- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Các dự án khởi công mới phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch được duyệt, có quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt theo đúng quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Đối với các công trình có giải phóng mặt bằng thì khẩn trương tiến hành ngay công tác giải phóng mặt bằng, chỉ triển khai công tác đấu thầu xây lắp khi công tác giải phóng mặt bằng đã thực hiện trên 80% khối lượng nhằm không làm ảnh hưởng đến tiến độ xây lắp, tránh tình trạng "vốn chờ công trình".
Bố trí vốn đầu tư phải lưu ý yêu cầu đảm bảo các dự án được phê duyệt có thể hoàn thành đúng thời hạn quy định (các dự án nhóm C phải được cân đối vốn đầu tư để đảm bảo thời gian thực hiện từ khi khởi công đến khi hoàn thành không quá 02 năm; các dự án nhóm B tối đa là 04 năm).
Các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc Quy chế đấu thầu hiện hành, giám sát chặt chẽ tiến độ thi công, tránh tình trạng thời gian thi công kéo dài quá thời hạn nêu trong hồ sơ trúng thầu. Nhà thầu nào thi công kéo dài, không đảm bảo tiến độ đã quy định trong hồ sơ trúng thầu mà không có lý do chính đáng hoặc thi công công trình không đảm bảo chất lượng theo thiết kế được duyệt thì kiên quyết xử lý theo quy định và không cho tham gia đấu thầu trong thời gian 01 năm các công trình trên địa bàn tỉnh.
Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chức năng giám sát và đánh giá các dự án đầu tư XDCB, tổ chức
kiểm tra thường xuyên, phát hiện những thiếu sót và sai phạm để kịp thời uốn nắn hoặc kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh có biện pháp xử lý theo quy định.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đánh giá đầu tư. - Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống văn bản và tăng cường phân cấp trong quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản.
- Các giải pháp khác
Thứ nhất, khuyến khích các doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong tham gia đấu thầu.
Để tạo tiền đề cho nâng chất lượng tăng trưởng bền vững, cần có chiến lược đầu tư đúng đắn theo hướng tăng cường đầu tư theo chiều sâu để kịp thời áp dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng của các nguồn lực đầu vào như tư liệu sản xuất, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, nhằm phát triển các ngành, các lĩnh vực và sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và cạnh tranh quốc tế thì vấn đề mở rộng và chiếm lĩnh thị trường kể cả thị trường nội địa là vấn đề được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Công tác xúc tiến thương mại cần được nâng lên một cấp độ mới và nó là một bộ phận quan trọng trong tổ hợp các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư và xây dựng thương hiệu coi thương hiệu có uy tín là một loại tài sản quan trọng của doanh nghiệp có thể dùng nó để góp vốn kinh doanh.
Để làm việc điều này nhất thiết phải cần đổi mới sâu sắc và toàn diện cơ chế, chính sách đẩy mạnh đầu tư của mọi thành phần kinh tế đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả của quá trình này. Làm cho doanh nghiệp tự nhận thấy họ là chủ của quá trình đổi mới công nghệ mà đặc biệt là tại các doanh nghiệp nhà nước, bởi vì đây là khu vực đang có tỷ trọng vốn đầu tư xã hội lớn
nhất. Vấn này cần được gắn với quá trình sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước. Khi đầu tư lựa chọn công nghệ cần chú trọng đến tính thích hợp và phổ biến của công nghệ để tránh lãng phí.
Thứ hai, cùng với việc tiếp tục phân cấp mạnh hơn trong quản lý nhà nước về đầu nhằm gắn trách nhiệm trực tiếp của người sử dụng vốn trong quá trình đầu tư, cần chú trọng nâng cao năng lực quản lý và giám sát hoạt động đầu tư tại các cấp, đồng thời khi trách nhiệm và quyền hạn được xác định rõ thì góp phần hạn chế tiêu cực.
Để chuyên nghiệp hóa các ban quản lý dự án cần thực hiện chuyển đổi cơ chế theo hai bước. Trước hết, đưa các ban quản lý dự án về trực thuộc các cơ quan quản lý chuyên ngành (cục, ban) nhằm tách khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Điều này tạo cho các ban quản lý dự án một khoảng cách nhất định với chủ đầu tư và sẽ làm tăng trách nhiệm đối với dự án theo xu hướng phân cấp. Sau đó, chuyển các Ban Quản lý dự án hoạt động như một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này chỉ chuyên cung cấp dịch vụ quản lý dự án.
