- Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để trồng rau có năng suất cao và
f. Chăm sóc
4.3.2. Cây dưa chuột
- Cây dưa chuột có nguồn gốc ở miền Tây Ấn Độ, cũng có nhiều ý kiến cho rằng dưa chuột có nguồn gốc ở Nam Á. Dưa chuột được truyền bá đến một số vùng thuộc Tây Châu Á, Bắc Phi, …
- Dưa chuột là loại rau ăn tươi, trộn xa lát, muối chua, … Trong quả dưa chuột có thành phần hóa học chủ yếu: vitamin A, vitamin B1, B2, vitamin C các chất khoáng K, Ca, P, …
- Dưa chuột là loại rau ăn quả được trồng rộng rãi trên thế giới, chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất, tiêu dùng và thương mại.
Ở nước ta, những năm gần đây dưa chuột đã trở thành loại rau xuất khẩu quan trọng. Dưa chuột có thể gieo trồng cả 3 miền, hàng năm có thể trồng 2-3 vụ.
4.3.2.2. Đặc tính thực vật học a. Bộ rễ
- Rễ dưa chuột thuộc loại rễ chùm. Gồm một rễ chính và rễ phụ.
- Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng rừng nhiệt đới ẩm nên khả năng chịu hạn kém nhưng không có khả năng chịu úng.
- Khả năng tái sinh của bộ rễ dưa chuột kém.
b. Thân
Thân dưa chuột là loại thân thảo. Độ dài thân phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Chiều cao cây dao động từ 1,3-3,0m.
Trên thân chính có khả năng phân nhánh cấp 1,2,3,… Ở mỗi nách lá trên thân thường mọc ra tua cuốn phân nhánh hoặc không phân nhánh. Khi tỉa cành, tùy vào điều kiện thâm canh có thể giữ lại từ 1-3 cành cấp 1.
c. Lá
Gồm 2 loại lá: lá mầm và lá thật.
- Lá mầm (nhú ra đầu tiên) có hình trứng tròn dài, mọc đối xứng qua trục thân, có nhiệm vụ quang hợp, tạo vật chất nuôi cây và ra lá mới. Kích thước lá mầm phụ thuộc vào phẩm chất hạt giống, nhiệt độ, độ ẩm đất lúc hạt nảy mầm. Thời gian tồn tại của lá mầm tương đối dà.
- Lá thật lá những lá đơn có cuống dài, lá có góc cạnh, chia thùy nhọn hoặc có dạng chân vịt, phiến lá, cuống lá đều có lông. Màu sắc lá có xanh vàng hoặc màu xanh thẫm. Số lá, diện tích lá của dưa chuột tăng chậm vào thời kỳ cây con, đạt tối đa vào thời kỳ thu quả. Nách lá là nơi phát sinh ra lá, tua cuốn, hoa đực, hoa cái và rễ bất định.
d. Hoa
- Thuộc loại hoa đơn tính. Hoa có màu vàng, đường kính từ 2-3cm. - Giới tính của hoa dưa chuột biểu hiện rất đa dạng:
+ Đơn tính cùng gốc: Tức là hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. + Trên cây chỉ có hoa cái (thuần cái).
+ Đơn tính khác gốc.
+ Hoa cái và hoa lưỡng tính cùng gốc.
Trong các loại hình trên, giới tính của hoa dưa chuột chủ yếu thuộc loại hình hoa đơn tính cùng gốc.
Sự xuất hiện của hoa cái sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiệt độ, chế độ ánh sáng, chất dinh dưỡng, nồng độ CO2.
- Đặc tính ra hoa của cây dưa chuột: Hoa đực ra trước, hoa cái ra sau. Hoa cái có xu hướng
xuất hiện trên thân chính. Hoa đực thường mọc thành chùm trên nách lá, hoa cái mọc đơn nhưng thường mọc cao hơn hoa đực
e. quả và hạt
- Quả dưa chuột thuộc loại quả thịt, do một số lá noãn tạo thành. Quả dưa chuột gồm 3 lớp vỏ quả. Vỏ quả ngoài thường dai, còn vỏ quả giữa và vỏ quả trong hóa thịt và chứa nhiều dịch.
- Quả dưa chuột thường thuôn, dài, chia ba múi, hạt đính vào giá noãn.
- Hình dạng, kích thước, khối lượng, màu sắc quả phụ thuộc vào giống và có sự sai khác rất lớn giữa các giống. Quả dưa chuột thường có hai thời điểm chín: Chín thương phẩm và chín sinh lý.
- Hạt dưa chuột có hình bầu dục hay thuôn dài, thường có màu sáp. Số lượng hạt nhiều hay ít phụ thuộc vào giống, có thể có từ 10-150 hạt/quả tùy giống.
4.3.2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh a. Nhiệt độ
Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng rừng nhiệt đới nên ưa khí hậu ấm áp, nhưng có thể nảy mầm ở nhiệt độ tối thiểu lá 12-150C, tối đa là 35-400C, tối thích là 25-300C.
