

Trung tâm NCDVKHCN

Khuyến nông (nông, lâm, ngư)

Khuyến công

Huyện Trung tâm DVKHCN huyện Dự án

Cá nhân, tổ chức hưởng lợi do thông tin, chuyển giao công nghệ, ƯDTBKH-KT Tỉnh

Xã Xã

Khuyến nông (nông, lâm, ngư) Khuyến nông (nông, lâm, ngư)

3. Xây dựng câu lạc bộ năng suất cao để trao đổi kinh nghiệm :

Câu lạc bộ năng suất cao thực chất là nơi tập hợp những chủ trang trại, những nông dân có chung ngành nghề sản xuất, cùng mục tiêu đạt năng suất ngày càng cao. Thông qua câu lạc bộ này, bà con được tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện cho vay vốn... Nhờ đó, "bức tranh" nông nghiệp ở xã, huyện, thị ngày càng khởi sắc.

4. Tăng cường thông tin và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ:

Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân truy cập và khai thác kịp thời các thông tin về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất tại điểm khoa học công nghệ thông tin của xã.

5. Thắt chặt quan hệ tương hỗ giữa 5 nhà:

Thắt chặt quan hệ tương hỗ giữa Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học - nhà nông- nhà xã hội là một giải pháp quan trọng giúp nông dân thoát nghèo, vươn lên.

6. Hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa:

Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước là tập hợp và đưa ra những giải pháp khoa học công nghệ chủ yếu, tạo môi trường để các nhà khoa học, các doanh nghiệp hỗ trợ nông dân có hiệu quả:

Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động nông dân, doanh nghiệp, HTX về vai trò của thương hiệu, tiêu chuẩn quốc tế, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)… để sản phẩm nông nghiệp có thể đạt chuẩn xuất khẩu

Tăng cường đầu tư, hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất quy mô lớn (vùng chuyên canh), vùng nguyên liệu tập trung để thúc đẩy các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ.

Trong quy hoạch, cần tạo điều kiện để nông dân, các HTX và tổ hợp tác cùng tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến và thực hiện.

Hỗ trợ các hình thức kinh tế hợp tác của nông dân, các hiệp hội, ngành hàng để các tổ chức này có đủ khả năng cung cấp dịch vụ tiêu thụ nông sản cho nông dân, hạn chế tình trạng độc quyền, ép giá...

Hỗ trợ pháp lý cho nông dân và các bên liên quan trong việc ký hợp đồng. Tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan. Tăng cường hợp tác quốc tế. Cần tạo dựng thương hiệu các đặc sản nông nghiệp và giới thiệu với các nước bạn, để đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực…

3.2.4. Đổi mới cơ chế quản lý thông tin khoa học và công nghệ:

Đổi mới cơ chế quản lý thông tin khoa học và công nghệ hiện nay là hình thành cơ chế quản lý mới phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc thù của hoạt động thông tin khoa học và công nghệ và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế, tách biệt về quản lý giữa khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống thông tin khoa học và công nghệ để có cơ chế quản lý phù hợp với mỗi khu vực, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.

- Cần tập trung xây dựng các định hướng thông tin khoa học công nghệ trọng điểm, phát triển nguồn nhân lực thông tin khoa học và công nghệ , xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin khoa học và công nghệ cấp tỉnh, nâng cao chất lượng các phòng đọc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin khoa học và công nghệ

3.2.5. Tăng cường năng lực thông tin KH&CN

- Nắm bắt các thông tin mới về thành tựu của khoa học và công nghệ trong nước, ngoài nước, đặc biệt là các nước trong khu vực để đưa vào sản xuất thử nghiệm, triển khai thực nghiệm và chuyển giao cho sản xuất đại trà.

- Tăng cường năng lực triển khai và sản xuất thử nghiệm để Trung Tâm Nghiên cứu ứng dụng và dịch vụ khoa học công nghệ; Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học đủ khả năng làm cầu nối giữa nghiên cứu khoa học với sản

xuất và đời sống (như chuyển đổi cơ chế hoạt động, đào tạo chuyên viên kỹ thuật chuyên môn sâu, đầu tư trang thiết bị... .)

