Kỹ thuật ấp nở trứng và thu ấu trùng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (Scylla paramamosain Estampador, 1949) tại Trung tâm sản xuất giống hải sản ở Giao Thủy, Nam Định (Trang 40)

3.2.3.1 Kỹ thuật ấp nở trứng

Hằng ngày tiến hành kiểm tra cua mẹ, nếu thấy cua mẹ đẻ ta dùng vợt vớt cua mẹ và tắm Iodine 2 ppm trong 15 phút sau đó tắm qua nƣớc ngọt rồi vợt cua vào xô 50L để ấp, với mật độ 1 con/xô. Việc này cần tiến hành ngay vì nếu ta để trong bể nuôi vỗ lâu thì nguồn nƣớc trong bể tác động xấu đến buồng trứng. Nƣớc cấp vào xô là nƣớc trong bể chứa đã qua xử lý với độ mặn 30‰, nhiệt độ từ 26 – 28oC.

Chăm sóc và quản lý

Cua mẹ ôm trứng đƣợc nuôi trong xô có sục khí liên tục, xô đƣợc đặt trong nhà. Thức ăn cho cua là động vật thân mềm hai mảnh vỏ (don). Cho ăn ngày 1 lần vào lúc chiều tối. Khẩu phần ăn giảm nhiều so với lúc nuôi vỗ vì lúc này cua mẹ ăn ít. Giữ yên lặng nơi nuôi cua.

Hàng ngày ta tiến hành thay 100% lƣợng nƣớc trong xô, xô nhựa cũng đƣợc vệ sinh sạch sẽ. Nƣớc dùng để thay là nƣớc biển đã qua lắng lọc và xử lý, nên thay vào buổi sáng hôm sau. Khi thấy buồng trứng chuyển sang màu xám tiến hành thả cua mẹ sang xô 120 L (bể cho ấu trùng nở) trong bể có sục khí và đƣợc che tối bằng bạt đen. Trong xô luôn duy trì nhiệt độ 28oC và độ mặn 30‰. Mực nƣớc trong xô cách miệng xô 20 cm. Lƣợng nƣớc trong xô nhiều, chiếm gần hết thể tích trong xô việc này nhằm đảm bảo cho không gian hoạt động của cua mẹ khi bơi để giải phóng ấu trùng từ khoang yếm và dễ thu ấu trùng khỏe hơn.

Hình 3.6: Cua mẹ ôm trứng sau khi đẻ 3 ngày và 5 ngày

Hình 3.7: Cua mẹ ôm trứng sau khi đẻ 7, 9 và 11 ngày

Hai ngày trƣớc khi trứng nở, ngừng cho cua ăn để giữ môi trƣờng sạch sẽ. Thƣờng xuyên kiểm tra cua mẹ để theo dõi sự phát triển của phôi và phát hiện các bệnh do nấm, ký sinh trùng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bảng 3.5: Tƣơng quan giữa nhiệt độ, độ mặn và thời gian phát triển phôi của cua

Đợt sản

xuất Khối lƣợng cua mẹ(g) Ngày đẻ Thời gian phát triển phôi độ(Nhiệt 0 C) Độ mặn(‰) 1 470 12/03/2013 16 26-28 30 410 14/03/2013 20(bỏ) (Chất lƣợng ấu trùng kém) 2 500 22/03/2013 13 27-29 30 430 19/03/2013 14 350 23/03/2013 13 3 530 01/04/2013 13 28-30 30 470 07/04/2013 13 450 04/04/2013 12

3.2.3.2. Kỹ thuật thu ấu trùng

Hằng ngày theo dõi khi thấy buồng trứng chuyển sang màu đen xám (phôi cua từ 10 đến 12 ngày) dự đoán sau 1 đến 2 ngày cua sẽ nở. Theo quan sát trƣớc khi đẻ 1 ngày có một số ấu trùng nở trƣớc bơi lên mặt nƣớc. Đây đƣợc xem là dấu hiệu nhận biết sự phát triển của phôi đã đến giai đoạn cuối và sắp nở ra ấu trùng. Qua 3 đợt sản xuất, phôi cua thƣờng nở vào ban ngày tập trung vào lúc 5h30 – 7h30.

