Ảnh hưởng đến hàm lượng photpho dễ tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón compost đến tính chất đất trồng rau tại xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (Trang 59)

Bảng 19: Kết quả phân tích hàm lượng photpho dễ tiêu qua các vụ (mg/100g đất)

Các công thức Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 Tăng ở vụ 3 so với đất trước khi trồng(%) CT1 13,0 10,2 8,3 56,5 CT2 17,2 20,5 22,4 154,4 CT3 20,4 26,3 32,7 222,4 CT4 22,3 27,0 31,3 212,9 CT5 28,9 38,2 45,1 306,1 CT6 23,9 28,4 33,6 228,6 Đất trước khi trồng 14,7 100

Photpho dễ tiêu là dạng có thể cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho cây. Trong bảng kết quả phân tích trên cho thấy đất được sử dụng trong thí nghiệm có hàm lượng photpho dễ tiêu thuộc loại khá = 14,7 mg /100 g đất. Kết quả trên là do đây là loại đất phù sa có pH = 6,704 là môi trường trung tính là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phân giải lân hoạt động và phát triển. Khi sử dụng phân compost hàm lượng photpho dễ tiêu tăng lên nhanh là do trong điều kiện môi trường sống thuận lợi đã kích thích quá trình phân giải các hợp chất photpho hữu cơ tạo ra các dạng lân dễ tiêu mà cây có thể hấp thụ được và trong phân bón compost có chứa 1 lượng photpho dễ tiêu sẵn.Ở CT4 sử dụng 1 lượng lớn phân compost nhưng ở vụ 3 hàm lượng photpho dễ tiêu lại tăng kém hơn so với CT3, nguyên nhân là do khi sử dụng với lượng lớn các chất hữu cơ có thể gây kìm hãm sự hoạt động của vi sinh vật. CT6 sử dụng phân NPK Lâm Thao qua các vụ cũng có xu hướng tăng do 1 phần photpho dễ tiêu được bón cây chưa sử dụng hết. CT1 không được bổ sung nên hàm lượng photpho giảm do đi vào sinh khối của cây.

Hình 15: Biểu đồ so sánh hàm lượng photpho dễ tiêu giữa các công thức qua các vụ (mg/100g đất)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón compost đến tính chất đất trồng rau tại xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)