- Xã hội hóa các hoạt động thông tin KH&CN, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động thông tin KH&CN nhất là công nghệ sinh học, công nghệ môi trường hỗ trợ tích cực trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Đổi mới nhận thức về vai trò của hoạt động thông tin khoa học và công nghệ trong bối cảnh hội nhập vùng kinh tế trọng điểm và hội nhập kinh tế quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Theo xu hướng phát triển hiện nay, thông tin về tiến bộ khoa học công nghệ đã góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế thế giới, tạo ra một cơ sở hạ tầng kinh tế toàn cầu mới. Qua đó phát triển một quan hệ kinh tế mới giữa các nước trên quy mô toàn cầu, làm cho các nền kinh tế trên thế giới trở nên gắn kết với nhau hơn, phụ thuộc và hỗ trợ lẫn nhau nhiều hơn. Nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào sẽ không thể không chịu tác động và phụ thuộc vào những thay đổi của nền kinh tế thế giới.

- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế vùng, một tỉnh, một đơn vị, một doanh nghiệp nhiều khi không hội đủ các yếu tố thông tin khoa học công nghệ để giải quyết một vấn đề, hoặc triển khai ứng dụng hiệu quả một lĩnh vực công nghệ mới phục vụ sản xuất. Do vậy yếu tố liên kết trong toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, hay nói rộng hơn, xu hướng liên kết, chia sẻ, khai thác cùng có lợi đang là một hướng tiếp cận mới trong việc thực thi hiệu quả các nhiệm vụ thông tin khoa học công nghệ đáp ứng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của vùng.

Hoạt động thông tin KH&CN ở Tiền Giang nói chung, cấp huyện, cấp xã nói riêng, đặc biệt là xã nông thôn vùng sâu vùng xa ở tỉnh Tiền Giang còn nhiều hạn chế. Mạng lưới tổ chức thông tin về KH&CN từ tỉnh xuống huyện, xã tuy đã được hình thành song hiệu quả hoạt động chưa cao. Đội ngũ chuyên viên thông tin KH&CN tuy có bước trưởng thành song vẫn còn mỏng, trình độ năng

lực hạn chế, một số chưa thực sự say mê với công việc. Ở các xã, phường, thị trấn chưa có chuyên viên chuyên trách về hoạt động KH&CN, chuyên viên kỹ thuật tăng cường xuống hỗ trợ HTX hiện nay cũng chưa phát huy hết vai trò.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận, lựa chọn công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật trong nước, quốc tế để ứng dụng vào sản xuất và đời sống nhân dân trong tỉnh còn hạn chế. Chưa tạo được những bước đột phá quan trọng về KH&CN trong việc phát triển sản xuất để tạo ra những sản phẩm hàng hóa lớn, giá trị kinh tế cao.

3.2.6. Phát triển tiềm lực thông tin khoa học công nghệ

+ Phát triển nhân lực thông tin khoa học công nghệ.

Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của đội ngũ chuyên viên thông tin khoa học công nghệ.

- Quán triệt đến mọi cấp, mọi ngành quan điểm đội ngũ trí thức khoa học công nghệ là tài sản quý và là nguồn lực góp phần quan trọng vào sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đội ngũ này bao gồm các chuyên viên thông tin khoa học công nghệ trong các tổ chức nghiên cứu phát triển, các trường Cao đẳng, Dạy nghề, các chuyên viên thông tin tham gia hoạt động khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.

