Cây đậu đũa (đọc thêm)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY RAU (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 44)

- Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để trồng rau có năng suất cao và

4.4.3.Cây đậu đũa (đọc thêm)

f. Chăm sóc

4.4.3.Cây đậu đũa (đọc thêm)

4.4.3.1. Nguồn gốc, phân bố, giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế

Đậu đũa bắt nguồn từ một trong ba loài phụ củ đậu cowpea (Vigna unquiculata) được trồng

nhiều ở Trung Quốc, vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Nam Châu Á, mở rộng sang Châu Phi.

4.4.3.2. Đặc điểm thực vật học

Đậu đũa là cây rau hàng năm có nhiều đặc điểm giống cây đậu cove. Chiều dài và kích thước lá lớn hơn đậu cove. Hoa lưỡng tính, tự thụ phấn, hoa mọc thành từng cặp đối xứng nằm trên phát hoa dài 15-20cm, thường có 2-3 đôi hoa trên chùm. Sau mỗi lần hái quả đôi, hoa bên trên phát triển

nhanh để cho lứa quả kế tiếp. Chiều dài trái đất thay đổi, từ 30-60 cm, quả chứa nhiều hạt, vỏ hạt màu nâu, trắng hay trắng nâu xen lẫn, trọng lượng 1000 hạt 220g.

4.4.3.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

Đậu đũa thích khí hậu nong, nắng nhiều, nhiệt độ thích hợp 20-300C, chịu nóng tốt hơn các loại đậu khác, nhưng chịu lạnh kém hơn. Nhiệt độ trên 350C có ảnh hưởng đến sự ra hoa, đậu quả. Rễ chính của đậu đũa ăn sâu, do đó chịu hạn tốt.

Đậu đũa là cây ngắn ngày, nhưng phản ứng với độ dài ngày không rõ rệt. Đậu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ thịt pha cát đến thịt pha sét. Đất thích hợp cho đậu đũa cần nhiều hữu cơ và thoát nước tốt, pH từ 5,5-6.

4.4.3.4. Kỹ thuật trồng

- Thời vụ: Đậu đũa có thể trồng được quanh năm. Vụ đông xuân gieo hạt tháng 1, vụ xuân hè gieo hạt tháng 3, vụ hè thu gieo hạt tháng 5, vụ thu đông gieo hạt tháng 8-9 dương lịch.

- Làm đất: mùa mưa lên luống cao 30cm, mùa khô lên luống cao 15-20 cm.

- Mật độ: đậu đũa lùn gieo khoảng cách 50x20 cm. Đậu đũa lùn gieo khoảng cách 70-100x20- 30cm. Mỗi hốc để 2 cây.

- Bón phân: Lượng gieo cho 1 ha như sau: phân hữu cơ 10-15 tấn.

250-300 kg urea/ha; 300-400kg lân supe/ha; 150-200kg kali clorua kg/ha.

Bón lót: trước khi gieo hạt, bón toàn bộ phân hữu cơ, 150-200kg supe lân, 30-40 kg KCl. Bón thúc lần 1 sau gieo 10 -15 ngày, kết hợp với vun gốc; bón 50-60kg ure, phân lân còn lại, 30-40kg KCl.

Bón thúc lần 2: sau gieo 40-45 ngày, bón nuôi quả với lượng phân còn lại. - Phòng trừ sâu, bệnh hại.

- Thu hoạch: Đậu đũa lùn bắt đầu cho thu hoạch 40-50 ngày và đậu đũa bò từ 55-60 ngày sau khi gieo. Đậu đũa cho thu hoạch kéo dài từ 30-45 ngày, 1-3 ngày thu hoạch 1 lần.

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP

1. Tạ Thị Thu Cúc (2006), Giáo trình Cây rau, NXB Nông nghiệp, Hà nội 2. Lê Thị Khánh (2009), Bài giảng Cây rau, Đại học Huế.

3. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2005), Ứng dụng công nghệ trong trồng rau, NXB Lao động, Hà Nội.

D) CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Cơ sở xác định công thức luân canh cà chua với các loại cây trồng khác? 2. Giả thích vì sao cây cà chua không chịu được úng, hạn?

