0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Ảnh hưởng đến chiều cao cây

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHÂN BÓN COMPOST ĐẾN TÍNH CHẤT ĐẤT TRỒNG RAU TẠI XÃ TỨ HIỆP, THANH TRÌ, HÀ NỘI (Trang 66 -66 )

Bảng 24: Bảng theo dõi chiều cao cây của các công thức qua các vụ (cm)

Đợt quan sát CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 V11 3,3 3,5 3,6 3,8 3,9 3,8 V12 10,4 18,9 19,5 19,7 21,8 20,1 V13 13,2 35,6 38,9 39,7 40,6 39,0 V21 3,1 3,3 3,5 3,6 3,6 3,6 V22 9,3 19,4 19,8 20,8 23,2 20,5 V23 13,0 36,2 38,7 39,5 40,3 39,2 V31 2,7 3,4 3,6 3,7 4,2 3,7 V32 9,1 20,4 21,2 22,5 24,3 20,6 V33 12,5 37,5 40,1 40,7 42,8 39,6

Qua bảng theo dõi chiều cao của cây ta thấy các công thức dùng phân compost cho hiệu quả khá tốt, ngang bằng so với khi sử dụng phân khoáng. Đặc biệt ở CT5 chiều cao cây đạt giá trị cao nhất do cây được cung cấp đầy đủ và thường xuyên nhất các chất dinh dưỡng. CT4 dùng 125% so với lượng bón hướng dẫn nhưng hiệu quả đạt được cũng chỉ ngang bằng với CT3.Ở CT1

cây có chiều cao nhỏ nhất và giảm dần qua các vụ do đất không được bổ sung chất dinh dưỡng nên cây không đủ chất để phát triển.

Hình 19: Biểu đồ chiều cao trung bình của cây qua các công thức ở lần quan sát 3 vụ 3.

KẾT LUẬN

1. Sử dụng phân compost giúp cải thiện các tính chất vật lý, hóa học, và sinh học đất.

- Làm tỷ trọng và dung trọng đất giảm qua đó cải thiện độ xốp của đất(CT2, CT3, CT4, CT5 đều có giá trị tỷ trọng, dung trọng giảm và làm tăng độ xốp của đất nghiên cứu). Thành phần cơ giới của đất thay đổi theo hướng tích cực, đất trở nên tơi xốp,thoáng khí, giữ nước và các chất dinh dưỡng tốt hơn.

- Làm tăng pH của đất, tăng khả năng hấp phụ cation, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất như: chất hữu cơ, N, P, K tổng số và dễ tiêu và các nguyên tố trung vi lượng khác

- Tạo môi trường thuận lợi cho các các sinh vật trong đất phát triển và bổ sung một lượng lớn các vi sinh vật vào trong đất góp phần cải tạo đất và điều kiện để cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

2. Sử dụng phân compost với liều lượng thích hợp (CT3, CT4) cho hiệu quả ngang bằng và có thể tốt hơn (bón phối hợp phân compost và NPK – CT5) khi sử dụng phân khoáng NPK: Khi sử dụng phân khoáng các chất dinh dưỡng được cung cấp trực tiếp cho cây trồng và hệ vi sinh vật đất dưới dạng dễ tiêu giúp cây sinh trưởng nhanh. Tuy vậy khi sử dụng phân khoáng sẽ làm thay đổi một số tính chất của đất theo chiều hướng xấu như: pH giảm (từ trung tính đ ến ít chua), CEC giảm, chất hữu cơ giảm, thành phần cơ giới thay đổi (tỉ lệ cát tăng nhanh), độ xốp giảm, tỷ trọng và dung trọng tăng. Số lượng vi sinh vật tổng số tăng nhưng quá trình này không ổn định.

3. Công thức sử dụng hỗn hợp phân khoáng và phân compost (CT5) cho hiệu quả tốt nhất, làm cải thiện tính chất lý, hóa, sinh của đất qua đó tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất (chiều cao trung bình và số lá trung bình cao nhất).

