Nội dung phát triển thông tin KH&CN

Một phần của tài liệu Giải pháp đưa thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân (Trang 35)

9. Kết cấu của Luận văn

1.5.4. Nội dung phát triển thông tin KH&CN

Kiện toàn cơ cấu tổ chức Hệ thống thông tin KH&CN quốc gia:

- Điều chỉnh và củng cố mạng lưới của các cơ quan thông tin KH&CN theo hướng năng động hóa, thích nghi cao đối với những đòi hỏi đa dạng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hiện đại hóa thông tin;

- Tăng cường, hiện đại hóa các cơ quan thông tin KH&CN trọng điểm nhà nước; đẩy mạnh điều hòa, phối hợp hoạt động thông tin trong cả nước;

- Thúc đẩy xây dựng và khai thác mọi nguồn lực thông tin phục vụ các mục tiêu kinh tế-xã hội;

- Tăng cường công tác chỉ đạo nghiệp vụ, tiêu chuẩn hóa nhằm đảm bảo nguyên tắc hệ thống mở và nâng cao trình độ công nghệ của hệ thống thông tin KH&CN tại địa bàn trọng điểm.

Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các ngân hàng dữ liệu quốc gia về KH&CN:

Ngân hàng dữ liệu quốc gia là thước đo tài nguyên thông tin của một quốc gia về các mặt quy mô, cơ cấu, nội dung, chất lượng và khả năng trao đổi thông tin. Các nội dung cần tập trung:

- Tăng cường công tác đăng ký, thu thập các tư liệu liên quan đến chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu, sản xuất thử, thử nghiệm, các luận án, luận văn;

- Quản lý hiệu quả công tác tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia; thu thập và phổ biến rộng rãi các tài liệu hội nghị, hội thảo, các báo cáo khoa học trong các chương trình hợp tác quốc tế;

- Quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý các số liệu điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên, về tình hình kinh tế xã hội và tiềm lực KH&CN;

- Đẩy mạnh công tác tư liệu hóa các nguồn tin liên quan tới sáng kiến cải tiến, các thành tựu mới trong lĩnh vực hoạt động

- Xây dựng và phát triển các công cụ tra cứu chỉ dẫn phản ánh các nguồn tin quan trọng hiện có trong nước và các nguồn tin hữu quan trên thế giới;

- Nghiên cứu, thích ứng và phát triển các giao diện thân thiện người dùng tin Việt Nam để tận dụng và phát huy các dịch vụ thông tin trên intranet, internet.

- Điều hòa và phối hợp bổ sung các nguồn tin giữa các cơ quan thông tin, thư viện và lưu trữ hiện có trên địa bàn thích hợp.

Liên kết mạng giữa các cơ quan thông tin KH&CN:

Trên cơ sở công nghệ thông tin hiện đại (internet) tham gia chia sẻ nguồn lực thông tin qua các hệ thống thông tin trong nước và quốc tế. Nguồn lực thông tin KH&CN dưới các dạng khác nhau có thể được nhân lên và phát huy tối đa vai trò của chúng nếu được tổ chức chia sẻ và khai thác rộng rãi trong xã hội. Liên kết mạng trong hệ thống thông tin KH&CN và các mạng khác hiện có trong nước và trên thế giới là tiền đề và phương thức hoạt động thông tin chủ yếu trong những năm tới. Việc xây dựng các CSDL, các ngân hàng dữ liệu cần được tiến hành đồng thời với việc liên kết mạng trên các quy mô khác nhau. Các trung tâm thông tin KH&CN lớn cần gấp rút triển khai các mạng cục bộ (LAN) tương ứng để phát huy tác dụng các CSDL đã có. Các cơ quan thông tin KH&CN trong cùng một lĩnh vực hoặc trên cùng một địa bàn cần xúc tiến triển khai các mạng diện rộng (WAN) hoặc mạng internet phù

hợp với năng lực và quy mô hiện có. Các mạng thông tin KH&CN hiện có cần sớm kết nối với nhau tạo thành mạng liên kết của nhiều mạng khác nhau để tạo nên một hạ tầng cơ sở thông tin KH&CN đủ mạnh có thể đáp ứng hiệu quả các nhu cầu thông tin KH&CN trên quy mô toàn quốc, tiến tới liên kết mạng quốc tế.

Đẩy mạnh các dịch vụ thông tin KH&CN:

Sức mạnh của cơ quan thông tin KH&CN là ở khả năng tổ chức và cung cấp các dịch vụ thông tin theo yêu cầu và khả năng tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị gia tăng cao được người dùng tin chấp nhận.

Ưu tiên phục vụ và cung cấp các dịch vụ thông tin KH&CN cho các đối tượng dùng tin sau:

- Người ra quyết định và các cơ quan ra quyết định ở các cấp, các ngành;

- Các nhà doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu đổi

mới công nghệ, tăng cường và duy trì sức cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ trên thị trường;

- Các chuyên viên nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học sinh;

- Đông đảo quần chúng nhân dân có nhu cầu nắm bắt và tiếp thu thông

tin về các thành tựu tiến bộ KH&CN nhằm áp dụng vào đời sống hàng ngày và nâng cao văn hóa KH&CN.

- Tăng cường các dịch vụ thông tin có thu phí trên cơ sở cung cấp các

dịch vụ có giá trị gia tăng

- Đa dạng hóa các dịch vụ thông tin KH&CN phù hợp với nhu cầu dùng tin của từng loại đối tượng sử dụng.

Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, phổ cập kiến thức KH&CN góp phần nâng cao dân trí xã hội:

Mục đích chủ yếu của công tác phổ biến, tuyên truyền, phổ cập kiến thức KH&CN là góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi các thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống cũng như tạo tiến đề để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác này cần kết hợp chặt chẽ với hoạt động khuyến khích, thúc đẩy áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Làm tốt công tác nói trên có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành và phát triển nền văn hóa KH&CN.

5.4.6. Tăng cường công tác cảnh báo công nghệ, phát triển và quản lý tốt mạng lưới thu thập, xử lý thông tin KH&CN nước ngoài:

Là nội dung có tính xung kích và đột phá trong công tác thông tin KH&CN trong bối cảnh nền kinh tế đang được toàn cầu hóa, cảnh báo công nghệ vừa là phương thức vừa là công cụ thông tin cho phép hoạch định và duy trì chiến lược phát triển trong thế giới đầy biến động hiện nay.

Các nguồn nhận thông tin công nghệ giúp cho công tác cảnh báo:

- Bổ sung có chọn lọc thông tin KH&CN của thế giới theo con đường

truyền thống (mua, trao đổi,..)

- Triển khai mạng lưới tùy viên KH&CN tại nước ngoài.

- Tổ chức mạng lưới công nghệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp đưa thông tin khoa học và công nghệ đến nông dân (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)