- Các ngành, các cấp cần quan tâm đầu tư, tạo những điều kiện thuận lợi nhằm phát huy cao nhất tiềm năng sáng tạo của đội ngũ này trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

+ Phát triển hệ thống thông tin về khoa học công nghệ:

- Tỉnh cần tăng cường đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở thông tin về khoa học công nghệ hiện có, phát triển hệ thống thông tin khoa học công nghệ của tỉnh liên thông với cả nước và quốc tế, khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin khoa học công nghệ trong và ngoài nước, khắc phục tình trạng lạc hậu về thông tin như hiện nay.

phí, các thông tin về tiêu chuẩn, sở hữu trí tuệ, số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ.

- Đẩy mạnh việc phổ biến thông tin về khoa học công nghệ tới người sử dụng, chú trọng thông tin phục vụ doanh nghiệp, câu lạc bộ nông dân, phát triển nông thôn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn cho thấy việc triển khai thông tin KH&CN đến nông dân là việc làm có tính cấp thiết hiện nay. Tuy nhiên các giải pháp để tổ chức thực hiện hiện nay còn nhiều bất cập. Có rất nhiều công việc cần được giải quyết để có được một hệ thống thông tin đáp ứng được yêu cầu của người dùng tin, cụ thể ở luận văn này là nông dân. Nghiên cứu cho thấy, hiện nay ở Tiền Giang thông tin KH&CN đến nông dân được triển khai ở nhiều tổ chức khác nhau của tỉnh tập trung là ở ngành nông nghiệp, khoa học và công nghệ, và công thương. Việc thông tin KH&CN đến nông dân hiện nay trong tỉnh được triển khai độc lập chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cơ quan. Do đó xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lắp, đơn vi thụ hưởng thì bị động do không có kế hoạch liên ngành về hỗ trợ cho nông dân. Từ đó cần tìm kiếm giải pháp để tăng cường công tác tổ chức triển khai thông tin KH&CN, thúc đẩy các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất.

Kết quả đạt được:

Để tổ chức triển khai thông tin KH&CN đến nông dân có hiệu quả cần thiết lập hệ thống thông tin với các tiêu chí sau:

+ Về nội dung thông tin:

- Thông tin về chính sách, chủ trương của nhà nước, của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

- Thông tin về khoa học và công nghệ. - Thông tin về kinh tế, giá cả, thị trường

Trong đó ngành khoa học và công nghệ chủ trì trong việc thông tin KH&CN gồm các nội dung sau:

- Thông tin về chính sách, chủ trương của nhà nước, của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn và nông dân do ngành KH&CN ban hành.

- Thông tin tiêu chuẩn - Thông tin sở hữu trí tuệ

- Tổ chức và quản lý chợ công nghệ

+ Về hình thức thông tin KH&CN hiện nay: theo khảo sát hình thức được nông dân ưa chuộng nhất là hội thảo đầu bờ và trình diễn mô hình, tập huấn trên hội trường

+ Về phương tiện thông tin phổ biến hiện nay ở nông thôn là truyền hình, truyền thanh. Vì vậy cần tăng cường các hình thức và phương tiện thông tin này để nhanh chóng đưa thông tin KH&CN đến nông dân kịp thời và có hiệu quả.

+ Về tổ chức triển khai cần có chiến lược, chính sách đầu tư dài hạn có kế hoạch, quy chế phối hợp các ngành có liên quan, có nhân lực để có thể cung cấp được lượng thông tin hữu ích phục vụ được cho nông dân vận dụng vào sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế- xã hội. Biến thông tin KH&CN thực sự là nguồn lực sản xuất phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH nông thôn.

Vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu:

Cần có tiêu chí đánh giá thông tin KH&CN và cần có cơ quan chịu trách nhiệm về về nguồn tin này. Có như vậy thông tin mới đảm bảo độ tin cậy, người dân mới yên tâm ứng dụng các thông tin KH&CN, tránh rủi ro khi thông tin bị nhiễu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KHUYẾN NGHỊ

Để có thể thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, phấn đấu đến năm 2015, khoa học công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, tác giả kiến nghị với các cơ quan chức năng một số nội dung thông tin sau đây:

Một phần của tài liệu Giải pháp đưa thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân (Trang 94)