3. Thuận lợi và khó khăn của các thời vụ trồng cà chua? giải pháp khắc phục những khó khăn này.

4. Quy luật nở hoa của quả cà chua? 5. Quá trình chín của quả cà chua?

6. Kỹ thuật làm giàn, tỉa cành, tỉa hoa, tỉa quả cà chua? 7. Kỹ thuật ươm cây giống?

8. Mật độ và khoảng cách trồng cà chua? 9. Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cà chua? 10.Kỹ thuật thu hái và bảo quản cà chua?

11. Vì sao cây cải bắp không chịu được úng, hạn? 12. Đặc điểm thân cây cải bắp?

13. Đặc điểm lá cây cải bắp? Biện pháp tác động để lá phát triển? 14. Yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm của cây cải bắp?

15. Vì sao cần luân canh cải bắp với cây trồng khác họ? 16. Kỹ thuật bón phân cho cải bắp?

17. Kỹ thuật chăm sóc cải bắp sau trồng?

18. Đặc điểm hoa dưa chuột, biện pháp tác động để nâng cao số lượng hoa cái? 19. Nguyên nhân làm quả dưa chuột cong queo, có vị đắng?

20. Yêu cầu về nhiệt độ, ánh sáng, nước của cây dưa chuột? 21. Các thời vụ trồng dưa chuột ở miền Bắc?

PHẦN II. THỰC HÀNH

BÀI 1. PHÂN LOẠI HẠT GIỐNG RAU VÀ CÂY CON GIỐNG RAU

Số tiết: 01 tiết

A) MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Mô tả được đặc điểm hạt giống rau và cây con giống rau.

- Kỹ năng: Phân loại được các loại hạt và cây giống rau

- Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tìm hiểu tài liệu, trao đổi thảo luận

B) NỘI DUNG:

1. Địa điểm thực hành: Phòng thí nghiệm Khoa học cây trồng, Trường ĐH Hùng Vương 2. Thiết bị: Kính lúp, cân kỹ thuật điện tử

3. Dụng cụ, vật tư: Hạt giống rau các loại , Cây rau giống (xu hào, cải bắp, suplơ)

Khay đựng hạt, kim dài, thước đo

4. Trình tự tiến hành

4.1. Kiểm tra dụng cụ, vật tư, thiết bị trước khi thực hành 4.2. Trình tự công việc chính và yêu cầu cần thiết

a. Nhận biết hạt giống rau

STT Tên công việc Thiết bị, dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật

1 Quan sát hạt giống Kính lúp Phân biệt được hạt giống 2 Mô tả hạt giống về màu sắc, kích cỡ, hình

dạng

Kính lúp, kim dài Phân biệt được hạt giống

3 Xác định số hạt/gam của 3 loại hạt giống rau

Cân Phân biệt được hạt giống rau

Hướng dẫn chi tiết thực hiện công việc

Tên công việc Hướng dẫn

- Quan sát hạt giống rau qua màu - Nhận biết được hạt giống

- Tiến hành phân loại theo họ, tên Latinh của loài.

- Vẽ minh hoạ - Cân 1g hạt

- Dựa vào màu sắc, kích cỡ, hình dạng để nhận biết.

- Dựa vào lý thuyết đã học để phân loại

- Dựa vào kính lúp phóng đại để nhận rõ hạt giống và vẽ minh hoạ

Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa

STT Hiện tượng Nguyên nghân Cách phòng ngừa

1 Nhầm lẫn hạt giống su hào, sup lơ

Giống nhau, khó phân biệt

Dùng kính lúp quan sát

2 Nhầm lẫn hạt giống cà chua, ớt, cà

Giống nhau, khó phân biệt

Căn cứ vào hình dạng, nếp nhăn trên hạt , có lông hoặc không có lông.

b. Nhận biết cây giống rau thời kỳ 1-2 lá thật

Tên công việc Thiết bị, dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật

Tên công việc Thiết bị, dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật

Theo dõi thời gian cây có 1-2 lá thật

Theo dõi số cây mọc 1-2 lá thật/1dm2

Quan sát, phân biệt màu sắc lá, hình dạng lá

Nhận biết được các cây su hào, suplơ và cải bắp. Xác định màu sắc lá, gân lá.

