3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GẠCH ĐẤT SÉT NUNG

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt độngtiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung của Công ty TNHH Tùng Phương (Trang 47)

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GẠCH ĐẤT SÉT NUNG CỦA CÔNG TY TNHH TÙNG

3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM GẠCH ĐẤT SÉT NUNG

PHẨM GẠCH ĐẤT SÉT NUNG

3.3.1.Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm

Sản phẩm gạch đất sét nung của công ty được đánh giá là có chất lượng tốt trên thị trường trong và ngoài tỉnh hiện nay. Do đó để giữ chữ tín với những khách hàng truyền thống của công ty và tạo niềm tin với những khách hàng mới cũng như để tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng doanh số bán ra thì công ty cần luôn nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường công tác quản lý chất lượng SP. Đảm bảo cho sản phẩm khi suất xưởng luôn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về màu sắc, độ hút nước, độ rỗng, khả năng chịu lực,…

Xu hướng thì ai cũng muốn sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất nhưng khi “túi tiền” không cho phép thì người ta chỉ có thể sử dụng những sản phẩm mà họ có khả năng thanh toán. Một DN nếu chỉ chú trọng vào sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, có giá bán cao để phục vụ những khách hàng có thu nhập cao mà quên đi nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và thấp cũng có nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm phù hợp với thu nhập của họ thì có thể DN đó không tồn tại được lâu trên thị trường nhất là với những DN vừa và nhỏ. Để tồn tại trên thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và làm ăn có hiệu quả công ty cần đa dạng hoá các SP. Bên cạnh các sản phẩm chủ chốt khai thác các khách hàng mục tiêu, công ty cần sản xuất thêm các mặt hàng với giá rẻ nhưng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Việc đa dạng hoá sản phẩm còn thực hiện theo hướng tạo ra những sản phẩm có mẫu mã, hoa văn đẹp, thẩm mỹ đặc biệt với các loại gạch dùng để trang trí.

3.3.2.Chính sách về giá cả

Trong tình trạng cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các công ty như hiện nay thì giá cả là vũ khí cạnh tranh khá hữu hiệu. Việc sử dụng giá cả làm vũ khí cạnh tranh được thực hiện thông qua các biện pháp làm giảm giá thành sản phẩm xuất kho của Công ty. Có nhiều cách để giảm giá thành nhưng tựu chung nhất cần thực hiện các biện pháp sau:

Bộ phận kinh doanh của công ty luôn thường xuyên đi sâu vào nghiên cứu thị trường về giá bán và phản ứng nhanh nhạy với những biến đổi về giá của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, sự thay đổi giá bán cần cân nhắc, so sánh mặt bằng chất lượng các sản phẩm trên thị trường. Mức giá mà công ty đưa ra cũng rất linh hoạt và mềm dẻo trong từng thời điểm, từng mùa vụ trong năm nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm.

Sinh viên Nguyễn Hồng Hưng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Lớp QTKDTM – K40 Đồng thời luôn có sự rà soát kiểm tra vận chuyển hàng hóa của các đại lý, tránh tình trạng đổ hàng ở giữa quãng vận chuyển gây mất ổn định về giá, có chế độ thưởng phạt chặt chẽ đối với các đại lý bán hàng có hiệu quả.

Tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua việc nâng cao năng suất lao động trong mỗi ca làm việc, nâng cao trình độ xử lý thành thạo quy trình vận hành máy móc thiết bị dùng trong sản xuất. Giáo dục và ý thức đội ngũ cán bộ công nhân viên thực hành tiết kiệm trong sản xuất.

Dây chuyền sản xuất gạch lò Tuynel là dây chuyền hoạt động liên tục. Nhưng trong quá trình các động cơ máy cán thô, động cơ cán mịn… thường xuyên hoạt động non tải. Do vậy rất lãng phí điện năng.

