Cây bầu (đọc thêm)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY RAU (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 41)

- Thái độ: Vận dụng các kiến thức đã học để trồng rau có năng suất cao và

f. Chăm sóc

4.3.3. Cây bầu (đọc thêm)

4.3.3.1. Nguồn gốc, phân bố, giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế

Cây bầu có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới trên thế giới. Quả non là bộ phận sử dụng để luộc, nấu canh, xào,..

Quả non có tỷ lệ dinh dưỡng kém hơn các cây khác cùng họ, nhưng thịt quả non ngọt, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, chữa bệnh mụn lở. Vỏ quả già cứng có thể dùng dụng để chế tạo chai lọ hoặc đồ gia dụng.

Cây bầu dễ trồng, sản lượng cao, thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu rộng rãi nên được ưa chuộng trong sản xuất.

4.3.3.2. Đặc điểm thực vật học

Bầu là cây hằng niên, thân leo quấn, tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển mạnh và có tính sinh nhánh lớn do đó khi cánh tác phải bấm ngọn, làm dàn. Bộ rễ phát triển, ăn rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt thân.

Lá bầu có hình phiến tròn, gân trên cuống dài, gân lá hình chân vịt.

Hoa đơn tính, cùng cây, hoa to với 5 cánh màu trắng. Hoa cái có bầu ngoãn hạ và rất phát triển, hoa đực có cuống dài. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

Quả có hình dạng và kích thước thay đổi, thường có hình trụ, dài 50-100 cm, khi già vỏ quả hóa gỗ. Quả non được sử dụng ăn tươi hay phơi khô.

4.3.3.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

- Cây bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-300C và cường độ ánh sáng mạnh.

- Ánh sáng: Cây bầu ưa ánh sáng ngày ngắn, quang kỳ ngắn kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy ra nhìeu hoa cái.

- Nước: Cây yêu cầu nhiều nước, cần độ ẩm 70-80%, chịu hạn khá, ưa khô.

- Đất và dinh dưỡng: Cây bầu không kén đất, yêu càu đất tơi xốp, tầng canh tác sâu. Cây bầu thích hợp trồng trên đất phù sa, pH trung tính. Cây bầu cần nước và dinh dưỡng nhiều nhất ở giai đonạ ra hoa rộ, đậu quả.

4.3.3.4. Kỹ thuật trồng * Thời vụ

Bầu trồng được quanh năm, mùa nắng cho nhiều quả hơn mùa mưa. Bầu phát triển thuận lợi khi gieo trồng từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch.

* Bón phân và trồng

Đào hốc kích thước 50x50x30 cm, hốc cách nhau 1m, bón phân chuồng hoai mục và 100g NPK mỗi hốc trước khi trồng.

* Chăm sóc sau trồng

- Tưới nước: Bầu cần nhiều nước nên phải giữ đủ ẩm, đặc biệt khi mang quả. - Bón phân vào 2 giai đoạn cần thiết:

+ Giai đoạn tăng trưởng: từ trồng đến khi bầu lên giàn. + Giai đoạn ra hoa, đậu quả: bón thúc nuôi quả lớn.

Trong suốt thời gian sinh trưởng bầu cần mỗi hốc khoảng 1-1,5kg phân hỗn hợp NPK.

- Lấp dây, làm giàn: Khi bầu mọc được 1m thì khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên. Khi trồng được 2 tháng thì thì nương dây cho bầu leo giàn.

- Bấm ngọn: cần bấm ngọn thường xuyên để bầu không bò dài và cho nhiều quả. - Phòng trừ sâu, bệnh hại.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CÂY RAU (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w