Mối quan hệ giữa phân hạng, phân vùng giá trị và định giá đất đai

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai tại thị trấn đu – phú lương – thái nguyên (Trang 25)

Phân hạng định cấp đất đai và định giá đất là từ góc độ khác nhau để đánh giá đặc tính đất đai. Phân hạng định cấp đất dai là đánh giá giá trị và giá trị sử dụng của đất đó phát sinh ra vùng giá trị. Trong khi đó định giá lại là quá trình đánh giá giá cả của những giá trị đó được phản ánh trên thị trường.

Trong thị trường đất đai lý tưởng và giao dịch đất đai, nếu chỉ xuất phát từ nguyên tắc phát huy hiệu ích kinh tế của đất đai, khi giá trị sử dụng của đất tốt, đẳng cấp cáo, thì giá đất phải cao và ngược lại thì giá đất sẽ thấp. Đối với công việc định giá mà nói thì việc phân hạng định cấp đất đai là cơ sở, cấp hạng được định ra là biểu hiện bản chất của giá trị sử dụng và sự ổn định của giá trị.

Phân hạng, định cấp là nội hàm hợp lý của giá cả đất đai. Vì sự tốt xấu của giá trị sử dụng và sự cao thấp của giá trị mà đất đai vốn có đã quyết định người sử dụng đất tình nguyện trả mức giá cơ bản để được quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu đất. Còn nói về phân hạng định cấp đất đai thì định giá đất là hình thức biểu hiện bề ngoài càng linh hoạt, giá đất được định ra là chỉ tiêu tốt nhất phản ánh giá trị sử dụng và đặc trưng thị trường của giá trị. Xây dựng vùng giá trị theo định nghĩa này sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng đất đai.

Định giá đất là định ra giá cả đất đai của thửa đất với một chất lượng, đẳng cấp nào đó trong một điều kiện thị trường nhất định. Nó làm căn cứ để nhà nước, tổ chức và cá nhân tiến hành giao dịch đất đai, quản lý tài sản đất đai.

Định giá đất là ngoài việc cân nhắc các đặc điểm về chất lượng đất tốt xấu, đẳng cấp cao thấp còn xem xét đến sự thay đổi các nhân tố cung cầu thị trường, làm cho giá trị sử dụng đất thể hiện trên giá cả càng rõ ràng và chính xác.

Trong chế độ quản lý đất đai và điều kiện thị trường đất đai thực tế, hoặc xét theo hiệu ích tổng hợp và ảnh hưởng của hành vi giao dịch song phương, thường xuất hiện hiện tượng thửa đất có giá trị sử dụng cao nhưng không nhất thiết có giá cao, mảnh đất có giá trị sử dụng thấp không nhất thiết có giá thấp. Cho nên để thỏa mãn yêu cầu quản lý đất đai một cách toàn diện, khoa học, hợp lí, sử dụng đất có hiệu quả, cần tiến hành đánh giá hai mặt giá trị sử dụng và giá cả. Từ đó có thể thấy, hai mặt đó có quan hệ tương hỗ với nhau.

Thông qua định giá đất, nắm bắt được nhanh chóng động thái giá cả của giá trị sử dụng đất trên thị trường, khái quát xu thế diễn biến cấp hạng đất, chi tiết hóa, hiệu chỉnh thành quả phân hạng, thông qua phân hạng định cấp đất để nắm vững bản chất của giá cả, trong nhiều biến động phức tạp của giá cả, tìm ra được giá thật, nâng cao độ chính xác giá, nắm được mức giá đất hợp lý.

Có thể nói thành quả của hai mặt công việc này đã cung cấp những căn cứ khoa học không thể thiếu cho việc chế định chính sách, thúc đẩy sử dụng đất hợp lý, tăng cường quản lý tài sản đất đai, phát huy hiệu quả lợi ích đất đai.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai tại thị trấn đu – phú lương – thái nguyên (Trang 25)