Ấu trùng khỏe có đặc tính hƣớng quang mạnh, hoạt động trong tầng nƣớc giữa và trên mặt. Sau khi phôi nở khoảng 30 phút sau ta tiến hành thu ấu trùng. Cách thu ấu trùng Zoea đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:

Sau khi nở xong, bắt cua mẹ ra ngoài rồi dùng lƣới thƣa để loại bỏ nhớt, tơ trứng trong xô. Tắt sục khí và để nhƣ vậy khoảng 3 phút. Dùng ống xi phông đáy bể để loại bỏ các trứng hỏng, vật chất bẩn và ấu trùng kém chất lƣợng ở đáy. Chiếu đèn pin vào giữa xô, sau đó dùng vợt có kích thƣớc nhỏ vợt ấu trùng qua xô và định lƣợng sau đó chuyển sang bể ƣơng. Chỉ thu những ấu trùng tập trung lại phía ánh sáng. Mật độ ƣơng: 100 – 120 con/L.

Bảng 3.6: Kết quả ấp nở trong 3 đợt sản xuất

Đợt Khối lƣợng cơ thể cua cái (g) Thời gian ấp (ngày) Tỷ lệ thụ tinh (%) Số lƣợng ấu trùng (*104con) Nhiệt độ (oC) Độ mặn (‰) 1 470 (số 1) 16 78 82 25-27 30 2 500 (số 1) 13 85 140 26-28 30 430 (số 2) 14 83 126 26-28 30 350 (số 3) 13 86 115 26-28 30 3 530 (số 1) 13 93 170 28-30 30 470 (số2) 12 91 156 28-30 30 450 (số 3) 13 90 130 28-30 30 Trung bình 86,57 131,29

Kết quả tổng hợp qua 3 đợt sản xuất cho thấy, thời gian ấp của đợt 3 (12-13 ngày) ngắn hơn đợt 2 (13-14 ngày) và đợt 1 (16 ngày) và tỉ lệ thụ tinh của đợt 3 (90- 93%) cũng cao hơn đợt 2 (83-86%) và đợt 1 (78%). Sở dĩ nhƣ vậy vì trong đợt sản xuất thứ 3 nhiệt độ ở miền Bắc đã lên cao và ổn định hơn đợt sản xuất thứ 1 và thứ 2. Ở đợt sản xuất thứ 1 và thứ 2 nhiệt độ ngoài trời của miền Bắc còn lạnh và không ổn định có ngày nắng và ngày gió mùa. Tuy trại đã sử dụng hệ thống nâng nhiệt nhƣng hiệu quả mang lại chƣa cao vì khó kiểm soát và không ổn định. Độ mặn thích hợp nhất cho quá trình phát triển phôi của cua xanh từ 30 - 35‰ [11], do đó, với độ mặn 30‰, tỷ lệ thụ tinh cao 86,57% và lƣợng ấu trùng nở ra nhiều 1.312.900 con.

3.3. Kỹ thuật ƣơng nuôi ấu trùng lên cua bột 3.3.1 Kỹ thuật ƣơng nuôi ấu trùng từ Z1 đến Z5 3.3.1 Kỹ thuật ƣơng nuôi ấu trùng từ Z1 đến Z5

Chuẩn bị bể ƣơng

Trƣớc khi cấp nƣớc vào bể ƣơng cần phải vệ sinh sạch sẽ, các bƣớc vệ sinh tƣơng tự nhƣ chuẩn bị bể ở quy trình chung. Chuẩn bị nƣớc ƣơng nuôi ấu trùng đƣợc xem là công đoạn rất quan trọng quyết định đến sự thành bại của đợt sản xuất. Chất lƣợng nƣớc ảnh hƣởng đến tỷ lệ sống, khả năng lột xác và nhất là hạn chế tác nhân gây bệnh xâm nhập vào môi trƣờng sống. Do đó nƣớc cấp vào bể phải đảm bảo sạch mầm bệnh. Quá trình cấp nƣớc vào bể đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau: Cấp nƣớc mặn đã đƣợc lọc sạch qua bể lọc, túi lọc vào bể ƣơng; Cấp nƣớc ngọt hạ độ mặn xuống 28 - 30‰; Lắp mỗi bể 2 sục khí, điều khiển sục khí ở mức độ nhẹ vừa phải.

Hình 3.8: Bể ƣơng ấu trùng Zoea Chăm sóc và quản lý

Thức ăn và chế độ cho ăn

Hình 3.9: Phân chia thức ăn theo giai đoạn từ Z1-Z5

Thức ăn của các giai đoạn ấu trùng có ảnh hƣởng quan trọng đến tỷ lệ sống. Chọn lựa thức ăn thích hợp sẽ là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của đợt sản xuất. Thức ăn cho ƣơng ấu trùng phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dƣỡng, khoáng vi lƣợng và các loại vitamin. Kích thƣớc mồi phải phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của ấu trùng. Tốc độ vận động của mồi phù hợp với tốc độ bơi của ấu trùng. Mật độ thức ăn đủ để đảm bảo đƣợc tần số bắt gặp giữa ấu trùng và thức ăn là cao nhất nhƣng hạn chế ô nhiễm môi trƣờng bể ƣơng.