4. Đất trồng không được bổ sung phân bón (CT1) sẽ làm mất cân bằng vòng tuần hoàn vật chất (chỉ lấy đi sinh khối từ đất mà không trả lại cho đất) sẽ làm các tính chất đất thay đổi, cạn kiệt các chất dinh dưỡng và dẫn đến suy thoái đất (các tính chất vật lý đất , hóa học đất , vi sinh vật tổng số đều cho ảnh hưởng xấu).

KIẾN NGHỊ

Công thức dùng hỗn hợp phân khoáng và phân hữu cơ compost cho hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, khi sử dụng công thức này phải tốn công phối hợp và phải có tỉ lệ phối trộn nhất định nên người dân khó ứng dụng. Vì vậy qua đề tài luận văn này xin đề xuất kiến nghị là trong quá trình sản xuất phân compost sẽ bổ sung thêm các loại phân khoáng theo phương thức và tỉ lệ phù hợp để thuận tiện cho người dân sử dụng.

Tỉ lệ phối trộn (CT5) được sử du ̣ng trong luâ ̣n văn cho kết q uả tốt nhưng có thể ở mô ̣t tỉ lê ̣ phối trô ̣n khác la ̣i cho hiê ̣u quả tốt hơn vì vâ ̣y cần có những hướng nghiên cứu tiếp theo để tìm ra tỉ lê ̣ phối trô ̣n đa ̣t kết quả cao nhất.

Trong giới hạn về thời gian, điều kiện và nội dụng của luận văn chưa phản ánh được đầy đủ tác các tác động của phân compost đến các tính chất đất, vì vậy cần có những nghiên cứu và đánh giá tổng hợp hơn để có kết luận đầy đủ và toàn diện nhất như: hiệu quả kinh tế, tồn dư kim loại nặng trong đất và trong cây trồng, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sản phẩm (Vitamin C, chất xơ, glucose …).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Chính, 2006, Giáo trình Thổ Nhưỡng Học, NXBNN Hà Nội. 2. Nguyễn Xuân Cự (2004), Bài giảng chất hữu cơ đất, Khoa Môi Trường -

Trường đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội.

3. Trần Đức Dục, Hoàng Văn Công, Lê Thanh Bồn (1992),Thổ nhưỡng học, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

4. Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng (1999), Giáo trình đất, NXBNN

Hà Nội.

5. Nguyễn Mỹ Hoa , Trần Bá Linh (2007), Giáo trình thực tập hóa lý đất,

Nxb Đại học Cần Thơ.

6. Ngô Ngọc Hưng, Đỗ Thị Thanh Ren, Nguyễn Mỹ Hoa, Võ Thị Gương (2004), Giáo trình phì nhiêu đất, Nxb Đại học Cần Thơ.

7. Lê Chí Khanh (1996), Phân bón, Nhà xuất bản khoa học và công nghệ. 8. Lê Văn Khoa (chủ biên), Trần Khắc Hiệp và Trịnh Thị Thanh (1996),

Hóa học nông nghiệp, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

9. Lê văn Khoa (chủ biên), Nguyễn Xuân Cự, Bùi Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh (2000), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng, NXB Giáo dục.

10.Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy (2004), Công nghệ xử lý chất

thải rắn, Nhà xuất bản KH và KT Hà Nội.

11. Lê Xuân Phương (2008), Vi sinh vật học môi trường, Nxb Đại học Bách

Khoa Đà Nẵng.

12.Nguyễn Tử Siêm, Trần Khải, Lê Văn Tiềm (2000), Chất hữu cơ – Đất

Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hội khoa học Việt Nam.

13.Trần Kông Tấu (1986), Thổ nhưỡng học, Nxb đại học và trung cấp chuyên nghiệp Hà Nội.

14.Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan (2004), Giáo trình công

15. Lương Hoàng Tùng , Tăng Thế Cường (8/2012), Quản lý chất thải rắn

đô thị: Cần một hướng tiếp cận mới, Tổng cục Môi trường.

