2. Các kết quả đánh giá có sử dụng cho việc ra các quyết định không. 3. Người có nhiệm vụ thanh tra có chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra của mình không?
4. Có hình thức phạt thích hợp không nếu có vi phạm.
5. Các kiểm tra, đánh giá thì được thực hiện theo lộ trình một cách thường xuyên và tiết kiệm cho NSNN trong đầu tư XDCB.
6. Công tác thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa thực sự theo đúng nghĩa của nó.
1.4. Bài học kinh nghiệm về sử dụng hiệu quả vốn NSNN trong đầu tưXDCB XDCB
- Địa phương nào cũng tham gia vào đầu tư XDCB nhưng mức độ tham gia khác nhau phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội.
- Về cơ bản đầu tư nhà nước không đem lại hiệu quả cao hơn đầu tư tư nhân, nên hầu hết các nước trên thế giới đều chuyển đổi đối tượng mà khu vực tư nhân có thể đầu tư được cho thành phần kinh tế này đảm nhiệm để nâng cao hiệu quả chi NSNN cho đầu tư XDCB.
- Hình thức tham gia đầu tư của nhà nước nếu có thể chuyển được từ cấp phát không thu hồi trực tiếp sang các hình thức khác như cho vay, hỗ trợ một phần… thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, các nước đều đã chuyển sang hình thức này.
- Các nước đều đề cao trách nhiệm của người quyết định đầu tư, người quyết định đầu tư là người chủ dự án, có đủ trình độ chuyên môn, có tài sản đảm bảo, chịu trách nhiệm và được hưởng kết quả từ đầu tư.
- Khâu chuẩn bị đầu tư, đặc biệt là khâu thiết kế và dự toán công trình phải đầy đủ trước khi khởi công xây dựng.
- Việc ký kết hợp đồng xây lắp cung ứng vật tư và thực hiện dịch vụ đều được thực hiện bằng cách đấu thầu công khai chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt.
- Ngân sách các nước dành cho các công trình, dự án đầu tư XDCB kéo dài nhiều năm thường được Quốc hội quyết định trước tổng số được chi và số tiền phân phối hàng năm.
- Việc sử dụng vốn đầu tư của nhà nước được công khai rõ ràng và kịp thời. - Hoạt động đầu tư của các nước đều được quản lý bằng luật, các điều khoản cụ thể, chi tiết đều được đưa vào luật.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHI NSNN TRONG ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH