- Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để trồng rau có năng suất cao và
f. Chăm sóc
4.1.3. Cây khoai tây (đọc thêm)
- Khoai tây thuộc nhóm cây thực phẩm cao cấp. Hfm lượng dinh dưỡng trong củ khoai tây phong phú gồm tinh bột, protein, gluxit, lipit, các loại vitamin: caroten, B1, B2, B3, B6, PP, C, chất khoáng chủ yếu: P, Ca, Fe, Mg, K, trong củ khoai tây còn chứa một số axit amin tự do.
- Cây khoai tây cũng giữ vai trò là cây lương thực chủ yếu của nhiều nước trên thế giới. - Cây khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Ở Việt Nam cây khoai tây được trồng năm 1890 tại một số tỉnh: Hải Phòng, Cao Bằng, Hà Tây. Hiện nay khoai tây được trồng chủ yếu đồng bằng sông Hồng, Đà Lạt.
4.1.3.2. Đặc điểm sinh vật học a. Rễ
Khoai tây mọc từ hạt có rễ chính và rễ chùm. Khoai tây trồng từ củ chỉ phát triển rễ chùm. Rễ mọc ở củ và thân ngầm dưới mặt đất. Bộ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 0-40cm.
b. Thân
Gồm hai phần:
- Trên mặt đất: Mầm mọc từ củ giống vươn dài lên khỏi mặt đất phát triển thành thân chính, mang lá. Trung bình có 2-5 thân trên khóm, chiều cao thân từ 35-150cm. Thân có màu xanh hoặc tím, hồng.
- Dưới mặt đất: Củ khoai tây thực chất là do sự phình to và rút ngắn của tia củ (thân ngầm). Củ khoai tây có cấu tạo giống như một thân (mắt củ mang mầm chính, mầm bên.) Màu sắc củ, hình dạng củ, số mắt củ tùy thuộc vào giống.
Mối quan hệ giữa bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất chặt chẽ, tỷ lệ này đạt 1:1 hoặc 1:0,8 thì khoai tây cho năng suất cao nhất.
c. Lá
Lá hình thành và hoàn thiện theo sự tăng trưởng của cây: đầu tiên là lá nguyên đơn, sau đó là lé kép lẻ chưa hoàn chỉnh và cuối cùng là lá hoàn chỉnh. Số lượng và kích thước lá phụ thuộc vào giống.
d. Hoa- quả- hạt
Hoa: là loại hoa tự thụ phấn, hạt phấn thường bất thụ nên tỷ lệ đậu quả thấp. Hoa có cấu trúc hình sim, 5 cánh, màu sắc phụ thuộc vào giống.
Quả: loại quả mọng hình tròn hoặc trái xoan, xanh lục, có 2-3 noãn tạo 2-3 ngăn chứa hạt rất nhỏ. Hạt: dạng tròn dẹt, màu xanh đen, khối lượng 1000hạt là 0,5 g. Hạt có thời gian ngủ nghỉ dài như củ giống.
e. Các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của khoai tây * Thời kỳ ngủ nghỉ
Củ khoai tây bắt đầu ngủ nghỉ khi cây bước vào giai đoạn chín sinh lý, lúc này trên mặt đất thân lá vàng úa tự nhiên. Củ khoai tây thu hoạch về bảo quản trong điều kiện bình thường cũng không nảy mầm. Thời gian ngủ nghỉ từ 50-100 ngày, thời gian ngủ nghỉ còn phụ thuộc vào giống.
* Thời kỳ nảy mầm
Khi sự ngủ nghỉ bị phá vỡ, mầm đỉnh củ thường mọc trước, sinh trưởng khỏe và cho năng suất cao nhất. Sự nảy mầm phụ thuộc vào tuổi của củ và nhiệt độ.
* Thời kỳ sinh trưởng thân lá
Sau khi trồng, các mầm chính trên củ vươn cao thành thân lá trên mặt đất. Các chồi bên tiếp tục vươn lên. Thân chính và thân phụ có khả năng phân nhánh.
Khi cây mọc, rễ cũng xuất hiện ở các mắt trên thân củ dưới mặt đất, sự phát sinh thân ngầm cũng bắt đầu vào lúc này.
Trong suốt quá trình phát triển thân lá, yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng và khả năng tạo ra năng suất.
* Thời kỳ hình thành thân ngầm
Thân ngầm là những thân phát sinh, phát triển ở dưới mặt đất.
Sự hình thành thân ngầm chịu tác động lớn của yếu tố ngoại cảnh. Những thân ngầm đang phát triển dễ dàng chuyển thành chồi khi bị phơi ra ánh sáng hoặc nhiệt độ quá cao.
* Thời kỳ củ phát triển
Đây là thời kỳ quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng của khoai tây. Đầu tiên củ được tạo thành ở những thân ngầm gần gốc nhất. Những củ hình thành đầu tiên thường có ưu thế trội hơn các củ hình thành muộn về chất lượng.