Tổng tích ôn từ lúc gieo đến lúc thu hoạch là khoảng 9000C, đến lúc thu hết là khoảng 1.6500C. Như vậy, có thể trồng dưa chuột ở tất cả các vùng trên cả nước, đặc biệt là ở trung du và miền núi. Cây dưa chuột rất mẫm cảm với sương giá và nhiệt độ thấp và ban đêm.
b. Ánh sáng
Dưa chuột ưa ánh sáng ngày ngắn (10-12 giờ). Cường độ ánh sáng thích hợp là: 15.000-17.000lux.
c. Nước và độ ẩm
- Dưa chuột là cây trồng có nhu cầu nước cao nhất trong các cây trồng thuộc họ bầu bí. Độ ẩm đất thích hợp từ 85-95%, độ ẩm không khí từ 90-95%.
- Khả năng chịu hạn của dưa chuột rất kém.
- Thời kỳ ra hoa, tạo quả, cây dưa chuột yêu cầu lượng nước cao nhất.
d. Chất dinh dưỡng
- Đất trồng thích hợp lá đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ, pH = 5,5-6,5
- Nhu cầu dinh dưỡng: K>N>P. Cây dưa chuột rất mẫn cảm với sự thiếu hay thừa dinh dưỡng khoáng.
- Phân chuồng có tác dụng làm tăng năng suất một cách rõ ràng.
4.3.2.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sau trồng a. Thời vụ
- Các tỉnh miền bắc và miền trung có thể gieo trồng từ 2-3 vụ/năm + Vụ xuân (vụ chính): gieo cuối tháng 1,2 thu cuối tháng 3,4 + Vụ hè thu: Gieo liên tục từ tháng4-7, thu liên tục từ tháng 6-9 + Vụ đông: gieo vào tháng 9,10, thu vào tháng 11-12.
- Các tỉnh phía Nam: Gieo vào cuối tháng 4đầu tháng 5, thu vào tháng 6-7
b. Làm đất, lên luống, gieo hạt
- Làm đất: Do bộ rễ dưa chuột rất yếu nên phải làm đất kỹ, đảm bảo tơi, xốp và sạch cỏ dại. - Lên luống: mặt luống rộng 1,2m; cao 20-30cm; rãnh rộng 30cm.
- Gieo hạt: hạt được gieo 2 hàng/ luống, với khoảng cách 60 x 40cm, mật độ khoảng 30.000 cây/ha. Mỗi hốc gieo từ 1-2 hạt, tùy giống.
+ Lượng hạt giống gieo/ha khoảng 1,3kg (giống Việt Nam); 0,8-1,0 kg (giống nhập nội).
c. Bón phân và cách bón phân
- Lượng phân bón/ha:
+ Phân chuồng hoai mục: 20 tấn.
+ Phân vô cơ nguyên chất: 70kgN + 40kg P2O5 + 90kg K2O
+ Vôt bột: 400-500kg, nếu đất chua (pH<5) có thể tăng lượng vột bột lên. - Cách bón phân:
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng, phân lân và 50% N, 50%K2O + Bón thúc: lượng phân còn lại chia thành 2 lần bón thúc.
Lần 1: khi cây 4-5 lá thật, lượng phân 25% phân đạm + 25% phân kali.
Lần 2: Khi thu xong quả lứa đầu, lượng phân 25% phân đạm + 25% phân kali.
d. Phòng trừ sâu bệnh
Một số loại bệnh thường gặp trên cây dưa chuột.
- Bệnh sương mai: Là bệnh gây hại chủ yêu trên cây dưa chuột, bệnh gây hại ở tất cả các thời vụ
trồng (đặc biệt trong các vụ có nhiệt độ < 200C và ẩm độ cao).
Triệu chứng: Bệnh gây các vết thâm đen trên lá, sau đó vết bệnh khô lại. Phòng trừ: Khi bệnh gây hại đến ngưỡng kinh tế thì thuốc hóa học để trừ.
- Bệnh phấn trắng: Xuất hiện giữa hoặc cuổi thời kỳ sinh trưởng. Các giống địa phương ít bị bệnh hơn, các giống nhập nội nhiễm nặng.
4.3.2.5. Thu hoạch và để giống * Thu hoạch
Khi quả đậu được 7-10 ngày, có thể thu hoạch, không nên để quả già sẽ ảnh hưởng đến lứa quả sau. Nên thu quả vào buổi sáng để buổi chiều tưới phân thúc. Thời kỳ quả rộ, có thể thu 2-3 ngày/ lần
* Để giống
- Ruộng để giống phải cách li 2km.
- Mỗi cây để 3-4 quả giống, hoa cái ra sau nên ngắt bỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi quả giống
- Khi quả giống được 25-30 ngày tuổi có thể thu quả giống, để chín sinh lý từ 4-5 ngày, bổ dọc quả, lấy thìa cạo toàn bộ hạt cho vào chậu nhựa hay sành sứ 1 ngày đêm sau đó đãi kỹ, phơi 2-3 năng nhẹ, cất vào lọ thủy tinh, chum vại, sành sứ, đậy kín.