Giải pháp được đưa ra lắp đặt hệ thống Powerboss. Thông qua việc giám sát mức tải trên trục động cơ ở mỗi chu kỳ cấp điện, Powerboss sẽ cung cấp cho động cơ lượng điện cần thiết trong quá trình vận hành giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ khi hoạt động cơ hoạt động non tải và tăng hiệu suất động cơ, tăng tuổi thọ động cơ.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho các phân xưởng và kho hàng Thay thế đèn tiêu hao nhiều điện năng như đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang T10 chấn lưu sắt từ bằng các loại đèn tiết kiệm điện như đèn compact, đèn huỳnh quang T5

Bố trí bóng đèn, công tắc hợp lý, đảm bảo nhu cầu chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng.

Thực tế hiện nay còn rất nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch chưa tính được chi phí năng lượng trên một sản phẩm. Điều này gây không ít khó khăn cho doang nghiệp khi hạch toán hoặc tính giá thành sản phẩm.

Do vậy, cần xây dựng hệ thống quản lý năng lượng bền vững. Việc này giúp công ty quản lý tốt năng lượng và định mức được suất tiêu hao năng lượng tối ưu trên từng loại sản phẩm. Từ đó, định được giá thành của từng sản phẩm và đánh giá năng lực làm việc của mỗi công nhân để có mức thưởng phạt thích hợp, nhằm kích thích công nhân làm việc tốt hơn, và nâng cao trách nhiệm của họ đối với công việc, cũng như giúp họ ý thức được vấn đề tiết kiệm năng lượng.

Tổ chức bảo quản tốt nguyên vật liệu, sản phẩm để tránh hiện tượng hàng bị hỏng trước khi xuất kho đem bán.

Tiến hành thu mua, dự trữ nguyên vật liệu để ổn định sản xuất và hạn chế sự biến động bất thường của giá nguyên vật liệu.

Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu thụ, giá bán ảnh hưởng đến lượng bán ra do đó nó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả SXKD của Công ty. Hiện nay Công ty đang sản xuất nhiều sản phẩm với phẩm cấp khác nhau. Để

Sinh viên Nguyễn Hồng Hưng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Lớp QTKDTM – K40 hoàn thiện chính sách giá cả, Công ty cần có biện pháp định giá bán cho từng loại sản phẩm thích hợp, nhằm đáp ứng được nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. Công ty có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Tuỳ theo tình hình cầu, cung, cũng như biến động giá cả các loại đầu vào tại từng thời điểm mà linh hoạt tăng hoặc giảm giá bán.

Đối với những khách hàng quen thuộc, khách hàng mua với số lượng lớn thì xây dựng và áp dụng giá khuyến mại hoặc chiết khấu hợp lý.

3.3.3.Tìm kiếm mở rộng thị trường và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm

Việc tiêu thụ sản phẩm qua các trung gian biểu hiện quá trình chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội rõ nét, đồng thời tạo được nhiều lợi thế cho nhà sản xuất vì: (1) các trung gian chịu phần chi phí trong việc bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng; (2) nhà sản xuất có điều kiện tập trung đầu tư vào công việc sản xuất của mình, đầu tư chuyên môn hoá cao sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng SP; (3) thông qua trung gian sẽ làm giảm số lượng các mối quan hệ giao dịch, làm tăng hiệu quả của phân phối trong xã hội. Như vậy, thông qua kênh phân phối có bộ phận trung gian các nhà sản xuất giảm đầu tư tiền bạc và nhân lực mà sản phẩm của DN vẫn đến được tay người tiêu dùng.

Hiện nay, thị trường của công ty chủ yếu vẫn là Vĩnh Phúc, Hà Nội và Quảng Ninh tập trung vẫn là thị trường trong tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những năm qua công ty đã khá thành công trên các thị trường này, cần phải duy trì và tăng thị phần ở những thị trường này trong những năm tới, đặc biệt là thị trường Hà Nội, Quảng Ninh. Ngoài ra công ty cần phải hướng tới một số thị trường khác gần với công ty để tạo ra lợi thế cạnh tranh do giảm chi phí vận chuyển như thị trường Nam Định, Hà Nam, Tuyên Quang, Thái Nguyên….

Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty còn khá đơn giản, số lượng trung gian tham gia vào trong kênh còn ít. Từ những lợi ích khi có trung gian tham gia vào trong kênh phân phối như phân tích ở trên, công ty cần hoàn thiện và mở rộng hệ thống kênh phân phối sản phẩm bằng một số biện pháp:

Mở thêm một số đại lý ở những thị trường công ty đang TTSP đặc biệt là ở thị trường mục tiêu của công ty là thị trường Hà Nội vì đại lý không chỉ là điểm quảng cáo khuyếch trương mặt hàng, gợi mở nhu cầu cho người tiêu dùng mà còn là nguồn cung cấp các thông tin cần thiết về phản hồi khách hàng về chất lượng và giá cả các loại sản phẩm của công ty. Cung cấp thông tin về nhu cầu của khách hàng, về sản phẩm và giá cả của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó công ty có những điều chỉnh cho hợp lý.

Sinh viên Nguyễn Hồng Hưng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Lớp QTKDTM – K40 Đối với trung gian đã tham gia trong kênh đóng vai trò là người bán lẻ đó là những thợ kỹ thuật và nhân viên tiếp thị, công ty cần có các biện pháp kích thích động lực cho họ như cho hưởng phần trăm lợi tức cao hơn, hay có chế độ khen thưởng cuối năm để tăng lượng sản phẩm tiêu thụ qua các trung gian này.

3.3.4.Đội ngũ nhân viên bán hàng

Người bán hàng là người có mối quan hệ trực tiếp với những khách hàng hiện tại và tiềm năng của DN, là cầu nối giữa DN và khách hàng, là người thay mặt DN quan hệ với các khách hàng và thu thập thông tin cần thiết về khách hàng. Hiệu quả kinh doanh của DN phụ thuộc vào quá trình tổ chức lực lượng bán hàng.

Nhân viên bán hàng của công ty mặc dù họ đã có trình độ chuyên môn khá tốt hầu hết đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, trong thời gian qua họ làm việc khá tốt song đội ngũ này vẫn cần phải thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ để thức ứng với kiều kiện mới nảy sinh. Với vai trò quan trọng là lực lượng góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty nên công ty cần có những biện pháp để quan tâm tới họ:

-Thường xuyên gửi nhân viên bán hàng đi học nâng cao nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo chính quy hoặc có thể mời các chuyên gia về ngay công ty bồi dưỡng cho họ.

Theo định kỳ tháng, quý hoặc năm công ty có thể tổ chức những đợt kiểm tra, đánh giá năng lực của lực lượng bán hàng, tạo điều kiện để họ tự đánh giá về mình và phấn đấu vươn lên.

Thường xuyên giáo dục ý thức cho họ trong khi bán hàng phải luôn thực hiện khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế” do đó trong quá trình tiếp xúc bán hàng phải có thái độ ứng xử và phong cách phục vụ khách hàng đúng mực, tận tình và chu đáo.

Nhân viên bán hàng không chỉ có nghiệp vụ bán hàng mà cần phải tự trau dồi, tìm hiểu để có những hiểu biết về kỹ thuật, thẩm mỹ và nghệ thuật để có thể tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng khi cần thiết.

Nhân viên bán hàng của công ty cần được động viên kịp thời. Bên cạnh chế độ khen thưởng với những nhân viên có thành tích tốt trong công việc cũng cần có những hình thức kỷ luật nghiêm minh với những nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ và vi phạm kỷ luật trong quá trình làm việc, điều này sẽ thúc đẩy nhân viên tích cực làm việc và làm việc có hiệu quả hơn.

3.3.5.Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Sinh viên Nguyễn Hồng Hưng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Lớp QTKDTM – K40 Các hoạt động hỗ trợ TTSP trước hết là những hoạt động của bản thân DN nhằm truyền bá những thông tin về hàng hoá, về bản thân DN hướng tới người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền, kích thích tiêu thụ sản phẩm và áp dụng các chính sách khuyến mại khác. Hiện nay người tiêu dùng có nhu cầu hiểu biết về các chỉ tiêu chất lượng, mẫu mã kiểu dáng, giá cả các loại để quyết định mua. Do đó để kích thích tiêu dùng của khách hàng, công ty đẩy mạnh các hoạt động yểm trợ TTSP như:

-Quan tâm tới công tác chào hàng: Ta biết rằng chào hàng là khâu đầu tiên của việc bán hàng, nhằm giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, sử dụng hình thức chào hàng là rất quan trọng, nó góp phần cho công ty khẳng định vị trí của mình và góp phần làm tăng thêm sức mạnh cạnh tranh của công ty trên thị trường.