Ở giai đoạn Z1 và Z2 do đặc tính bắt mồi thụ động và cỡ miệng của ấu trùng rất nhỏ nên việc sử dụng Artemia bung dù làm thức ăn sẽ có hiệu quả rất tốt. Hàng ngày cho ấu trùng ăn 2 lần vào lúc 5h sáng và 17h chiều, khẩu phần 1g/vạn ấu trùng/ngày.

Từ ấu trùng Z3 trở đi bơi lội tích cực và bắt mồi chủ động hơn nên không cần thiết phải cho ăn Artemia bung dù (sự phân hủy vỏ trứng làm nƣớc bị bẩn nhanh). Từ giai đoạn Z3 có thể bắt đầu sử dụng Nauplius của Artemia để làm thức ăn chính với khẩu phần 5 g/vạn ấu trùng/ngày.

Ngoài ra, còn bổ sung thêm thức ăn tổng hợp là Lansy và Frippak vào khẩu phần ăn của ấu trùng vào lúc 23h với lƣợng 1 g/m3

. ET600 đƣợc bổ sung trong suốt quá trình ƣơng vào lúc 10h sáng với lƣợng 1 g/m3

.

Quản lý bể ương

Trong quá trình ƣơng nuôi thƣờng xuyên quan sát bể ƣơng, theo dõi sức khỏe ấu trùng để có biện pháp xử lý khi gặp sự cố. Khi phát hiện ấu trùng lắng đáy do ấu trùng nhạy cảm với sự biến động của môi trƣờng thì ta xử lý ET 600 1g/m3

. Ấu trùng khỏe thƣờng tập trung thành từng đám ở tầng mặt nƣớc trên. Khu vực ƣơng ấu trùng cần tránh ánh sáng chiếu trực tiếp để hạn chế ấu trùng lắng đáy. Buổi tối nên quan sát bể ƣơng ấu trùng, sớm phát hiện bệnh phát sáng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất giống nhân tạo, trong quá trình ƣơng ấu trùng cần chú ý đến chế độ siphon, sục khí và theo dõi các yếu tố môi trƣờng. Đến giai đoạn cuối Z3 tiến hành siphon để loại bỏ ấu trùng yếu chết, vỏ Artemia, vỏ ấu trùng. Không nên siphon lúc ấu trùng đang lột xác chuyển giai đoạn và lúc nhiệt độ cao. Tốt nhất nên siphon lúc sáng sớm. Trong quá trình siphon ấu trùng ra nhiều vì vậy ta dùng túi buộc ở ống siphon để thu lại lƣợng ấu trùng. Trong suốt quá trình ƣơng không thay cấp nƣớc. Hàng ngày khi cho ấu trùng ăn Artemia ta nên nghiêng xô, thổi nhẹ để loại bớt vỏ Artemia ra ngoài. Duy trì chế độ sục khí 24/24 và kiểm tra các yếu tố thủy lý, thủy hóa để xử lý kịp thời các yếu tố môi trƣờng khi có những biến động xấu.

Các yếu tố môi trƣờng có ảnh hƣởng rất lớn đến sự sinh trƣởng và phát triển của thủy sinh vật, nhiệt độ ảnh hƣởng đến tốc độ của hai quá trình trao đổi chất và hấp thụ thức ăn, độ mặn ảnh hƣởng đến khả năng trao đổi chất đặc biệt là áp suất thẩm thấu.

Bảng 3.7: Các yếu tố môi trƣờng trong quá trình ƣơng nuôi Đợt Nhiệt độ ( 0 C) Độ mặn(‰) pH Sáng Chiều 1 25 – 27 26,15 ± 0,80 26 – 29 27,36 ± 1,01 29 – 30 7,5– 7,9 2 26 – 28 27 ± 0,61 27 – 30 28,53 ± 0,94 28 -30 7,6 – 7,9 3 27 – 29 27,61 ± 0,70 29 – 31 30,25 ± 0,71 28 – 30 7,9 – 8,2

Ở độ mặn 20‰, 25‰ và trên 35‰, ấu trùng Zoea không thể lột xác chuyển giai đoạn kế tiếp nên thƣờng chết 100% sau một vài ngày. Ở độ mặn 30‰ thời gian giữa hai lần lột xác là ngắn nhất và tỷ lệ sống cao nhất, ở độ mặn này ấu trùng Zoea lột xác và chuyển qua đƣợc giai đoạn Megalop. Điều này chứng tỏ độ mặn 30‰ là khoảng độ mặn thích hợp cho giai đoạn Zoea sống và phát triển [11]. Nhìn chung, khoảng nhiệt độ, pH, độ mặn trong 3 đợt sản xuất đều nằm trong khoảng phù hợp để ấu trùng sinh trƣởng và phát triển.

