Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón compost đến tính chất đất trồng rau tại xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (Trang 36)

-Địa điểm trồng cây: Tứ Hiệp- Thanh Trì – Hà Nội

-Đất trồng được lấy ở xã Tứ Hiệp- Thanh Trì – Hà Nội, là loại đất phù sa trong đê không được bồi đắp hàng năm có gley và gley yếu

-Chuẩn bị dụng cụ trồng cây: Cây được trồng trong hộp xốp (40 x 60 x 15 cm) để tiện chăm sóc và theo dõi các công thức, chủ động phòng sâu bệnh, không cho sự thấm lọc hay trao đổi giữa các công thức, dễ dàng khi thu hoạch và chuẩn bị cho các vụ tiếp theo.

- Cân 40kg đất cho đều vào các hô ̣p xốp.

- Các công thức thí nghiệm được trồng lặp lại 2 lần với múc đích theo dõi và so sánh. Mỗi công thức được trồng qua 3 vụ.

Vụ 1: Từ tháng 7 – giữa tháng 8 năm 2013. Vụ 2 : Từ đầu 25/8 – 30/9/2013. Vụ 3: Từ đầu tháng 10 - đầu tháng 11/2013. Các công thức thí nghiệm được trình bày trong bảng sau.

Bảng 5: Các công thức thí nghiệm

STT Công thức thí nghiệm Lượng bón phân NPK Lâm Thao (kg/ha)

Lượng bón phân compost (kg/ ha) 1 CT1 0 0 2 CT2 0 1050 3 CT3 0 1400 4 CT4 0 1750 5 CT5 400 1050 6 CT6 800 0

Cách tính lượng bón phân mỗi loại cho mỗi công thức được quy ra thể tích đất. Từ đó tính thể tích đất ở mỗi hộp và lượng phân bón ở mỗi công thức.

CT1 : Trồng cây không sử dụng phân bón (công thức đối chứng)

CT2: Trồng cây bón phân compost = 75% so với lượng bón hướng dẫn.

CT4: trồng cây bón phân compost 125% lượng theo hướng dẫn

CT5: Trồng cây bón hỗn hợp phân compost kết hợp với phân NPK Lâm Thao. (75% lượng phân compost theo hướng dẫn + 50% lượng phân NPK theo hướng dẫn của nhà sản xuất)

CT6: Trồng cây bón Phân NPK Lâm Thao theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Làm đất và chuyển vào các hộp xốp, trộn phân đều với đất ở các thí nghiệm khác nhau. Tiến hành gieo hạt cải xanh, phủ 1 lớp mỏng đất trên mặt và tiến hành làm ẩm đất để tạo điều kiện cho hạt nảy mầm.

- Chăm sóc và theo dõi thí nghiệm:

+ Quy trình tưới và chăm sóc cây của các công thức thí nghiệm là như nhau

+ Thực hiện quan sát sự sinh trưởng của cây. Xác định thời gian nảy mầm, chiều cao cây, số lá trung bình ở mỗi công thức, chiều cao cây. Bắt sâu nếu có dấu hiệu của sâu bệnh, không dùng các thuốc kích thích sinh trưởng hay các hóa chất bảo vệ thực vật. Quan trắc và ghi số liệu 3 lần ở mỗi vụ tại các thời điểm sau: lúc hạt nảy mầm, lúc cây được 5 ngày, lúc cây được 25 ngày và lúc cây thu hoạch.

+ Nước được tưới thường xuyên đảm bảo sự phát triển của cây, dùng nước máy tại khu vực trồng thực địa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón compost đến tính chất đất trồng rau tại xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)