- Cá nhân và hộ KD cá
2.2.2.1. Phân loại theo kỳ hạ n:
Khi phân loại theo kỳ hạn thì tiền gửi được chia thành vốn ngắn hạn , trung và dài hạn. Trong thời gian qua vốn ngắn trung và dài hạn đều tăng lên đáng kể nhưng tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu. VIB hiện nay cung cấp các sản phẩm huy động bao gồm Tiết kiệm không kỳ hạn, Kỳ hạn dưới 1 tuần, từ 1 đến 3 tuần, từ 1 đến 12 tháng, 15 , 18, 24 và 36 tháng. Tất toán trước hạn, khách hàng hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm tất toán. Khi đáo hạn, nếu khách hàng không đến tất toán thì ngân hàng sẽ tự động nhập lãi và gốc và chuyển sang kỳ hạn tiếp theo. Khi có nhu cầu khách hàng có thể cầm cố sổ tiêt kiệm để vay vốn với mức tối đa là 95% giá trị sổ/ hợp đồng.
Theo số liệu thu thập được ta có những bảng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn
Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 Tỷ trọng 31/12/2010 Tỷ trọng (31/12/2011 ) Tỷ trọng 1.Tổng tiền gửi 1036 100% 1890 100% 2969 100% a.TG dài hạn 179,48 17,32% 298,43 15,79% 445,35 15% b.TG ngắn hạn 856,52 82,67% 1591,57 84,21% 2523,65 85%
(Nguồn: Báo cáo huy động vốn các năm VIB Hà Đông)
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn các năm
(Nguồn: Báo cáo huy động vốn VIB Hà Đông )
Như ta thấy tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn tăng dần từ năm 2009 cho tới nay, điều này đồng nghĩa với sự giảm đi trong tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn. Năm 2009 tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn đạt 82,67 %, năm 2010 là 84,21 % tăng lên tương đối so với năm 2009. Năm 2010 tiền gửi trung và dài hạn chiếm 15,79 % tổng tiền gửi, nguồn này chủ yếu huy động từ tiền gửi các doanh nghiệp, tiền gửi có kỳ hạn tương chiếm khoảng 84,21 %. Tỷ trọng này nhìn chung có xu hướng được duy trì ổn định qua các năm.
Lãi suất tăng mạnh, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2010 với mức lãi suất huy động phổ biến 14%, lãi suất cho vay chạm 19-20%. Năm 2010 cuộc chiến lãi suất gây không ít trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đáng chú ý, cuộc chạy đua lãi suất này bắt đầu từ khi Ngân hàng nhà nước bất ngờ cho phép các Ngân hàng thương mại được áp dụng lãi suất thỏa thuận, mặc dù một thời gian dài trước đó đã phải dùng nhiều biện pháp hạ mặt bằng lãi suất. Sau sự cố Techcombank với mức lãi suất huy động lên tới 18%, Ngân hàng nhà nước buộc phải định mức trần lãi suất huy động không vượt quá 14% bao gồm cả các khoản khuyến mại. Khó khăn chung trên thị trường huy động mà VIB Hà Đông vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Tiền gửi ngắn hạn tăng mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong thời gian gần đây khi mà tiền gửi trung và dài hạn lại giảm gây sự bất hợp lý trong cơ cấu vốn huy động của chi nhánh. Trước sự biến động nhanh chóng của
lãi suất tại các thời điểm thì tâm lý chung của người gửi là muốn gửi ngắn hạn để phòng ngừa rủi ro thay đổi lãi suất (họ gửi chủ yếu là kỳ hạn 1 tháng đặc biệt với các khách hàng có nguồn tiền lớn, mức 1 tháng luôn là mức ngắn hạn mà có lãi suất cao nhất). Năm 2011 của chi nhánh huy động tiền gửi ngắn hạn không có nhiều biến động khoảng 85%. Theo quy định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, trừ quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là 30% đối với Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính và cho thuê tài chính; 20% đối với Quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Cho nên tỷ trọng này có thể gây ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn của Chi nhánh.