Sự lớn lên của củ được xúc tiến trong những điều kiện cụ thể sau: - Nhiệt độ thấp, đặc biệt vào ban đêm
- Điều kiện ngày ngắn, cường độ quang hợp mạnh, dinh dưỡng được cung cấp sớm và đầy đủ kết hợp với vun đất lấp củ.
- Độ ẩm đất cũng đóng vai trò tích cực trong quá trình hình thành củ (thích hợp nhất là 80%).
* Thời kỳ phát triển hoa, quả, hạt
Nụ hoa xuất hiện ở chồi, sau 40 ngày khi hoa được thụ phấn thì thu hoạch hạt. Hạt khoai tây nhỏ, 1 gam có 1600 hạt.
Nhân giống bằng hạt có ưu điểm sau:
- Sức sống cao, sinh trưởng khỏe, có khả năng kháng bệnh do vi khuẩn, virut gây hại. - Có thể cho năng suất, chất lượng theo mong muốn
- Chủ động cung cấp đủ nguồn giống tối ưu.
Tuy nhiên nhân giống từ hạt cũng có những nhược điểm: - Tỷ kệ rụng hoa, nụ cao, hạt phấn có sức nảy mầm kém.
- Nhiều giống gieo trồng từ hạt, đời G0 có năng suất thấp, củ nhỏ; để sản xuất khoai tây thương phẩm cần phải gieo từ hạt G1.
- Hạt khoai tây có thời gian ngủ nghỉ như củ. - Thời kỳ cây con đòi hỏi phải chăm sóc cẩn thận.
4.1.3.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh a. Nhiệt độ
Cây khoai tây sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu ấm áp, ôn hòa không chịu được nóng hay rét. Các thời kỳ khác nhau cũng yêu cầu nhiệt độ khác nhau:
- Hạt nảy mầm thích hợp ở 18-220C.
- Thời kỳ sinh trưởng thân lá thích hợp ở 20-250C.
- Thời kỳ hình thành và phát triển củ thích hợp nhất ở 16-180C, giới hạn là 15-220C.
b. Ánh sáng
Khoai tây là cây ưa sáng, cường độ ánh sáng thích hợp là 40.000-60.000lux. - Thời kỳ ra hoa yêu cầu ánh sáng ngày dài.
c. Nước
Do bộ rễ ăn nông, tiềm năng năng suất cao nên khoai tây cần cần được cung cấp nước thường xuyên. Thiếu hoặc thừa nước đều gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây.
d. Đất, pH và dinh dưỡng * Đất và pH
- Khoai tây thích hợp với nhiều loại đất khác nhau trừ đất thịt nặng và đất sét úng ngập. Đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, giữ nước sẽ cho năng suất cao..
- pH đất từ 5-7, thích hợp nhất là 6-6,5. pH cao có thể gây bệnh ghẻ.
* Dinh dưỡng
- Nitơ: Sử dụng khoảng 100-200kg/ha, nếu bón đạm quá cao sẽ làm kéo dài thời gian sinh trưởng, ức chế sự phát sinh và phát triển của củ, làm chậm quá trình chín sinh lý của củ; giảm khả năng chống chịu và hàm lượng chất khô.
- Photpho: Bón đủ photpho làm cây sớm ra hoa và hình thành củ, tăng khả năng chống chịu với bệnh virut.
- Kali: Kali ảnh hưởng tới chất lượng củ, bón đủ kali làm tăng hàm lượng chất khô, giảm bệnh đốm đen trên củ. Bón kali sunfat phù hợp với khoai tây hơn.
- Canxi: Việc bổ sung canxi làm trung hòa độ chua trong đất, giúp cho hoạt động của hệ rễ trong quá trình hút nước và khoáng chất.
4.1.3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sau trồng a. Luân canh tăng vụ
Mục đích: - Thay đổi môi trường để hạn chế tỷ lệ sâu, bệnh hại - Tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.
b. Thời vụ
Khoai tây chủ yếu được trồng vụ đông - Vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ: + Vụ sớm: trồng từ 20-25/9 + Chính vụ: trồng từ10-15/10 – 10/11 + Vụ xuân: trồng cuối tháng 12 – 10/1 - Miền núi: + Vụ sớm: trồng từ 15/9- đầu tháng 10 + Chính vụ: trồng từ 15/10 – tháng 11 + Vụ xuân: trồng cuối tháng 12 – 15/1
- Khu bốn cũ: chính vụ có thể trồng muộn hơn so với đồng bằng sông Hồng
c. Chuẩn bị giống và các phương pháp trồng * Cách chọn củ giống
- Củ giống phải thể hiện đặc trưng, đặc tính của giống - Không có vết sâu, bệnh hại, vết thương cơ giới
- Chọn những củ giống có chiều dài mầm từ 0,5-3 cm, mầm phải mập, có màu xanh nhạt.
