Giải pháp tìm vùng giá trị đất đai

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai tại thị trấn đu – phú lương – thái nguyên (Trang 28)

Theo các cách tiếp cận của các định nghĩa về vùng giá trị đất đai trên chúng ta có các phương pháp tương ứng xác định vùng giá trị đất đai.

Phương pháp 1: Nếu có một giải pháp nào đó ta xác định được vùng giá đất tại hai thời điểm t1 và t2, nếu trong thời gian này giá đất có thể tăng hay giảm nhưng các thửa đất trong vùng này cũng tăng hay giảm theo cùng tỉ lệ hoặc trị số chênh lệch nhỏ (không vượt quá 10%) khi đó ta sẽ có vùng giá trị đất đai trong khoảng từ t1 đến t2 tại khu vực đó.

Nhận xét: Phương pháp 1 có thể thực hiện được với việc điều tra giá đất kết hợp với sự hỗ trợ của các công nghệ như GIS, đặc biệt là các thông tin hỗ trợ từ bản đồ địa chính và thông tin đăng ký đất đai. Khi hình thành những vùng tác động mới trong thời điểm kế tiếp, ta có thể tìm vùng giá trị của thời điểm t1 đến t2 bằng cách bổ sung tác động mới vào vùng giá trị đã có. Công nghệ GIS sẽ trợ giúp thực hiện thuận lợi dù là tác động cục bộ hay tác động theo diện rộng.

Phương pháp 2: Nếu trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu với sự hỗ trợ của các công nghệ chúng ta có thể xây dựng được các vùng tác động vào giá đất thì tập giao của các vùng tác động (hay vùng ảnh hưởng) đến giá đất trong khoảng thời gian nào đó sẽ là vùng giá trị đất đai trong khoảng thời gian đó.

Nhận xét: Với sự trợ giúp của các công nghệ hiện đại ta có thể thành lập được các vùng tác động. Công nghệ GIS cho phép thực hiện phép giao của tất cả các vùng ảnh hưởng để tìm ra vùng giá trị đất đai. Khi có tác động mới sẽ xử lí như nhận xét ở phương pháp 1.

Phương pháp 3: Tiến hành theo định nghĩa 1: Nếu ta tiến hành phân hạng định cấp đất đai đô thị như đã nêu trong định nghĩa, đó là quá trình tiến hành kiểm định tổng hợp đối với các thuộc tính kinh tế và tự nhiên của đất đai, rồi xếp hạng các kết quả kiểm định theo mục đích xác định tất yếu sẽ sinh ra các vùng có cùng cấp hạng đất, hay vùng có cùng giá trị sử dụng. Ta gọi các vùng này là vùng cấp hạng giá trị sử dụng – vùng giá trị đất.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai tại thị trấn đu – phú lương – thái nguyên (Trang 28)