3.4.3. Phương pháp bản đồ
- Tiến hành chỉnh sửa, ghép các mảnh bản đồ địa chính lại với nhau, đồng thời bật tắt các lớp bản đồ để có bản đồ địa chính hoàn chỉnh.
- Sử dụng bản đồ giấy trong điều tra thực địa, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung những thông tin biến động trên bản đồ.
- Cập nhật chỉnh sửa, bổ sung bản đồ trên file số để được bản đồ đúng như thực trạng của địa bàn nghiên cứu.
3.4.4. Phương pháp chuyên gia
- Tham khảo ý kiến của những người am hiểu về vấn đề nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề chưa hiểu trong nghiên cứu.
- Kế thừa kết quả nghiên cứu, thống kê đã được nghiệm thu về cơ sở xây dựng vùng giá trị đất đai.
3.4.5. Phương pháp GIS
- Kết nốt dữ liệu thuộc tính xây dựng được trên bảng excel theo trường ID lên bản đồ chuẩn để có hệ thống cơ sở dữ liệu cả không gian và thuộc tính.
- Dùng các chức năng của GIS để nhập dữ liệu, truy xuất, biên tập, xuất vẽ tạo ra những bản đồ chứa các dữ liệu thuộc tính.
3.5. Các bước thực hiện
Bước 1: Thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan đến đề tài trên báo, tạp chí, internet,…
Bước 2: Thu thập dữ liệu (hình học và phi hình học)
Dữ liệu hình học: Bản đồ hành chính, bản đồ địa chính, và bản đồ hiện trạng sử dụng đất thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (tỉ lệ 1:1000)
Dữ liệu phi hình học: Tên đường, giá đất trên thị trường và khung giá đất các năm gần đây do UBND thành phố Thái Nguyên ban hành.
Bước 3: Xử lý và chuyển đổi dữ liệu
Trong Microstation dữ liệu được lưu dưới dạng file “*dgn” vì vậy để xây dựng và tạo bản đồ chuyên đề thì phải chuyển dữ liệu sang khuôn dạng của MapInfo. Chuyển vào MapInfo. Trong Microstation có bao nhiêu lớp đối tượng thì sau khi chuyển sang MapInfo sẽ được xuất sang bấy nhiêu Tabe. Việc chuyển đổi dữ liệu từ Microstation sang MapInfo được thực hiện một cách khá dễ dàng theo các bước trên.
Các số liệu về tên đường, giá đất sẽ được cập nhật vào máy tính bằng chương trình Excel lưu lại với 2 dạng: Microsoft Access, Microsoft Excel File hoặc Data Base File.
Dữ liệu chuyển sang dạng *.Tab để sử dụng được trong phần mềm MapInfo.
Bước 4: Xây dựng bản đồ mới dựa trên bản đồ nguồn
Đây là công việc được tiến hành khi đã chuyển đổi dữ liệu sang dạng MapInfo và sau đó chỉnh sửa, đổi tên để tìm ra lớp bản đồ ranh thửa và bắt đầu tiến hành số hóa.
Để tiến hành số hóa cho bản đồ ta chọn lớp bản đồ cần biên tập, sau đó chọn công cụ polyline để số hóa lần lượt ranh của các thửa đất.
Tạo các lớp bản đồ hành chính thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và bản đồ đường, vị trí, thửa.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên* Vị trí địa lý * Vị trí địa lý
Thị trấn Đu nằm ở trung tâm huyện Phú Lương, là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế - xã hội của huyện, có 212,9 ha diện tích tự nhiên trong đó có 110,07ha đất nông nghiệp và 99,38 ha đất phi nông nghiệp, đất dự trữ phục vụ cho phát triển đô thị rất hạn hẹp.
* Diện tích tự nhiên
Tổng diện tích tự nhiên là 212,9 ha, trong đó đất nông nghiệp là 110,19ha; đất dân cư 33,45ha; đất chuyên dùng 61,90ha; còn lại: 1,83ha đất nghĩa trang, 2,20ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, 3,45ha đất chưa sử dụng.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Về dân số, lao động
- Tính đến ngày 31/12/2012 thị trấn Đu có 4.506 nhân khẩu thường trú và 137 khẩu tạm trú, 1.307 hộ, mật độ dân số bình quân là 2.030 người/km2; Năm 2012 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị trấn là 1,56%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 16,8%.
- Tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 2.397, trong đó lao động nông nghiệp 719 người (chiếm 30%), lao động phi nông nghiệp 1.678 người, (chiếm 70%).
* Chức năng đô thị
Thị trấn Đu là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện Phú Lương, có tiềm năng phát triển các ngành nghề như thương mại kinh doanh dịch vụ, sản xuất hàng hóa và phục vụ các nhu cầu thiết yếu của nhân dân trong huyện; là nơi trung chuyển tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong và ngoài khu vực, có thể thu hút lao động và nhu cầu nhân dân các vùng về thị trấn định cư, xây dựng thị trấn Đu phát triển nhanh thành đô thị lớn mạnh.
Thị trấn Đu, huyện Phú Lương đã được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại 5 vào năm 2013.
* Về kinh tế
Trong những năm qua kinh tế của thị trấn Đu phát triển mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 20%; là đơn vị tự cân đối ngân sách, bình quân thu ngân sách hàng năm tăng 18-20% so với kế hoạch đề ra; năm 2012 thu ngân sách đạt 2.307.555.868 đồng (tăng 14% so với năm 2011); tổng doanh thu dịch vụ đạt 18 tỷ đồng (tăng 15% so với năm 2011).
* Văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng
- Hệ thống y tế tuyến cơ sở đang từng bước được hoàn thiện đáp ứng công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân; trạm có 06 biên chế (01 bác sỹ đa khoa, 01 y sỹ y học dân tộc, 01 y sỹ sản nhi, 02 y sỹ đa khoa, 01 điều dưỡng trung học) và 01 giường bệnh, mỗi năm tổ chức khám chữa bệnh cho 1.485 lượt người.
- Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lưới giáo dục không ngừng phát triển; hệ thống trường lớp cả 3 cấp được xây dựng kiên cố, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Trường Tiểu học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I, với 423 học sinh, trong đó có 84,2% học sinh khá giỏi; trường THCS được công nhận đạt chuẩn quốc gia, với 385 học sinh, trong đó có 59,99% học sinh khá giỏi; trường Mầm non với 335 học sinh, đạt 89% trẻ từ 0 – 5 tuổi ra lớp.
- Các chính sách xã hội (chính sách đối với người có công và người hưởng chính sách xã hội) được triển khai kịp thời, có hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo năm sau giảm hơn năm trước, hiện nay còn ...hộ = 1,7%; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư được đẩy mạnh, năm 2012 trên 84,56% hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; hệ thống chính trị cơ sở được xây dựng và củng cố vững mạnh; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
* Trụ sở làm việc và công trình công cộng
Trụ sở làm việc của các cơ quan thuộc Huyện uỷ và UBND huyện nằm tập trung trên địa bàn thị trấn đã được xây dựng kiên cố; các công trình công cộng phục vụ đô thị như trung tâm hành chính, chợ, hệ thống các trường: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được xây dựng khang trang, nhiều phòng học được trang bị đầy đủ phương tiện phục vụ cho việc dạy và học. Trạm y tế đang được xây dựng mới tại vị trí khu quy hoạch dân cư Thác Lở thị trấn Đu, dự kiến đến hết tháng 3/2013 đưa vào sử dụng. Hệ thống nhà văn hóa của 06 tiểu khu, là nơi tập trung để sinh hoạt văn hóa tập thể cho nhân dân được đầu tư xây dựng kiên cố và trang bị đảm bảo phương tiện phục vụ cho các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
* Hệ thống giao thông
Tổng số tuyến giao thông trên địa bàn là 25 tuyến, với chiều dài là 16,7 km. Đường Quốc lộ 3 chạy dọc theo qua thị trấn với chiều dài 3,3 km rải nhựa ápphan và trục đường Tỉnh lộ 263 từ thị trấn Đu đi xã Phủ Lý, Hợp Thành, Ôn Lương ra xã Phú Lạc huyện Đại Từ. Ngoài ra hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã đã được rải nhựa và đổ bê tông với tổng chiều dài trên 4,6 km.
* Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý rác thải
- Hệ thống cung cấp nước sạch đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, thị trấn có 01 nhà máy nước sạch với tổng chiều dài đường ống dẫn nước trên 17 km, đảm bảo cung cấp nước cho 85% hộ dân, mức tiêu thụ bình quân 0,5m3/hộ. Số hộ dân còn lại chủ yếu là sử dụng nước giếng khoan và giếng đào đảm bảo vệ sinh.
