Ảnh hưởng đến hàm lượng N dễ tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón compost đến tính chất đất trồng rau tại xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (Trang 62)

Bảng 21: Kết quả phân tích hàm lượng N dễ tiêu qua các vụ( mg/100g đất)

Các công thức Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 Tăng vụ 3 so với đất trước khi trồng (%) CT1 1,93 1,62 1,24 50,6 CT2 3,05 3,92 4,76 194,3 CT3 5,60 8,86 11,18 456,3 CT4 4,92 9,42 10,87 443,7 CT5 10,5 13,90 17,24 703,7 CT6 5,04 5,79 8,93 364,5 Đất trước khi trồng 2,45 100

Thang đánh giá hàm lượng nitơ dễ tiêu (Phương pháp phân tích Chiurin-Kononova)

Nghèo : < 4 mg/100g

Trung bình : 4 – 8 mg/100g Giàu : > 8 mg/100g

Kết quả cho thấy đất nghiên cứu có hàm lượng Ndt (nitơ dễ tiêu) là 2,45 mg/100g đất thuộc loại nghèo theo thang đánh giá trên. Nguyên nhân là do Ndt tồn tại ở dạng NO3-, NH4+. Những ion này dễ bị rửa trôi hay bị bay hơi vì vậy theo thời gian hàm lương các ion này sẽ giảm. Đất nghiên cứu là đất trước đây dùng để trồng rau nhưng đang bị bỏ hoang thời gian dài nên hàm lượng Ndt giảm ở mức nghèo. Sử dụng phân compost qua các công thức bón thấy hàm lượng này tăng dần qua các vụ do trong phân có sẵn và các ion này được giải phóng trong quá trình phân giải các chất hữu cơ trong phân. Công thức tăng lớn nhất là CT5 do có sự bổ sung thêm phân khoáng NPK cung cấp trực tiếp Ndt và là nguồn thức ăn thúc đẩy sự phân giải các chất hữu cơ giải phóng đạm. CT6 cũng có hàm lượng tăng do 1phần đạm tồn dư trong đất. CT1 có hàm lượng giảm rõ rệt do đất không được bổ sung đạm.

Hình 17 : Biểu đồ so sánh hàm lượng nitơ dễ tiêu giữa các công thức qua các vụ (mg/100g đất)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón compost đến tính chất đất trồng rau tại xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)