Sự phát triển tuyến sinh dục cá nác đực

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá nác (boleophthalmus pectinirostris linnaeus, 1758) (Trang 45)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.4.2/Sự phát triển tuyến sinh dục cá nác đực

Tinh sào cá nác gồm hai dải nhỏ nằm sát hai bên sống lưng màu trắng đục, bên

ngoài được bao phủ bởi lớp màng mỏng. Một đầu dính vào lỗ sinh dục, một đầu tự

do nằm giữa xoang nội quan.

- Giai đoạn I: Tế bào sinh dục chưa phát triển chỉ là hai sợi chỉ mảnh nằm sát hai bên sống lưng. Trên lát cắt có thể thấy rõ tinh nguyên bào nằm trong các bào nang.

Hình 3.19: TSD đực ở giai đoạn I (phóng đại 400 lần)

- Giai đoạn II: Buồng tinh có 2 dải mỏng màu hồng nhạt. Về mặt tổ chức mô

học thấy rõ các túi sinh tinh, các tế bào sinh dục đực là các tinh nguyên bào đang ở

thời kỳ sinh trưởng và sinh sản.

Hình 3.20: TSD đực ở giai đoạn II (phóng đại 400 lần)

- Giai đoạn III: Tinh sào có màu trắng phớt hồng, cuối giai đoạn này có màu

trắng ngà. Trong các ống dẫn tinh chứa đầy các bào nang với các tế bào sinh dục ở

cùng một giai đoạn phát triển. Khoảng cách giữa các ống dẫn tinh rất hẹp. Các tinh nguyên bào Tinh bào 1 Tinh bào 2 Tinh nguyên bào

Về mặt tổ chức mô học, trong các ống dẫn tinh có nhiều túi nhỏ và quá trình tạo tinh xảy ra mạnh mẽ. Trong các tinh sào có tinh nguyên bào, tinh bào cấp I, tinh bào cấp II, tinh tử và tinh trùng.

- Giai đoạn IV: Buồng tinh đạt kích thước lớn nhất, dạng dãy phân thuỳ rõ ràng có màu trắng sữa.

- Giai đoạn V: Buồng tinh đang ở trạng thái sinh sản. Tinh trùng chứa đầy

trong ống dẫn tinh, sẵn sàng phóng tinh khi có hoạt động sinh sản.

- Giai đoạn VI: Buồng tinh đã tham gia sinh sản xong, bề mặt tinh sào có màu

đỏ hồng nhạt, mềm nhão.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá nác (boleophthalmus pectinirostris linnaeus, 1758) (Trang 45)