- Dọc hai bên Quốc lộ 3 đã được xây dựng rãnh bê tông có nắp đậy theo tuyến Quốc lộ 3 với tổng chiều dài 6 km và một số mương rãnh thoát nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư.
- Năm 2001 thị trấn Đu đầu tư xây dựng bãi chứa rác thải của thị trấn nhưng do quy mô nhỏ hẹp nên năm 2011 thị trấn lại tiếp tục đầu tư xây dựng một bãi chứa rác thải mới và đã đưa vào sử dụng từ đầu năm 2012 và hiện đang đầu tư xây dựng một lò đốt xử lý rác với công suất 8 tấn/ngày. Đến nay toàn bộ rác thải toàn thị trấn được thu gom và vận chuyển về bãi chứa rác thải và chờ xử lý đạt tỷ lệ thu trên 90%.
* Hệ thống cấp điện và chiếu sáng đô thị
Thị trấn có 07 trạm biến áp với tổng công suất 1.470KVA đáp ứng 100% nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn. Hệ thống đèn đường được lắp đặt đèn cao áp dọc hai bên Quốc lộ 3, đường Đu - Yên
Lạc, các khu dân cư trung tâm được lắp đặt hệ thống đèn trang trí vượt đường và đèn chùm tại các cây xanh hai bên đường tạo vẻ đẹp phong phú về đêm, các công trình thường xuyên được quan tâm bảo dưỡng sửa chữa và thay thế hỏng hóc, đảm bảo chiếu sáng cho nhân dân và đảm bảo trật tự an ninh xã hội.
* Thông tin bưu điện
Trên địa bàn thị trấn hiện có một bưu điện văn hóa và một trung tâm viễn thông của huyện cùng nhiều hệ thống dịch vụ viễn thông của các công ty viễn thông như viễn thông quân đội, mạng viễn thông Vina phone....Tỉ lệ phủ sóng phát thanh, sóng truyền hình là 100%. Mạng Internet đã được kéo đến tất cả các tiểu khu, 100% hộ dân sử dụng hệ thống thông tin liên lạc điện thoại di động và máy cố định, 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn.
4.2. Hiện trạng sử dụng đấtBảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 STT Chỉ tiêu Mã Diện tích (ha) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 212,90 1 Đất nông nghiệp NNP 110,19 1.1 Đất trồng lúa LUA 20,36
1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 10,31
1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 50,80
1.3 Đất rừng sản xuất RSX 15.58
1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2,89
1.5 Đất nông nghiệp còn lại (*) 20.56
2 Đất phi nông nghiệp PNN 99,23
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình
sự nghiệp CTS 5,56
2.2 Đất quốc phòng CQP 8,34
2.3 Đất an ninh CAN 0,74
2.4 Đất khu công nghiệp SKK 2,22
2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 14,72
2.6 Đất di tích danh thắng DDT 1,23
2.7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,83
2.8 Đất phát triển hạ tầng DHT 28,99
2.8.1 Đất giao thông DGT 17,82
2.8.2 Đất thuỷ lợi DTL 0,78
2.8.3 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,30
2.8.4 Đất cơ sở văn hoá DVH 0,34
2.8.5 Đất cơ sở y tế DYT 1,24
2.8.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 7,78
2.8.7 Đất chợ DCH 0,73
2.9 Đất ở đô thị ODT 33,40
2.10 Đất sông, suối SON 2,20
3 Đất chưa sử dụng CSD 3,48
(Nguồn: Biểu 01/CH: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên)
