- Cá nhân và hộ KD cá
2.2.2.2. Phân loại theo đối tượng huy độn g:
Nếu phân loại theo đối tượng huy động thì tiền gửi lại được chia ra thành : Tiền gửi của dân cư, tiền gửi của doanh nghiệp và tiền gửi của các tổ chức khác. Ta sẽ xem xét cơ cấu chủ yếu trên hai đối tượng là dân cư và doanh nghiệp. Như số liệu đã thu thập, ta có bảng sau :
Bảng2.5: Cơ cấu huy động tiền gửi theo đối tượng
Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 Tỷ trọng 31/12/20 10 Tỷ trọng 31/12/2011 Tỷ trọng Vốn huy động từ TG 1.036 100% 1.890 100% 2.969 100% TG dân cư 469,52 45,32% 881,1 46,62% 1.799,5 60,61% TG doan h nghi ệp 566,48 54,68% 1.008,9 53,38% 1.169,5 39,39%
Về tiền gửi doanh nghiệp :
Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp của chi nhánh thay đổi không ổn định. Năm 2009 tiền gửi doanh nghiệp huy động được là 566,48 tỷ đồng chiếm 54,68 % tổng tiền gửi huy động. Năm 2010 huy động tiền gửi có tăng thành 82,43 % và tỷ trọng này giảm đi chỉ là 53,38 % đồng nghĩa với việc tỷ trọng tiền gửi huy động từ dân cư tăng lên đôi chút. Tiền gửi doanh nghiệp là một bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây thực sự là nguồn vốn huy động quan trọng với ngân hàng, tuy vậy năm 2011 VIB Hà Đông huy động tiền gửi doanh nghiệp chỉ là 1.169,5 tỷ đồng tăng 15,92 % so với 2010, tỷ trọng nguồn tiền gửi này chỉ là 39,39% . Lượng tăng như vậy là quá ít với một nguồn huy động vừa rẻ vừa dồi dào như thế này. VIB cần mở rộng tiếp cận nguồn tiền gửi này bởi chúng là tiền đề để phát triển các dịch vụ khác quan trọng như : thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay….
Xem xét cơ cấu của tiền gửi doanh nghiệp ta nhận thấy : tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn lớn hơn so với kỳ hạn tỷ lệ này ổn định qua các năm (chiếm khoảng trên 85% trong tổng tiền gửi doanh nghiệp). Nguồn tiền này hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn được khai thác nhất vì đối với doanh nghiệp nguồn tiền này luôn biến động. Hơn nữa các đơn vị này sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán như : Séc, Uỷ nhiệm chi , Ủy nhiệm thu, chuyển tiền...Bên cạnh đó, ngân hàng phải chi trả lãi cho nguồn này thấp hơn so với nguồn vốn huy động từ dân cư.
Về tiền gửi huy động từ dân cư :
Là khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư khi chưa sử dụng đến họ đem gửi vào ngân hàng để lấy lãi. Nó thực sự là nguồn tiềm năng dồi dào cho ngân hàng khi chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh. Quan sát bảng 2.5 ta thấy cùng với sự tăng trưởng của tổng nguồn huy động từ tiền gửi, tiền gửi dân cư cũng có những biến động, tỷ trọng nguồn này có xu hướng tăng : Năm 2009 là 45,32 % . Năm 2010 lượng huy động từ dân cư là 881,1 tỷ chiếm 46,62 % tổng nguồn huy động từ tiền gửi và năm 2011 là 60,61% . Ngược lại với tiền gửi từ các doanh nghiệp, tiền gửi
của dân cư có cơ cấu với tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn là chủ yếu. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm dưới 5 %.