Thực hiện ý tưởng này, mỗi khi có dự án chủ đầu tư sẽ tổ chức đấu thầu để lựa chọn đơn vị quản lý dự án. Thay vì chỉ được nhận phần quản lý phí cố định như hiện nay, các doanh nghiệp quản lý dự án sẽ có quyền điều chỉnh giá mà họ cho là hợp lý và phù hợp với trình độ của họ. Thậm chí trong một số trường hợp (chẳng hạn chìa khóa trao tay…), đơn vị quản lý dự án có thể rút ngắn thời gian để tăng lợi nhuận hoặc ngược lại nếu để tình trạng kéo dài thời gian họ có thể bị lỗ vốn hoặc phá sản.
- Tách chức quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh trong tất cả các khâu của hoạt động quản lý đầu tư.
- Thực hiện nghiêm túc luật và quy chế đấu thầu. Xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn làm chủ đầu tư, ban quản lý dự án, kèm theo chức
năng, nhiệm vụ của từng chức danh, công việc. Tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý dự án.
- Từng bước hình thành và tăng cường sử dụng các tổ chức tư vấn, giám sát độc lập trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án lớn. Có lộ trình xóa bỏ tình trạng khép kín trong đầu tư xây dựng hiện nay.
- Quy định rõ ràng về việc tổ chức tư vấn thiết kế, nhà thầu, tư vấn giám sát không thuộc cùng một cơ quan chủ quản, một tỉnh, một thành phố.
Thứ ba, hoàn thiện chính sách thuế nhằm đảm bảo sự bình đẳng cả về quyền hạn và nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Hợp lý hóa các mức thuế để giảm thất thoát do trốn thuế và tăng thu. Đơn giản hóa và minh bạch các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký và thực hiện đầu tư. Đảm bảo sự hợp lý, nhất quán, ổn định tương đối của các cơ chế, chính sách quản lý đầu tư nói chung và chính sách thuế đất đai nói riêng.
Thứ tư, cần quản lý chặt chẽ hơn đối với quỹ đất đai hiện có, giảm thiểu sự xâm chiếm đất công tùy tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất để mua bán hợp pháp, thực hiện nghiêm minh và công khai bán đấu thầu quyền sử dụng một phần quỹ đất được pháp luật cho phép để tránh thất thoát và tăng thu cho ngân sách.
Thứ năm, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục đầu tư trong các khâu trình duyệt, ra quyết định đầu tư như thẩm tra, thẩm định dự án, cấp vốn, thanh quyết toán… Bằng cách bỏ cơ chế thỏa thuận và thực hiện cơ chế tư vấn thẩm định, đưa ra các tiêu chí và mẫu hóa các nội dung cần thực hiện, xác định tiêu chí đăng ký đầu tư đối với một số loại dự án.
KẾT LUẬN
Quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB là một lĩnh vực phức tạp và rộng lớn, nó liên quan đến nhiều cơ quan quản lý, liên quan đến nhiều lĩnh vực nên rất khó khăn cho việc thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả chi NSNN. Trên địa bàn tỉnh Bình Định, trong thời gian qua, cơ chế chính sách về chi NSNN trong đầu tư XDCB đã từng bước hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề bất cập, nỗi cộm cần giải quyết.
Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan hữu quan trong quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB cần khẩn trương hơn nữa rà soát lại các cơ chế, chính sách về đầu tư XDCB để kịp thời thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, đặc biệt là tăng cường hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB góp phần thúc đầy nhanh tăng trưởng của tỉnh Bình Định.
Nghiên cứu vấn đề này chỉ dừng lại ở chuyên đề nên những phân tích không được sâu và chi tiết. Tuy nhiên, theo tôi đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn nhằm cũng cố phương pháp hoạch định và điều hành ngân sách mà đặc biệt là chi NSNN cho đầu tư XDCB, góp phần đưa ra các cơ sở khoa học sát đáng cho đầu tư XDCB bằng vốn NSNN ở Tỉnh Bình Định nói riêng và các Tỉnh, thành phố khác ở Việt Nam nói chung trong giai đoạn tới, và góp phần sử dụng nguồn lực về vốn ngân sách hiệu quả hơn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, tuy nhiên đây là lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn và phức tạp nên chuyên đề không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong quý thầy, cô góp ý để kiến thức của em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Báo cáo tổng kết về thanh toán vốn đầu tư hàng năm của Kho Bạc Nhà
nước Tỉnh Bình Định.