Tổng diện tích tự nhiên là 212,9ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp là 110,19 ha chiếm 51,76% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất trồng lúa là 20,36 ha chiếm 18,48% diện tích đất nông nghiệp + Đất trồng cây lâu năm là 50,80 ha chiếm 46,1% diện tích đất nông nghiệp + Đất rừng sản xuất là 15.58 ha chiếm 14,14% diện tích đất nông nghiệp + Đất nuôi trồng thuỷ sản là 2,89 ha chiếm 2,62% diện tích đất nông nghiệp + Đất nông nghiệp còn lại là 20.56 ha chiếm 18,65% diện tích đất nông nghiệp - Đất phi nông nghiệp là 99,23 ha chiếm 46,61% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 5,56 ha chiếm 5,6% diện tích đất phi nông nghiệp
+ Đất quốc phòng là 8,34 ha chiếm 8,4% diện tích đất phi nông nghiệp + Đất an ninh là 0,74 ha chiếm 0,75% diện tích đất phi nông nghiệp + Đất phát triển hạ tầng là 28,99 ha chiếm 29,21% diện tích đất phi nông nghiệp + Đất ở đô thị là 33,40 ha chiếm 33,66% diện tích đất phi nông nghiệp - Đất chưa sử dụnglà 3,48 chiếm 1,83% tổng diện tích tự nhiên
4.3. Kết quả điều tra thực địa giá đất
Bảng 4.2: Giá đất của thị trấn Đu do nhà nước quy định theo từng vị trí
Vị trí Ghi chú Giá tiền (nghìn
đồng) 1 Từ Km 90 (cổng bệnh viện ĐK huyện) đến Km 91+200 (nhà bác tường) 4.400 2 Từ Km 91+200 đến Km 91+500(cầu thác lở) 3.800 3 Từ Km 89+400 đến Km 90 (cổng bệnh viện ĐK huyện) 3.300 4 Từ Km 91+500 đến Km 92 + 450 (cổng Huyện Đội) 3.200 5 Từ Km 92 + 450 đến Km 93 + 100 (hết đất TT Đu) 2.500 6
Đường bê tông (Km 91+50) vào đấu nối với
đường Đu - Yên Lạc 1.500
Đường bê tông (Km 91+580) (đường vào
UBND xã Động Đạt cũ) đến hết đất TT Đu 1.500
Đường bê tông (Km 91+690) (đường vào Đền
Liệt sỹ) vào đến hết đường bê tông. 1.500
7
Đường bê tông (Km 89+700) vào đến hết
đường bê tông. 900
Đường bê tông (Km 89+810) vào 250m. 900
Đường bê tông (Km 90+250) (cạnh điện lực
Phú Lương) vào 250m. 900
Đường bê tông (Km 90+500) vào đến hết
đường bê tông. 900
Đường bê tông (Km 90+550) vào đến NVH
tiểu khu Thái An 900
8 Đường rộng ≥ 3,5m 600
9 Đường rộng < 3,5m 500
(Nguồn: 36/2013/QĐ-UBND)
Kết quả điều tra thực tế tại 50 thửa đất ở 9 vị trí khác nhau cho thấy là giá đất trên địa bàn thị trấn Đu luôn cao hơn giá đất do nhà nước quy định. Giá mà chủ sử dụng đất đồng ý bán cho người mua tại thời điểm tiến hành
điều tra luôn cao hơn so với mức giá mà nhà nước đã quy định trung bình khoảng 1,6 lần.
Bảng 4.3: Kết quả điều tra giá đất của thị trấn Đu theo giá thị trường Vị trí Stt Tên chủ sử dụng đất Giá nhà nước (nghìn đồng/m2) Giá thị trường (nghìn đồng/m2) So sánh (lần)
1 1 Lê Văn Nhâm 4.400 7.000 1,6
2 Dương Quốc Tuấn 4.400 7.200 1,6
3 Đào Văn Thực 4.400 7.000 1,6 4 Nguyễn Khắc Chinh 4.400 8.000 1,8 5 Phạm Đức Tuấn 4.400 7.500 1,7 6 Lê Thanh Khánh 4.400 7.000 1,6 7 Nguyễn Đức Hiếu 4.400 8.000 1,8 8 Trần Xuân Hưng 4.400 8.000 1,8 9 Lương Đức Hải 4.400 7.000 1,6 2 1 Nguyễn Mạnh Tường 3.800 6.000 1,6 2 Dương Sĩ Long 3.800 6.500 1,7 3 Phan Ngọc Nam 3.800 6.000 1,6 3 1 Nguyễn Hồng Hải 3.300 5.000 1,5 2 Phạm Nhật Minh 3.300 5.500 1,7
3 Nguyễn Hải Long 3.300 5.500 1,7
4 Nguyễn Mạnh Cường 3.300 5.000 1,5
5 Nguyễn Văn Hải 3.300 5.500 1,7
6 Dương Ngọc Long 3.300 5.500 1,7
7 Trương Công Định 3.300 5.500 1,7
4 1 Ma Khắc Văn 3.200 5.000 1,6
2 Đoàn Văn Thiện 3.200 5.500 1,7
3 Nguyễn Văn Phụng 3.200 5.500 1,7
4 Nguyễn Thanh Sơn 3.200 5.000 1,6
5 Mai Đức Tăng 3.200 5.000 1,6