Phòng và trị bệnh

Trong quá trình ƣơng ấu trùng dễ bị nhiễm bệnh do nhiều nguồn khác nhau nhƣ: từ cua mẹ sang trứng, ấu trùng. Mầm bệnh theo nguồn nƣớc cấp trong quá trình ƣơng nuôi, hoặc có sẵn trong bể do vệ sinh chƣa triệt để, lây từ thức ăn đặc biệt là thức ăn tƣơi sống. Do đó cần có biện pháp để phòng, trị bệnh cho ấu trùng.

Phòng bệnh

Phƣơng pháp phòng bệnh tốt nhất trong quá trình sản xuất giống đó là vệ sinh sạch sẽ tất cả những vật dụng liên quan nhƣ: bể ƣơng, dụng cụ cho ăn, nguồn nƣớc và cả ngƣời tham gia vào sản xuất phải giữ vệ sinh tránh mầm bệnh xâm nhập từ môi trƣờng bên ngoài vào. Ngoài ra, để phòng bệnh cho ấu trùng trại đã sử dụng một số kháng sinh theo lịch trình:

Trƣớc khi đƣa ấu trùng vào bể sử dụng Nistatin (0,1ppm) + Ciprofloxacin (0,1ppm) + Rifampicin (0,06ppm). Cuối giai đoạn Z2 sử dụng thuốc phòng bệnh đƣờng ruột cho ấu trùng. Đánh kháng sinh Erythromycin 0,5ppm. Cuối giai đoạn Z3 ta đánh kháng sinh Costrim 0,96ppm. Sau khi siphon đáy cuối giai đoạn Z3, đánh kháng sinh phòng bệnh Mycogynax (0,5ppm) + Cyprofloxacin (0,5ppm) + Cefalexin (0,5ppm). Sau khi đánh kháng sinh 24 giờ, đánh vi sinh (APE) 1g/m3 để ổn định lại môi trƣờng nƣớc. Sau khi siphon tiến hành đánh ET-600 (1g/m3) để chống sốc rồi mới

đánh kháng sinh vào bể ƣơng. Ngoài ra còn sử dụng B complex - HP để cung cấp các nhóm vitamin tăng cƣờng sức đề kháng cho ấu trùng.

Trị bệnh

Mặc dù công tác phòng bệnh của trại đƣợc thực hiện rất kỹ nhƣng trong quá trình nuôi ấu trùng vẫn mắc một số bệnh nhƣ:

Bệnh nấm đỏ

Dấu hiệu: Bệnh này xuất hiện sẽ tạo các vết đỏ trên thành bể và ở trong các dây

sục khí. Khi nấm phát triển nhiều thì nƣớc có mùi tanh. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời mà để kéo dài thì ấu trùng bị hao hụt nhiều.

Trị bệnh: Sử dụng Ciprofloxaxine 0,5 ppm + Myscosgynax 0,5ppm sau khi nấm

ngừng phát triển ta sử dụng vi sinh (APE) để ổn định lại môi trƣờng nƣớc.

Bệnh phát sáng

Dấu hiệu: Thƣờng xuất hiện vào cuối giai đoạn ấu trùng Zoea 1 và đầu giai đoạn

Zoea 2. Khi ấu trùng cua mắc bệnh này thi thƣờng bị lắng đáy, bắt mồi kém, chết nhiều và dẫn đến tỷ lệ sống của ấu trùng giảm.

Trị bệnh: Khi ấu trùng đã bị nhiễm bệnh thƣờng rất khó trị và ấu trùng bị hao hụt

nhiều. Có thể dùng kháng sinh Rifampicin 1ppm + Ciprofloxacin 1ppm.