Xác định chiều cao cây giống ở thời kỳ 1-2 lá thật

Xác định chiều cao trung bình của các cây giống

Vẽ minh hoạ các cây giống ở thời kỳ 1-2 lá thật

Vẽ chính xác

Dạng sai hỏng và cách phòng ngừa

Hiện tượng Nguyên nhân Cách phòng ngừa

Nhầm lẫn Giống nhau Quan sát tỷ mỉ, chu đáo

5. Kiểm tra

- Tên Latinh của cây rau.

- Kiểm tra sự nhận biết của sinh viên đối với hạt giống rau. - Kiểm tra thời kỳ 1-2 lá thật, thơì gian để đạt 1-2 lá thật - Chiều cao cây trung bình của các cây giống

BÀI 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG RAU CẢI BẮP

Số tiết: 01 tiết

A) MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Nhớ và mô tả được phương pháp đánh giá chất lượng rau cải bắp.

- Kỹ năng: Đánh giá được một số chỉ tiêu chất lượng rau cải bắp.

- Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tìm hiểu tài liệu, trao đổi thảo luận

B) NỘI DUNG:

1. Địa điểm thực hành: Trung tâm thực nghiệm, Trường ĐH Hùng Vương. 2. Thiết bị:

3. Dụng cụ, vật tư: Bắp cải (để cả thân, lá, rễ)

Cân (5kg), thước dây, dao sắc

4. Trình tự tiến hành

4.1 Kiểm tra dụng cụ, mẫu vật 4.2 Hướng dẫn thực hành

Tên công việc Hướng dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ

thuật

Thiết bị dụng cụ

Quan sát toàn bộ cây cải bắp - Rễ: thuộc loại rễ gì

- Thân: dùng thước đo chiều cao thân ngoài, số lá ngoài, độ dày của lá

Mô tả chính xác các cơ quan của cây cải bắp Xác định độ chặt cải bắp theo công thức P = G/ (h1+h2+h3+0,52) hoặc P= G/ (0,52xHxD2) H: chiều cao bắp D: Đường kính bắp

Dùng thước dây đo đường kính bắp. Hai đường thẳng góc với nhau. Đường kính thứ 3 là chiều cao bắp (cm) 0,52 là hệ số điều chỉnh

P càng tiến tới 1 thì càng chăt. G là khối lượng bắp. Bắp có chặt hay không. Cân, thước đo Xác định độ chặt cải bắp theo công thức P= (H-h)/n

Đối chiếu P thực hành với P phần lý thuyết

Dùng dao sắc nhọn tách lá cải bắp khỏi thân và xếp 5 lá thành một nhóm theo thứ tự từ ngoài vào trong (vẽ đồ thị biểu diễn khối lượng lá)

H: chiều cao bắp, tính bằng mm h: chiều cao thân trong tính bằng mm H-h: độ dày của lớp lá trong

n: là số lá trong chỉ tính tương đối với lá có chiều dài 2cm trở lên.

Bắp có chặt hay không.

Cân, thước đo, dao

5. Đánh giá kết quả:

- Kết quả xác định độ chặt theo hai công thức

BÀI 3. ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT RAU CÀ CHUA

Số tiết: 01 tiết

A) MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Nhớ và mô tả được phương pháp đánh giá chất lượng rau cà chua

- Kỹ năng: Đánh giá được một số chỉ tiêu chất lượng rau cà chua.

- Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tìm hiểu tài liệu, trao đổi thảo luận

B) NỘI DUNG:

1. Địa điểm thực hành: Phòng thí nghiệm Khoa học cây trồng, ĐH Hùng Vương 2. Thiết bị: Máy đo độ Brix cầm tay.

3. Dụng cụ, vật tư: Quả cà chua các loại hình dạng khác nhau: tròn, bầu dục, quả lê.

Cân (5kg), thước Panme, dao sắc.