2. Cấn Quang Tuấn, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư XDCB tập trung từ NSNN do Thành Phố Hà Nội quản lý, Luận án tiến sỹ kinh tế, 2009.
3. Đánh giá về những thất thoát tài sản Nhà nước trong lỉnh vực đầu tư XDCB giai đoạn 1991-1997 của Tổng cục đầu tư phát triển - Bộ tài chính.
4. Đỗ Bảo Ngọc, Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB
qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, Luận văn thạc sỹ kinh tế, năm 2007. 5. Lê Hoằng Bá Huyền, Hoàn thiện quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa
bàn Huyện Bá Thước Tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ kinh tế, năm 2008.
6. Lê Ngọc Châu, Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi NSNN qua hệ
thống Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng tin học, Luận án tiến
sỹ kinh tế, 2004.
7. Luật Ngân sách Nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam, Số 01/2002/QH11, ngày 16/12/2002.
8. Luật xây dựng số 16/2003/QH11, ngày 26/11/2003.
9. Luật đầu tư số 59/2005/QH11, ngày 29/11/2005.
10. Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, ngày 29/11/2005.
11. Luật số 38/2009 luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư XDCB của Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật doanh nghiệp, 19/6/2009.
12. Mai Văn Bưu, Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, NXB Khoa học kỹ
thuật, Hà Nội, 1998.
13. Nguyễn Đức Dũng, Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN qua kho bạc Nhà
14. Nguyễn Thế Sáu, Quản lý tài chính dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ kinh tế, 2006.
15. Nguyễn Thị Minh, Đổi mới chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở
Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, 2008.
16. Nguyễn Ngọc Hải, Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung
ứng hàng hóa công cộng ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, 2008. 17. Nguyễn Khắc Đức, Đổi mới cơ cấu chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở
Việt Nam, năm 2002.
18. Nghị Định 52CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
19. Nghị Định 12CP ngày 4/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi và bổ
xung một số điều trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị Định 52CP.
20. Nghị định 07-CP ngày 30/01/2003 về sửa đổi bổ xung một số điều của
Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị Định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và Nghị Định 12CP ngày 4/5/2000 của Chính phủ.
21. Nghị Định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN.
22. Nghị Định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/06/2003 Nghị định của Chính phủ ban hành quy chế xem xét quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương.
23. Nghị Định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
24. Nghị Định số 108/2006/NĐ-CP ngày 29/11/2005 về thi hành chi tiết luật đầu tư.
25. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
26. Nghị Quyết của HĐND Tỉnh Bình Định về việc phê duyệt quyết toán ngân sách địa phương năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.
27. Phan Thanh Mão, Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu
tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An,luận án tiến sỹ
kinh tế trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà nội, 2003.
28. PGS.TS Dương Đăng Chinh, Quản lý tài chính công, Nhà xuất bản tài
chính, 2007.
29. PGS.TS Thái Bá Cẩn, Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư XDCB,
Nhà xuất bản tài chính, 2007.
30. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, Lập dự án đầu tư, Nhà xuất bản thống kê
năm, Hà nội, 2007.
31. TS. Vũ Thị Nhài, Quản lý tài chính công ở Việt Nam, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội, 2007.
32. Hạng Hoài Thanh, Quản lý tài chính của Trung Quốc, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
33. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/04/2005 về việc ban hành định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình.
34. Quyết định 32/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 06/06/2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra kiểm tra tài chính.
35. Quyết định số 56/2008/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 17/07/2008 về
ban hành quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn NSNN.
36. Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/9/2006 về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2007-2020.
37. Tài liệu Hội thảo khoa học về Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
vốn đầu tư từ NSNN, Hà Nội, tháng 8/2008.
38. TS. Từ Quang phương, Quản lý dự án, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2007.
39. TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt, Thách thức trong quản lý ngân sách theo
kết quả đầu ra, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 3 (68) – 2009.
40. TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt, Đổi mới lập dự toán ngân sách theo kế
hoạch chi tiêu trung hạn, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 12
(77) năm 2009.
41. ThS. Nguyễn Xuân Thu, Tăng cường quản lý chi NSNN theo kết quả đầu
ra ở Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 14 (311) ngày
15/7/2010.
42. Trần Quốc Vinh, Đổi mới quản lý chi ngân sách địa phương các tỉnh
Đồng bắng Sông Hồng, Luận án tiến sỹ kinh tế, năm 2009.
43. Trần Văn Hồng, Đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của
Nhà nước, Luận án tiến sỹ kinh tế, năm 2002.
44. Trần Văn Lâm, Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế