Giải pháp chính sách

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai tại thị trấn đu – phú lương – thái nguyên (Trang 58)

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về đất đai, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính đất đai, quản lý đầu tư kinh doanh BĐS. Từ đó hạn chế các hoạt động giao dịch BĐS ngầm làm ảnh hưởng tới thị trường BĐS cũng là ảnh hưởng đến phân vùng giá trị đất đai.

- Hoàn thiện nguyên tắc, phương pháp định giá đất theo vùng giá trị đất đai và triển khai xây dựng bản đồ giá đất, giá đất vùng giáp ranh, cơ sở dữ liệu giá đất toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và phát triển thị trường quyền sử dụng đất đai trong thị trường BĐS.

- Đẩy mạnh hợp tác và nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước về quản lý đất đai. Từ đó tranh thủ sự hỗ trợ tài chính và học hỏi kinh nghiệm trong quản lý và sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên đất đai.

4.6.2. Giải pháp quản lý

- Tổ chức các lớp đào tạo tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính.

- Tăng cường giám sát, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch, dự án trên địa bàn diễn ra đúng tiến độ.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học ứng dụng, hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện điều tra cơ bản tiềm năng đất đai.

- Tổ chức việc quản lý, khai thác, cập nhật, chỉnh lý kịp thời các dữ liệu địa chính của địa phương.

4.6.3. Giải pháp kỹ thuật

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính đất đai dạng file số và hệ thống bản đồ địa chính cập nhật bổ sung biến động thường xuyên.

- Hoàn thiện điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng và chất lượng tài nguyên đất đai trên địa bàn thị trấn để làm cơ sở khoanh vùng giá trị đất đai.

- Tăng cường trang thiết bị chuyên dụng, đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại để phục vụ công tác xây dựng dữ liệu cơ sở thành lập vùng giá trị đất đai. Hướng tới tương lai có dữ liệu đồng bộ phục vụ đa mục tiêu trong ngành quản lý đất đai.

- Kết hợp điều tra phân tích yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới giá đất của vùng, từ đó xác định giá trị tiềm năng của đất đai để xây dựng vùng giá trị đất đai sử dụng lâu dài, có khả năng dự báo được giá đất.

PHẦN 5 KẾT LUẬN 5.1. Kết luận

Thông qua thực hiện nghiên cứu đề tài: ”Xây dựng cở sở dữ liệu vùng giá trị đất đai tại thị trấn Đu, huyện phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu nghiên cứu xây dựng vùng giá trị đất đai trên nền bản đồ địa chính để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đã thu được kết quả sau:

- Cơ sở dữ liệu bản đồ: Ứng dụng phần mềm Mapinfo và các công cụ của GIS đã xây dựng được bản đồ giá đất trên cơ sở bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị trấn Đu – huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường.

- Cơ sở dữ liệu thuộc tính: Trên nền cơ sở dữ liệu bản đồ đã xây dựng hoàn chỉnh bộ cơ sở dữ liệu giá đất ở đô thị thị trấn Đu – huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên Vương theo Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2013 về việc ban hành Quy định mức giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Nguyên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới vùng giá trị đất đai là cơ sở để xây dựng được vùng giá trị đất có tính ứng dụng cao trong công tác quản lý nhà nước và việc ban hành bảng giá đất.

5.2. Kiến nghị

Tuy nhiên do thời gian có hạn nên đề tài còn nhiều điểm hạn chế, để xây dựng được bản đồ vùng giá trị đất đai có tính ứng dụng cao thì cần phải:

- Xây dựng đồng bộ các dự án để thành lập cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai. - Bổ sung thêm các yếu tố ảnh hưởng tới giá đất trong điều tra như: Tình trạng kiến trúc, mức độ phồn hoa, môi trường cảnh quan để có cách nhìn tổng quát hơn về các yếu tố ảnh hưởng, từ đó xây dựng được bản đồ vùng giá trị đất đai phục vụ đa mục tiêu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Phúc An, Trần Văn Tuấn (2011) thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2. Báo cáo thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2013, UBND thị trấn Đu 3. Trần Quốc Bình, Lê Thị Hoài Phương, ESRI ArcGIS 8.1, Đại học Quốc

gia Hà Nội, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên.

4. Nguyễn Văn Bình, Lê Thị Hoài Phương (2010), Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất theo vị trí phục vụ thị trường bất động sản tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Đại học Nông Lâm Huế.

5. Nguyễn Trọng Bình, Trần Thị Băng Tâm (1996), Hệ thống thông tin địa lý GIS, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.

6. Choum Sinnara (2005), Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Khsach Kandal tỉnh Kandal, Campuchia, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.

7. Nguyễn Thế Huấn và CS (2008), Giáo trình Định giá đất, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

8. Mẫn Quang Huy (1999), Ứng dụng GIS thiết kế cơ sở dữ liệu bản đồ cho hệ thống thông tin đánh giá tài nguyên đất cấp huyện, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội.

9. Trần Hùng (2011), Ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị tại Việt Nam, Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.Trần Đăng Hướng (2010), Nghiên cứu thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai trên cơ sở ứng dụng GIS (thử nghiệm tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

11.Trịnh Hữu Liên (2010), Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp xây dựng vùng giá trị đất đai, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

12.Trịnh Hữu Liên, Hoàng Văn Hùng (2013), Xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ quản lý đất đai và định giá đất, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

13.Nguyễn Thị Loan (2010), Nghiên cứu sử dụng bản đồ địa chính và thông tin đất đai xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá đất tại

trung tâm thành phố Thái Nguyên. Báo cáo luận văn thạc sỹ năm 2011, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

14.Luật đất đai 2003

15. Võ Quang Minh (2005), Giáo trình hệ thống thông tin địa lý, Đại học Cần Thơ. 16.Đỗ Văn Minh (2011), Nghiên cứu sử dụng bản đồ địa chính và thông tin

đất đai xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá đất hàng loạt tại khu vực trung tâm thành phố Việt Trì, Phú Thọ, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

17.Phùng Văn Nghệ (2005), Những vấn đề kinh tế trong thị trường bất động sản. Trung tâm điều tra quy hoạch đất đai.

18.Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP.

19.Nghị định sô 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

20. Quyết định số 52/2012/QĐ-UB ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên. 21.Đỗ Sơn Tùng (2010), Nghiên cứu các phương pháp xác định tương quan

giữa các vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá đất tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo luận văn Thạc sỹ 2011, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

22.Trần Thứ Trưởng, Nguyễn Khắc Thái Sơn (2012), Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2011, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

23.Nguyễn Thị Yến, Hoàng Văn Hùng (2012), Nghiên cứu một số ảnh hưởng đến giá đất ở tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh năm 2011, tạp chí KH và CN – ĐHTN.98(10): 69-74.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai tại thị trấn đu – phú lương – thái nguyên (Trang 58)