Kết quả ƣơng nuôi ấu trùng

Trong điều kiện nhiệt độ từ 26 – 28o

C, S = 28 – 30‰. Thời gian từ lúc nở đến giai đoạn ấu trùng Z5 từ 13 – 14 ngày. Tỷ lệ sống từ 62,7 - 68,3%. Kết quả ƣơng nuôi đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.8: Kết quả ƣơng nuôi ấu trùng từ Zoea1 – Zoea5

Đợt Cua mẹ

Thời gian chuyển

giai đoạn (ngày) Tỷ lệ sống (%)

Z1 Z2 Z3 Z4 Z1 Z2 Z3 Z4 Z5 1 Số 1 5 3 3 3 81,99 73,68 62,12 50,3 45,27 2 Số 1 5 3 3 3 83,72 74,32 65,68 55,33 49,02 Số 2 4 3 3 3 86,58 75,88 66,74 57,9 50,14 Số 3 4 3 3 3 85,94 76,58 67,49 60,66 51,18 3 Số 1 4 3 3 3 88,92 82,62 74,51 66,31 57,54 Số 2 4 3 3 3 87,63 81,34 73,25 64,28 58,20 Số 3 4 3 3 3 89,57 80,15 73,18 64,13 59,76 Bảng 3.8 cho thấy thời gian chuyển giai đoạn Z1 - Z2 ở đợt 1 kéo dài tới 5 ngày, trong khi đó đợt 2 và đợt 3 chỉ có 4 ngày. Thời gian chuyển giai đoạn của đợt 1 dài

hơn đợt 2 và đợt 3 vì ở đợt sản xuất 1 thời tiết ngoài Bắc còn lạnh và có nhiều đợt gió mùa. Trung bình thời gian chuyển giai đoạn từ Z2 - Z3, Z3 - Z4, Z4 – Z5 là 3 ngày.

Nhìn chung khi chuyển giai đoạn ấu trùng thƣờng hao hụt khoảng 7- 10%. Ở đợt 1 tỷ lệ sống trung bình (62,7%) thấp hơn so với đợt 2 (65,6 - 68,4%) và đợt 3 (72,9 - 73,9%) vì nhiệt độ ở đợt sản xuất 1 thấp hơn đợt 2 và đợt 3. Sở dĩ nhƣ vậy vì trong đợt 2 và đợt 3 nhiệt độ ở miền Bắc đã lên cao và ổn định hơn đợt 1. Ở đợt 1 nhiệt độ ngoài trời của miền Bắc còn lạnh và không ổn định có ngày nắng và ngày gió mùa, tuy trại đã sử dụng hệ thống nâng nhiệt để nâng cao nhiệt độ trong trại sản xuất nhƣng đây là nhiệt độ nhân tạo, khó kiểm soát, khó ổn định. Thêm nữa, dù nhiệt độ trong trại đã đƣợc nâng lên trong những ngày lạnh nhƣng ấu trùng là đối tƣợng nhạy cảm với thời tiết trong những ngày có gió mùa, do đó chúng bỏ ăn hoặc kém ăn hơn hẳn dẫn đến hiên tƣợng hao hụt nhiều ở đợt sản xuất 1.

Nhiệt độ trong bể ƣơng ở đợt sản xuất thứ 3 cao nhất và ổn định nhất nên tỷ lệ sống của ấu trùng cao nhất. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Heasman (1983), Marichamy (1991) nhiệt độ thấp khiến cho tỷ lệ sống của ấu trùng cua thấp [20], [24]. Tỷ lệ sống giai đoạn này không cao, do các nguyên nhân chính sau:

Trong quá trình ƣơng nuôi ấu trùng mắc bệnh nấm đỏ và bệnh phát sáng làm cho ấu trùng bị hao hụt nhiều. Có thể việc xử lý nguồn nƣớc không đảm bảo dẫn đến hiện tƣợng này.

3.3.2. Kỹ thuật ƣơng từ Z5 lên cua bột

Khi phát hiện thấy Megalop đầu tiên xuất hiện thì chuyển ấu trùng ra bể ƣơng lớn (V =12m3) hoặc san ra thành nhiều bể nhỏ (V = 4m3) để làm giảm mật độ (khoảng 50con/L), tránh ấu trùng Megalop nở trƣớc ăn ấu trùng Zoea chƣa chuyển sang Megalop.

Hình 3.10: Bể ƣơng ấu trùng Z5 - cua bột Chuẩn bị

Để chủ động trong sản xuất, trƣớc khi chuyển ấu trùng Z5 qua bể ƣơng mới ta

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (Scylla paramamosain Estampador, 1949) tại Trung tâm sản xuất giống hải sản ở Giao Thủy, Nam Định (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)