Cây su hào (đọc thêm)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY RAU (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 37)

- Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để trồng rau có năng suất cao và

4.2.3.Cây su hào (đọc thêm)

f. Chăm sóc

4.2.3.Cây su hào (đọc thêm)

4.2.3.1. Nguồn gốc, phân bố, giá trị dinh dưỡng và ý ghĩa kinh tế

Su hào là cây rau vụ đông trồng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam, có thành phần dinh dưỡng phong phú, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, kỹ thuật trồng trọt đơn giản, dễ chế biến. Ngoài ra cây su hào còn có thể xuất khẩu.

4.2.3.2. Đặc tính thực vật học a. Hệ rễ

Hệ rễ su hào thuộc loại rễ cạn, rễ chùm, phân bố ở đất mặt từ 0 – 30cm. Vì vậy su hào không chịu khô hạn, cũng không chịu úng.

b. Thân

Thân su hào là bộ phận sử dụng chủ yếu (có thể sử dụng cả lá non), thân củ phình to, độ lớn phụ thuộc vào đặc điểm của giống, khối lượng thân củ từ 50 g (su hào trứng, su hào dọc tăm) đến 500g – 1kg (su hào đại, su hào bánh xe).

c. Lá su hào

Lá su hào dài, cuống lá tròn và phân chia rõ ranh giới với phiến lá. Phiến lá có răng cưa, răng cưa sâu và không đều nhau.

Lá trên thân sắp xếp theo hình xóay ốc, khoảng cách giữa các lá phụ thuộc vào đặc điểm của giống.

d. Hoa, quả và hạt

Hoa, quả và hạt su hào tương tự như cải bắp. Hạt su hào nhẵn hơn hạt cải bắp.

4.2.3.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

Nhu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây su hào giống cây cải bắp. Su hào ưa nhiệt độ mát lạnh, có thể chịu rét, nhưng không chịu nóng. Su hào là cây hai năm, năm thứ nhất yêu cầu nhiệt độ thấp để qua giai đoạn phân hóa; năm thứ hai gặp điều kiện ánh sáng thích hợp sẽ ra hoa. Hiện nay su hào không có khả năng ra hoa ở vùng đồng bằng.

4.2.3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sau trồng a. Thời vụ

Thời vụ su hào có thể gieo trồng từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau: Vụ đông xuân: gieo vào tháng 7 – 8

Vụ chính: gieo vào tháng 9 – 10 Vụ muộn: gieo vào tháng 11 – 12

b. Đất đai, phân bón

Đất đai: Kỹ thuật làm đất giống như cây cải bắp

Phân bón: ít hơn cải bắp, 15 - 20 tấn phân chuồng hoai mục/ha + 60 – 80 kg N + 60 – 75kg P2O5 + 80 – 90 kg K2O. Phương pháp bón giống cải bắp.

c. Khoảng cách, mật độ

Khoảng cách su hào thay đổi chủ yếu do giống: - Giống sớm: 25 x 20 cm khoảng 25 vạn cây / ha - Giống vừa 30 x 30 cm hoặc 35 x 30cm

- Giống muôn: 40 x 40cm hoặc 45 x 40cm

d. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sau trồng

Tương tự như cây cải bắp, nhưng quá trình trồng và chăm sóc cần chú ý một số điểm sau đây: - Cây giống non hơn cải bắp thường đạt 4 – 5 lá hoặc sau gieo 25 – 28 ngày.

- Khi trồng chú ý lấp đất vừa kín rễ, không lấp đất quá sâu, trồng sâu khi thân củ phình to, vỏ củ tiếp xúc với đất sẽ tạo những vết bẩn làm giảm giá trị hàng hóa.

Su hào sớm, su hào địa phương có vỏ mỏng, dễ bị nứt khi thay đổi chế độ nước trong đất và nồng độ chất dinh dưỡng, vì vậy cần duy trì chế độ ẩm thích hợp thường xuyên. Tưới thúc 4 – 5 ngày/lần với nồng độ 1%, số lần tưới thúc trong quá trình sinh trưởng từ 8 – 10 lần, phân kali thúc khi bắt đầu phình củ và củ phát triển. Trước khi thu hoạch 2 – 3 tuần ngừng chăm sóc.

4.2.3.4. Thu hoạch

Thu hoạch su hào thương phẩm chủ yếu dựa vào thời kỳ sinh trưởng và đặc điểm hình thái bên ngoài của giống. Giống sớm sau trồng 50 – 60 ngày, giống trung sau 65 – 80 ngày, giống muộn sau trồng 85 – 90 ngày thì được thu hoạch. Đối với su hào nên thu hoạch non một chút sẽ đảm bảo chất lượng. Khi thu hoạch cần chú ý những củ cân đối, vỏ xanh nhạt, mỡ, bóng, mặt củ có nhiều phấn thường là những củ non. Khi nhổ chỉ cần nắm phần lá phía trên, tỉa bỏ lá già, chỉ để lại 2 – 3 lá.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY RAU (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 37)