Tình hình trên thế giới

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai tại thị trấn đu – phú lương – thái nguyên (Trang 36)

Các nước trên thế giới đặc biệt là những nước phát triển đã và đang áp dụng GIS trong nhiều lĩnh vực khác nhau như điều tra quy hoạch, quản lý sử dụng đất, bảo vệ môi trường. Năm 1989, các nhà nghiên cứu bảo vệ môi trường Hà Lan đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ GIS vào đánh giá mức độ ảnh hưởng của khí thải và các phương tiện giao thông ở vùng Amstecdam. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 60.000 tổ chức và cá nhân sử dụng GIS trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong nhiều năm trở lại đây GIS đã được các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực như: Địa chất, thổ nhưỡng, quy hoạch đô thị, nông lâm nghiệp, nghiên cứu và đã ứng dụng thành công trong nhiều công trình có giá trị. Cụ thể điểm qua một số thành tựu đó là:

- Ứng dụng mô hình số hóa độ cao DEM để xây dựng bản đồ địa hình từ đó phân tích địa chất, địa mạo của khu vực.

- Sử dụng GIS để ước tính sự phân bố không gian của các giá trị đất ở thành phố Beirut (Using GIS for eatimating the spatial distribution of Land value in metropolitian Beirut) của Kâml T.Azar và Josaph Ferreia, Jr.

- Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Khsách Kandal tỉnh Kandal, Campuchia (Using GIS technology to build up land unit map of Khsách Kandal district, Kandal province, Cambodia) của NCS Choum Sinnara, trường đại học nông nghiệp I – Hà Nội. Theo nghiên cứu này tác giả đã xác định được 6 chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đó là: loại đất, thành phần giới, địa hình, độ phì, chế độ tưới, ngập úng và đã xác định toàn huyện có 19 đơn vị đất đai.

- Một số nước phát triển như Úc, Canada, Thụy Điển… đã ứng dụng GIS để xây dựng một hệ thống thông tin chuyên dụng khác như hệ thống thông tin địa chính phục vụ cho các mục đích đa dạng về quản lý trong ngành địa chính.

2.6.2. Tình hình trong nước

Công nghệ GIS mới phát triển ở Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Hiện nay đã có nhiều cơ quan Nhà nước, các trường Đại học và các Viện nghiên cứu trong nước tiến hành nghiên cứu sử dụng và phát triển công nghệ GIS phục vụ công tác quản lí,học tập và ứng dụng vào nhiều mục đích khác. Đặc biệt trong công tác đánh giá đất, những ứng dũng GIS đó có những đóng góp thiết thực trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hiệu quả, bền vững. Sau đây là một số đề tài và chương trình ứng dụng GIS tại Việt Nam:

- Trương Thành Nam (2011) đã ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất ở đô thị tại thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên. Kết quả của nghiên cứu đã xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất ở đô thị qua các năm, phục vụ nghiên cứu về thị trường BĐS, nghiên cứu các nguyên nhân ảnh hưởng đến cung cầu ở đô thị và thành lập được bản đồ giá đất ở đô thị năm 2011.

- Nguyễn Văn Bình, Lê Thị Hoài Phương (2012) đã ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất theo vị trí phục vụ thị trường BĐS tại phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Kết quả đã thiết lập nên dữ liệu thuộc tính và không gian các thửa đất phục vụ cho thị trường BĐS cũng như phục vụ cho việc tính toán các khoản tài chính liên quan tới đất đai một cách hiệu quả, chính xác, thuận tiện và nhanh chóng.

- Đỗ Văn Minh (2011) đã nghiên cứu sử dụng bản đồ địa chính và thông tin đất đai xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá đất hàng loạt tại khu vực trung tâm thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Trịnh Hữu Liên, Hoàng Văn Hùng (2013) xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ quản lý đất đai và định giá đất. Kết quả đã thiết lập được quy trình xây dựng vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá đất tại một số nơi như phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên hay tại Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Đặng Phúc An (2011) thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội năm 2011 trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS.

- Trần Đăng Hướng (2010) nghiên cứu thành lập bản đồ vùng giá trị đất đai trên cơ sở ứng dụng GIS (thử nghiệm tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Đỗ Sơn Tùng (2010) đã nghiên cứu các phương pháp xác định tương quan giữa các vùng giá trị đất đai phục vụ công tác định giá đất tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Loại đất tại khu vực nghiên cứu: Đất phi nông nghiệp (đất ở) tại thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

- Bản đồ: sử dụng bản đồ địa chính. - Vùng giá trị đất đai.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian tiến hành: tháng 2 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu vùng giá trị đất đai tại thị trấn đu – phú lương – thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w