16.Viện Nông hóa thổ nhưỡng (1998), Sổ tay phân tích đất – nước – phân bón cây trồng, NXB Nông nghiệp.

17.Dương Minh Viễn, (2003), Giáo trình Thổ Nhưỡng, Đại học Cần Thơ. 18.Xí nghiệp chế biến phế thải Cầu Diễn,Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân hữu

cơ sinh học Cầu Diễn (2005), Hà Nội.

19.Vũ Hữu Yêm, (1995), Giáo trình phân bón và cách bón phân, NXBNN Hà Nội.

Tài liệu nước ngoài

20. Bell, L.C., Edwards, D.G., (1987), “The role of aluminium in acid soil infertility - Soil Management under Humid Conditions in Asia and Pacific” , IBSRAM Proceedings, 5,pp. 201 – 223.

21.Brady, N.C., Well, R.R., (1996), The nature and properties of soils. Prentice – Hall International.

22. CARTER, M.R.,( 2002), “Soil quality for sustainable land management: organic matter and aggregation interactions that maintain soil functions”,

A agronomy J., 94,pp. 38-47.

23. COCHRANCE, H.R., Aylmore, L.A.G., (1994), “The effects of plant roots on soil structure - Proceedings of 3rd Triennial Conference”, Soils, 94,pp. 207-212.

24.Euroconsult (1989), “Agriculture Conpendium for Rural Development in the Tropics and Subtropics”, Elsevier- Amsterdam- Oxford- New York- Tokyo, pp. 39-51.

25. Hamblin (1985), “The influence of soil structure on water movement, crop root growth, and water uptake”, Advances in Agronomy, 38, pp. 95-

26. Hargrove, W.L., Thomas, G.W. (1981), “Effect of organic matter on exchangeable aluminum and plant growth in acid soils - Chemistry in the soil Environment”, Madison, American society of Agronomy, pp. 211-227. 27. Raymond W.Miller, Donhue, R, (1997), Soil in our environment(7th ed),

Prentice – hall.

28. SPAROVEK, G., Lambais, M.R., Silva, A.P., Tormena, C.A., (1999), “Earthworm (Pontoscolex corethrurus) and organic matter effects on the reclamation of an eroded Oxisol”, Pedobiologia, 43, pp. 698-704.

29.Thomas Dierolf, Thomas Fairhurst, Ernst Mutert (2001), Soil fertility kit, a toolkit for acid, upland soil fertility management in Southeast Asia,

Potash & Phosphate Institute.

30. Thomas, G.W., Haszler, G.R., Blevins, R.I., (1996), “The effect of organic matter and tillage on maximum compactibility of soils using the proctor test”, Soil Sci, 161, pp. 502-508.

31. TISDALL, J.M., Oades, J.M., (1982), “Organic matter and water - stable aggregates in soils”, Soil Sci, 33, pp. 141-163.

Tài liệu trên website.

32.http:/yeumoitruong.com, Lương Thanh Tú, Phương pháp và các mô hình

công nghệ trên thế giới và Việt Nam.

33.http://www.lrchueuni.edu.vn/dongy/show_target.plx?url=/thuocdongy/C/ CaiXanh.htm&key=&char=C.

Phụ lục 1

Một số ảnh của các công thức thí nghiệm:

Hình 1: CT1 vụ 3 Hình 2: CT2 vụ 3

Hình 4: CT 4 vụ 3 chuẩn bị thu hoạch Hình 5: CT5 vụ 3 chuẩn bị thu

hoạch

Hình 7: So sánh CT4 , CT6, CT5 ở vụ 3 khi chuẩn bị thu hoạch

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHÂN BÓN COMPOST ĐẾN TÍNH CHẤT ĐẤT TRỒNG RAU TẠI XÃ TỨ HIỆP, THANH TRÌ, HÀ NỘI (Trang 66 -66 )

×