- Trồng bằng củ: Nếu trồng củ to sẽ tốn nhiều giống, có thể áp dụng kỹ thuật cắt củ để tăng hệ số nhân giống. Chọn những củ to có khối lượng 60 gam trở lên. Dùng dao sắc và sạch nhúng nước xà phòng loãng, cắt củ khoai tây theo chiều dọc củ.
- Trồng từ hạt: Trồng từ hạt phải thông qua giai đoạn vườn ươm hoặc gieo bầu. Sau gieo 25-30 ngày mới trồng ra ruộng sản xuất, nên trồng 2-3 cây/hốc. Khoai tây trồng từ hạt có thể lấy củ thương phẩm hoặc củ giống.
d. Kỹ thuật trồng
* Chọn đất: đất có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, mặt đất phẳng. Khu
vực trồng phải thuận tiện giao thông, gần nguồn nước sạch và phân bón.
* Quy hoạch vùng trồng
- Khu vực trồng khoai tây phải có diện tích lớn, tập trung.
- Quy mô sản xuất phải phù hợp với trình độ tổ chức quản lý, điều kiện sinh thái, nhân lực lao dodọng và phương thức sản xuất.
* Làm đất
- Đất phải tơi xốp cải thiện được chế độ thông khí trong đất, tăng khả năng giữ nước, giữ phân. - Phá váng hoặc tạo cơ hội phơi ải trong khi gieo trồng.
- Làm nhỏ đất tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, tạo bề dày tầng canh tác.
* Mật độ và khoảng cách
Trồng hàng đôi: mặt luống rộng 90-95cm, rạch 2 hàng hoặc bổ hốc, hàng cách hàng là 50- 55 cm, cây cách cây là 25-30 cm.
Trồng hàng đơn: mặt luống rộng 40-45cm, rạch 1 hàng hoặc bổ hốc.
* Phân bón
Phân chuồng hoai mục: 15-20 tấn
NPK (nguyên chất/ha): 120-150N; 60-90 P2O5; 90-120K2O.
Bón thúc lần 1: sau trồng từ 20-25 ngày kết hợp với xới xáo, vun gốc, tỉa cây.
Lần 2: sau lần 1 khoảng 15 ngày kết hợp với vun cao luống, không bón thúc muộn hơn 50 ngày sau trồng.
* Kỹ thuật trồng
- Chuẩn bị lượng củ giống 30-45kg/sào
- Trước khi trồng trộn đều phân với đất, tránh đặt củ giống trực tiếp vào phân bón. - Giữ ẩm để mầm khoai mau mọc.
* Cách đặt củ giống
- Đặt thẳng mầm. - Đặt nghiêng mầm
- Đặt úp mầm, chỉ thực hiện ở vùng đất khô ráo, mực nước ngầm thấp.
Cách đặt mầm tùy thuộc vào điều kiện đất đai của từng vùng. Khi đặt chú ý đặt tất cả các mầm đỉnh về một phía. Trong sản xuất thường đặt mầm thẳng.
e. Chăm sóc
- Xới vun: Tạo điều kiện cho đất tơi xốp, đủ lượng đất che phủ tạo bóng tối cho củ phát triển, làm sạch cỏ dại.
+ Xới vung lần 2: sau trồng 30-35 ngày chủ yếu vét rãnh, vun cao luống. - Bón thúc: Kết hợp hai lần xới vun.
- Tỉa nhánh: Sau trồng 15-20 ngày tỉa ở những giống có số nhánh lớn hơn 5 nhánh/khóm. - Tưới nước: Chủ động tưới và tiêu nước. Chú ý tưới vào thời kỳ quan trọng: sau trồng 25-30, 40, 50, 60 ngày. Sau trồng 70 ngày ngừng tưới, độ ẩm đất 65-70% có lợi cho tích lũy chất khô vào củ.
f. Phòng trừ sâu bệnh hại
Khoai tây có nhiều loại sâu, bệnh hại do đó cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp. Một số loại sâu, bệnh hại chính:
- Sâu hại: Rệp sáp, rệp hại gốc khoai tây, rệp đào, sâu xám, nhện hại. - Bệnh hại: Mốc sương, héo xanh vi khuẩn, héo vàng, bệnh virut.
4.1.3.5. Thu hoạch và bảo quản * Thu hoạch
- Một tuần trước khi thu hoạch cần cắt bỏ thân lá. - Cần phơi củ tại ruộng ngay sau khi thu hoạch.
- Phân loại củ theo tiêu chuẩn củ giống hoặc củ thương phẩm.
* Bảo quản
- Bảo quản kho tự nhiên - Bảo quản kho lạnh.