-Công ty cần tăng cường chủ động tìm kiếm và gửi các bản chào hàng đến các khách hàng. Đối tượng mà công ty cần tìm đến tập trung vào các công ty xây dựng, công ty xây lắp, các nhà thầu xây dựng…Đây là các đối tượng khách hàng có nhu cầu tiêu thụ một lượng lớn và thường xuyên sản phẩm của công ty. Công ty phải chủ động nắm bắt được thông tin về kế hoạch xây dựng, quy hoạch cải tạo của từng địa bàn để từ đó gửi các bản thảo chào hàng đến khách hàng một cách kịp thời và giá cả hợp lý nhất.

-Quảng cáo: Do chi phí quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh cao nên công ty có thể áp dụng các phương pháp quảng cáo phù hợp như phát tờ rơi, in cataloge giới thiệu về sản phẩm của công ty sản xuất gửi tới các đối tác quen và những khách hàng mới nhất là khi có sản phẩm mới ra. Một số phương tiện quảng cáo khá hiệu quả đó là quảng cáo trên internet, công ty có thể lập Website quảng cáo về công ty và các sản phẩm sản xuất, giá cả, chỉ tiêu chất lượng…để khách hàng biết.

-Tổ chức hội nghị khách hàng: Đây là một biện pháp để xây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm tạo ra lòng tin của họ đối với sản phẩm của công ty và tranh thủ sự ủng hộ của họ đồng thời tạo ra sự ràng buộc giữa khách hàng với công ty. Thông qua hội nghị, công ty sẽ được khách hàng góp ý kiến về sản phẩm của mình, về ưu điểm cũng nhưnhược điểm còn tồn tại. Mặt khác, thông qua hội nghị sẽ tạo được bầu không khí thân thiện giữa công ty với khách hàng.

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ kỹ thuật trước, trong và sau bán hàng. •Dịch vụ trước bán hàng: Bằng sự hiểu biết chính xác, toàn diện hơn khách hàng về tình hình thị trường gạch đất sét nung, công ty có thể tư vấn cho khách hàng về giá cả thị trường, chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu thanh toán của họ.

Sinh viên Nguyễn Hồng Hưng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Lớp QTKDTM – K40 •Dịch vụ trong bán hàng: Khi khách hàng có nhu cầu ký kết hợp đồng và giao nhận hàng hóa tại địa chỉ mà khách hàng chỉ định, nhân viên của cửa hàng có thể tạo điều kiện đến tận nơi để ký kết hợp đồng và thực hiện giao hàng, thanh toán ngay tại địa chỉ cửa hàng yêu cầu. Ngoài ra trong quá trình đó, các nhân viên cần hướng dẫn khách hàng cách bảo quản và lắp đặt cũng như thông số cần thiết khác có liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm mà khách hàng đã mua.

•Dịch vụ sau bán hàng: Khi khách hàng có yêu cầu các dịch vụ bổ sung như kiểm tra chất lượng công trình, sửa chữa hư hỏng nhẹ của sản phẩm thì công ty có thể đứng ra cung cấp dịch vụ này.

Nếu khai thác tốt mảng dịch vụ, doanh thu hàng năm của công ty sẽ tăng lên, vừa đảm bảo phát huy hiệu quả nguồn nhân lực và vật lực trong công ty vừa hoàn thành mục tiêu đa dạng hóa kinh doanh.

Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị sản phẩm:

Do đặc thù tính mùa vụ trong xây dựng nên có những tháng lượng tiêu thụ của công ty khá thấp, những lúc đó nhân viên tiếp thị cần chủ động tìm đến các công ty xây dựng, nhà thầu xây dựng và cả những người dân thường để trực tiếp

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt độngtiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung của Công ty TNHH Tùng Phương (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w