4. Trình tự tiến hành

Tên công việc Hướng dẫn Thiết bị, dụng

cụ

Yêu cầu kỹ thuật

Dạng quả theo mặt cắt dọc

Quan sát 3 quả chín của lứa quả 2 - 3 theo mặt cắt dọc:

Dẹt, Hơi dẹt, Tròn, Hình chữ nhật, Hình trụ, Hình elip, Hình tim, Hình trứng ngược, Hình trứng, Hình quả lê Dao, thước Panme Mô tả, vẽ hình Dạng quả theo mặt cắt dọc:

Quan sát mặt cắt đi qua đỉnh và đáy quả, chùm quả 2-3. Tính tỷ lệ chiều cao/đường kính của quả: Dẹt: <0,6, Tròn dẹt: 0,6- <0,9 Tròn: 0,9-1,1, Tròn dài: >1,1-1,3 Dài: >1,3 Dao, thước Panme Mô tả, vẽ hình Độ cứng của quả:

Dùng tay nắn khi quả chín hoàn toàn, chùm quả 2-3

Mềm, Trung bình, Cứng

Mô tả

Đường kính quả (cm):

Đo đường kính mặt cắt ngang phần lớn nhất của quả, chùm quả 2-3. Số quả mẫu: 10/lần nhắc Rất bé, Bé, Trung bình, To, Rất to

Thước Panme Mô tả

Độ dày thịt quả (mm):

Đo từ vỏ đến chỗ tiếp xúc ngăn hạt tại phần lớn nhất của quả, chùm quả 2-3.

Số quả mẫu: 10/lần nhắc Mỏng, Trung bình, Dày,

Mô tả

Độ Brix Xác định độ Brix ở các lứa quả 2-3, khi quả chín hoàn toàn

Lấy quả ngẫu nhiên quả của lứa 2-3 của 5 cây mẫu phân tích (chậm nhất sau thu hoạch 3 ngày). Nếu xác định bằng máy đo nhanh thì lấy ít nhất 3 quả của 3 cây.

Máy đo độ Brix Tính đựơc độ Brix

Thấp (dưới 3,5 %), Trung bình (3,6-4,4%) Cao (4,5 - 6,0%), Rất cao (Trên 6%)

Màu sắc quả chín Màu quả của chùm quả thứ 2 - 3 khi chín hoàn toàn

Kem, Vàng, Da cam, Hồng, Đỏ, Nâu

Mô tả

5. Kiểm tra

- Quan sát mô tả.

BÀI 4. KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI CÂY RAU

Số tiết: 03 tiết

A) MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Củng cố kiến thức các kỹ thuật trồng một số loại rau

- Kỹ năng: Thực hành các thao tác trồng một số loại rau.

- Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực tìm hiểu tài liệu, trao đổi thảo luận

B) NỘI DUNG:

1. Địa điểm thực hành: Trung tâm thực nghiệm, Truờng ĐH Hùng Vương. 2. Thiết bị:

3. Dụng cụ, vật tư: - Giống: đậu cove, rau cải, cà chua, dưa chuột,…

- Dụng cụ: cuốc, thùng tưới nước, cân,….

- Phân bón: phân vi sinh, phân lân supe, phân đạm ure, phân kaliclorua, vôi.

4. Trình tự tiến hành

4.1 Gieo trực tiếp trên đồng ruộng:

- Làm đất nhỏ, lên luống cao 20-30cm. Mặt luống 0,8-1,2m. Rãnh luống rộng 30-40cm. Bón vôi khử đất trước 2 tuần, sau đó mới tiến hành bón phân, gieo hạt.

- Bón phân: bón lót tòan bộ phân chuồng, lân supe. - Gieo hạt:

Gieo thẳng: áp dụng đối với hạt rau cải. Trộn đất bột hoặc cát với hạt để gieo cho đều. Gieo theo hốc: áp dụng đối với đậu cove, dưa chuột.

4.2 Gieo ở vườn ươm

Áp dụng đối với cây cà chua.

- Lựa chọn vị trí thuận lợi tưới nước, tiêu nước, không bị che sáng. - Làm đất nhỏ, tiến hành khử trùng đất.

- Bón đều phân chuồng, lân supe trước khi gieo. - Xác định lượng hạt gieo.

- Gieo đều trên mặt luống.

5. Yêu cầu

- Sinh viên nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm, trồng các loại cây trồng nêu trên. - 2 sinh viên/nhóm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Thu Cúc (2007), Giáo trình Cây rau, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Kỹ thuật thủy canh và sản xuất rau sạch, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi (1996), Sổ tay người trồng rau, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội

4. Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005), Ứng dụng công nghệ trong sản xuất rau, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

5. Trần Khắc Thi (1996), Sổ tay người trồng rau, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.

6. Phạm Thị Thuỳ (2008), Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tố,. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY RAU (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 44)