Đặc điểm môi trường phân bố và tần suất bắt gặp cá nác trong tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá nác (boleophthalmus pectinirostris linnaeus, 1758) (Trang 32)

L ỜI CẢM ƠN

3.1.1/ Đặc điểm môi trường phân bố và tần suất bắt gặp cá nác trong tự nhiên

Kết quả điều tra thu mẫu tại 4 tỉnh, chúng tôi thấy rằng hầu hết các tỉnh ven biển Bắc Bộ đều có cá nác phân bố, tuy nhiên tần suất bắt gặp thấp và phân bố không đều trong tự nhiên. Cá phân bố chủ yếu:

- Quảng Ninh : Tiên Yên, Yên Hưng, Hoành Bồ, Đông Triều.

- Hải Phòng : Tiên lãng, Vĩnh Bảo, Tràng Cát, Thuỷ nguyên, Đồ Sơn.

- Thái Bình : Tiền Hải, Thái Thụy.

- Nam Định : Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng.

Cá thích nghi với các bãi triều ven biển và vùng cửa sông, cửa lạch, bãi bồi

nơi có chất đáy là bùn, bùn pha sét và có thời gian ngập nước trong ngày ít, không phân bố tại các khu vực có cỏ nước và các vùng triều có bùn đen. Độ muối dao

động từ 2,0 - 280/00, pH 7,5 -8,5.

Bảng 3.1: Đặc điểm môi trường phân bố và tần suất bắt gặp. Đặc điểm môi trường sống

Địa điểm

pH S (0/00) Chất đáy

Tần suất bắt gặp

Quảng Ninh (Tiên Yên, Hoành Bồ,

Yên Hưng, Đông Triều) 6,0-8,7 2,7-28

Sét pha,

bùn ướt +

Hải Phòng (Tiên Lãng, Đình Vũ,

Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo, Đồ Sơn) 6,3-9,1 2,325

Sét pha,

bùn ướt +

Thái Bình (Tiền Hải, Thái Thuỵ,

Diêm Điền) 6,0-8,8 15  22 Sét pha,

bùn ướt +

Nam Định (Hải Hậu, Giao Thủy,

Nghĩa Hưng) 6,2-9,0 10  20

Sét pha,

bùn ướt ++

(Ghi chú: +: ít gặp (1-3 con/4m2) ++: Trung bình (4-6 con/4m2) +++: Gặp nhiều

(+++≥ 7 con/4m2))

3.1.2/ Mùa vụ tự nhiên

Cá nác thường xuất hiện quanh năm nhưng theo vùng địa lý, mùa vụ lại xuất hiện khác nhau. Trong các tỉnh điều tra, ấu trùng cá nác thường bắt đầu xuất hiện

vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 dương lịch, ấu trùng có thể vào sâu trong các khu

ao đầm nước lợ. Sau tháng 9, khả năng bắt gặp ấu trùng thấp hơn, chỉ bắt gặp ấu trùng cá ở các khu vực cửa sông, cửa lạch gần biển.

Từ tháng 4 đến tháng 9 có thể bắt gặp cá nác ở tất cả các giai đoạn phát triển, tuy nhiên trong thời gian này, khả năng bắt gặp cá ở giai đoạn trưởng thành cao hơn.

Ngoài ra, khả năng bắt gặp cá có dấu hiệu chín muồi sinh dục (CMSD) ở Hải Phòng, Quảng Ninh cũng sớm hơn so với cá có dấu hiệu CMSD ở hai tỉnh Thái Bình và

Nam Định.

Bảng 3.2: Sự phân bố cá nác theo lứa tuổi, vùng địa lý và thời gian trong năm.

TT Giai đoạn phát triển Tháng Vùng địa lý Độ muối

(0/00) 1 Phôi

2 Ấu trùng 3-9 Vùng cửa sông, các ao đầm

ven biển 15-22

3 Cá tiền trưởng thành 4-11 Vùng cửa sông, cửa lạch 5-20

4 Cá trưởng thành 1-12 Bãi triều, vùng cửa sông,

cửa lạch 0,3-28

5 Cá thành thục 3-9 Bãi triều, cửa lạch 7-24

Như vậy, các yếu tố sinh thái đã đóng vai trò quan trọng cho sự phân bố của cá

nác, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ và độ muối.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản cá nác (boleophthalmus pectinirostris linnaeus, 1758) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)