Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hiệu quả chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 55)

Chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định có hiệu quả ngày càng tăng, công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng được hoàn thiện và có những tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn chưa thật sự chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, do còn tồn tại ở hầu hết

các khâu trong quy trình quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến làm giảm hiệu quả chi NSNN.

- Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn phải điều chỉnh nhiều trong năm gây khó khăn cho việc theo dõi, quản lý, cấp phát thanh toán vốn làm giảm tính pháp lý của dự toán dẫn đến sự không nghiêm túc của các chủ đầu tư trong việc tuân thủ thực hiện dự toán.

- Nhiều dự án chưa đủ điều kiện ghi kế hoạch vốn theo quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn được ghi vào kế hoạch, nhiều dự án kế hoạch vốn hàng năm bố trí không phù hợp với tiến độ của dự án.

- Những tồn tại trong khâu kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư: triển khai thực hiện dự án đầu tư vẫn rất chậm và thường thực hiện vào cuối năm kế hoạch dẫn đến việc ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung vào thanh toán ở những tháng cuối năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán trong việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn chưa kịp thời và dứt điểm trong năm kế hoạch.

Thực tế tại tỉnh Bình Định trong những năm qua chủ yếu chỉ mới kiểm tra sự đầy đủ tính hợp lý của hồ sơ, đủ điều kiện là giải quyết cho thanh toán. Còn việc kiểm tra dự toán hầu như chưa được thực hiện. Chưa chỉ ra được những thiếu sót trong khâu lập dự toán, việc áp dụng định mức đơn giá, cũng như phát hiện lỗi số học.

- Những tồn tại trong khâu quyết toán vốn đầu tư: công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành trên địa bàn tỉnh Bình Định còn tồn tại những hạn chế sau:

Một là, quyết toán vốn đầu tư nói chung ở trên địa bàn Tỉnh trong thời gian qua thường chậm so với quy định. Hầu hết các dự án hoàn thành bàn

giao đưa vào sử dụng có thời gian quyết toán chậm nhiều tháng thậm chí có nhiều công trình chậm nhiều năm nhưng vẫn chưa được chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán hoàn thành gửi cơ quan thẩm tra.

Hai là, chưa có chế tài để buộc các nhà thầu, chủ đầu tư phải quyết toán đúng giá trị khối lượng. Nhà thầu cố tình đưa tăng giá trị quyết toán lên, chủ đầu tư, cơ quan thẩm tra quyết toán, cơ quan kiểm toán, thanh tra phát hiện ra thì chỉ bị cắt giảm phần khai khống mà không bị xử phạt. Việc phát hiện ra sai phạm là hết sức khó khăn, nhưng hiện nay chưa có cơ chế xử phạt cụ thể, đồng thời khuyến khích lợi ích thỏa đáng cho những người phát hiện, nên vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn thất thoát lãng phí.

Ba là, cơ chế về quản lý, thanh toán quyết toán vốn đầu tư XDCB luôn thay đổi thường xuyên, nhưng các Bộ, ngành không kịp thời hướng dẫn bên cạnh đó một số Chủ đầu tư chưa thích ứng kịp thời với sự thay đổi nên lúng túng trong quản lý, thanh toán.

- Hạn chế trong khâu kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước ở trên địa bàn Tỉnh:

Chưa có cơ chế giám sát tình hình chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản đối với tất cả các chương trình, dự án một cách toàn diện, thường xuyên và có hệ thống. Các cơ quan kiểm tra, giám sát chồng chéo, trùng lắp trong chức năng quyền hạn và trách nhiệm. Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong kiểm tra quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Các quy định, quy trình kiểm tra giám sát chưa được xây dựng và ban hành một cách khoa học, đầy đủ. Trách nhiệm và quyền lợi cá nhân đối với người giám sát chưa được thiết lập.

Đã có cơ chế công khai trong quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nhưng hầu như chưa thực hiện được trong thực tế. Cụ thể như phải công

khai kế hoạch vốn phân bổ hàng năm cho từng dự án, công khai dự toán, quyết toán công trình,…nhằm tạo điều kiện nâng cao dân chủ để toàn thể nhân dân tham gia giám sát quá trình chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản nhằm hạn chế các tiêu cực trong đầu tư, nâng cao hiệu quả chi ngân sách.

- Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản còn bộc lộ một số hạn chế sau:

Đội ngũ cán bộ luôn thiếu và trình độ không đồng đều trong khi đó khối lượng công việc thường xuyên phát sinh tăng luôn là vấn đề bức xúc của ngành . Áp lực công việc, phải làm thêm ngoài giờ, làm việc cả ngày thứ bảy, chủ nhật diễn ra ở hầu hết các đơn vị Kho bạc trong điều kiện thu nhập không tăng tương xứng dẫn đến một số cán bộ chuyển ngành sang ngành khác trong khi đó việc tuyển dụng từ nguồn sinh viên ra trường có chất lượng để bổ sung cho ngành gặp nhiều khó khăn, chất lượng không cao.

Cơ chế về quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB luôn thay đổi thường xuyên, nhưng các Bộ, ngành không kịp thời hướng dẫn, trong khi đó chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa thích ứng kịp thời với sự thay đổi nên lúng túng trong quản lý. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các ban quản lý còn hạn chế chưa tương xứng với việc mạnh dạn phân cấp của UBND tỉnh, ảnh hưởng đến việc đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng cũng như chống thất thoát, lãng phí các công trình. Mô hình ban quản lý dự án hiện nay vẫn còn mang nặng tính bao cấp chưa có cơ chế khuyến khích lợi ích vật chất để cho tổ chức này hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nguyên nhân của hạn chế

Trong những năm qua nhà nước đã cố gắng ban hành hàng loạt các cơ chế, chính sách về quản lý chi NSNN, đặc biệt là quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung thì Luật NSNN và các

quy định có liên quan đã hoàn thiện hơn, góp phần tăng hiệu quả chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, tính toàn diện của nó là chưa đầy đủ vẫn còn thiếu chặt chẽ đặc biệt là các hướng dẫn cho từng trường hợp cụ thể, tính không bộ giữa các văn bản Nhà nước và các Bộ đã tạo ra nhiều kẽ hở, tạo cơ chế “xin cho”, trách nhiệm không rõ ràng thuộc về đơn vị, cá nhân nào, tạo “quyền lợi lớn” nhưng “trách nhiệm lại nhỏ”,… Vì vậy, gây nên những thất thoát, lãng phí trong chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Sự phân định trách nhiệm giữa các bộ phận tham gia vào công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB chưa được rõ ràng, còn chồng chéo, có nhiều cơ quan tham gia. Xét trên gốc độ quản lý thì sự phân định rõ ràng phạm vi, trách nhiệm của cá nhân, bộ phận tham gia vào quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản là vấn đề hết sức trọng yếu. Nhờ đó giúp các đối tượng tham gia vào hoạt động chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản nắm rõ được phạm vi, quyền hạn cũng như trách nhiệm pháp lý của họ trong việc thực thi công việc của mình, qua đó công việc được tiến hành được trôi chảy hơn, dựa trên nguyên tắc hết sức rõ ràng và minh bạch. Nguyên tắc phân định trách nhiệm pháp lý cần phải được tôn trọng, thể chế hóa và cụ thể hơn nữa.

Là một Tỉnh khó khăn thuộc Duyên hải Miền Trung nên trình độ đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN chưa cao, không đồng đều, vừa thiếu lại vừa yếu. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhiều cán bộ quản lý chưa theo kịp trình độ chuyên môn, chưa thay đổi nề nếp quản lý cửa quyền trong khi đó các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đầu tư xây dựng cơ bản lại quá phức tạp, thiếu tập trung lại hay thay đổi. Mặt khác, việc đào tạo bồi dưỡng, cập nhật cơ chế chính sách chưa được chú trọng, mức hưởng nguồn thu nhập lại chưa đảm bảo cuộc sống, chế độ vật chất cho người quản lý chi ngân sách trong đầu tư xây dựng

cơ bản chưa thỏa đáng với trách nhiệm, nên việc lợi dụng sơ hở khó tránh khỏi trong quản lý Nhà nước về chi ngân sách; ý thức sự trau dồi kiến thức, nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ không cao, làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm, lối mòn, hiệu quả lao động thấp.

Chưa có chế tài đủ mạnh như quy định xử phạt tính theo ngày chậm đối với trường hợp chủ đầu tư gửi báo cáo quyết toán chậm; cũng như đối với trường hợp chủ đầu tư đã gửi báo cáo quyết toán nhưng đơn vị thẩm tra, phê duyệt quyết toán chậm. Cũng như những sai sót trong các giai đoạn của quá trình chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản. Từ xác định chủ trương đầu tư, lập kế hoạch vốn, kiểm soát thanh toán, nghiệm thu, quản lý chất lượng công trình đến quyết toán công trình hoàn thành.

Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan trên còn một số nguyên nhân khách quan như: cơ chế về quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB luôn thay đổi thường xuyên, nhưng các Bộ, ngành không kịp thời hướng dẫn bên cạnh đó một số Chủ đầu tư chưa thích ứng kịp thời với sự thay đổi nên lúng túng trong quản lý, thanh toán; một số nguồn thu được ghi kế hoạch như nguồn cấp quyền sử dụng đất nguồn thu vào chậm nên việc tỷ lệ giải ngân thấp; thời tiết tháng 7, 8, 9 thường hay mưa nên không thuận lợi cho thi công dẫn đến tiến độ chi NSNN rất chậm so với kế hoạch…

Thực trạng trên cho thấy, quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định cần phải cải thiện nhiều hơn nữa để có thể nâng cao hiệu quả chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI NSNN TRONG ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 3.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020

3.1.1. Mục tiêu tổng quát

Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô đô thị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020, Bình Định trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước; đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh và quốc phòng luôn bảo đảm.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ năm 2006 đến năm 2020 đạt 14,8%; trong đó, thời kỳ 2006 - 2010 là 13%, thời kỳ 2011 - 2015 là 15% và thời kỳ 2016 - 2020 là 16,5%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 900 USD; năm 2015 là 2.200 USD và năm 2020 là 4.000 USD.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể: năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 37,4%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 27,6%, ngành dịch vụ chiếm 35,0%; đến năm 2015 tỷ trọng này tương ứng là: 40,0% - 22,0% - 38,0% và năm 2020 là: 43,0% - 16,0% - 41,0%.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 360 triệu USD vào năm 2010; 750 triệu USD vào năm 2015 và 1,4 tỷ USD năm 2020.

- Tỷ lệ đô thị hoá đạt 35,0% vào năm 2010, năm 2015 là 45,0% và năm 2020 là 52,0%.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 44,0% vào năm 2010; năm 2015 là 47,0% và năm 2020 là 49,0%.

- Giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên mỗi năm 0,6%o trong thời kỳ 2006 - 2010 và ổn định dân số tự nhiên sau năm 2010.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10% vào năm 2010 (chuẩn nghèo của giai đoạn 2006-2010) và cơ bản không còn hộ nghèo vào năm 2015. Đến năm 2010 khoảng 95% dân cư đô thị sử dụng nước sạch, 85% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; năm 2015 đảm bảo 100% dân cư có nguồn nước sạch cho sinh hoạt.

- Phấn đấu nâng số lượng lao động được giải quyết việc làm lên 24.000 - 25.000 lao động/năm thời kỳ 2006 - 2010 và khoảng 25.000 - 30.000 lao động/năm thời kỳ sau năm 2010; trong đó, nhu cầu việc làm của lao động trong tỉnh hàng năm là 16.000 - 17.000 lao động.

- Hoàn thành chương trình đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo quy định. Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng đến năm 2010 còn dưới 20%, năm 2015 còn dưới 14% và năm 2020 còn dưới 5%.

3.1.3. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

- Phấn đấu mức tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành công nghiệp thời kỳ 2006 - 2015 là 24,5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 là 24%/năm;

- Tập trung đầu tư, đẩy nhanh phát triển Khu kinh tế Nhơn Hội nhằm tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh;

- Hoàn thành các khu công nghiệp: Phú Tài, Long Mỹ và tiếp tục phát triển các khu công nghiệp: Nhơn Hội, Nhơn Hoà, Hoà Hội, Cát Khánh, Cát Trinh, Bồng Sơn, Bình Nghi - Nhơn Tân; xây dựng các cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố. Đồng thời, tiến hành rà soát, bổ sung vào Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp của Tỉnh giai đoạn sau năm 2010;

- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguồn nguyên liệu theo hướng tăng tỷ trọng những mặt hàng tinh chế như: chế biến thủy hải súc sản, chế biến gỗ, bột giấy và lâm sản, chế biến nông sản, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất dược phẩm…;

- Từng bước gia tăng các sản phẩm công nghiệp mới, sản phẩm công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như: điện - điện tử, hoá dầu, công nghiệp năng lượng (nhiệt điện, phong điện, thuỷ điện vừa và nhỏ), công nghiệp cảng biển, cơ khí...;

- Phát triển một số ngành công nghiệp khác ở nông thôn nhằm giải quyết lao động tại chỗ, nâng cao thu nhập vùng nông thôn; đồng thời khôi phục một số làng nghề, mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Nông, lâm nghiệp:

- Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng gắn với sản xuất hàng hoá, sản xuất xuất khẩu; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở đầu tư mạnh về khâu giống; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tăng cường công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ năng lực đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Đến năm 2010 tỷ trọng chăn nuôi tăng lên 45% và năm 2020 tăng lên trên 50%;

- Tập trung chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa/năm sang sản xuất 2 vụ

Một phần của tài liệu Hiệu quả chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w