Kỹ thuật cho đẻ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (Scylla paramamosain Estampador, 1949) tại Trung tâm sản xuất giống hải sản ở Giao Thủy, Nam Định (Trang 38)

Cua mẹ đƣợc cho đẻ tự nhiên trong bể nuôi vỗ cua mẹ. Định kỳ kiểm tra sự phát triển của tuyến sinh dục (3 ngày/lần). Khi buồng trứng đạt đến giai đoạn IV ta tiến hành kích thích cho cua đẻ bằng cách thay đổi độ mặn và tạo dòng chảy để kích thích cua đẻ. Cua mẹ thƣờng đẻ vào buổi tối và đêm nên hằng ngày ta phải tiến hành kiểm tra bể đẻ vào buổi tối và sáng sớm. Cua mẹ sắp đẻ có những dấu hiệu sau:

Dùng ánh đèn pin hay dƣới ánh sáng mặt trời nhìn xuyên qua mai cua buồng trứng mở rộng đến gần phần răng cƣa phía trƣớc mai cua. Quan sát màu sắc trên cơ thể cua mẹ có sự chuyển biến từ lúc xanh bóng biến đổi thành vàng nâu, các gai trên mép mai cua trở nên trắng, vàng. Thân cua mẹ dày hơn, mai cua phồng lên, khe tiếp giáp giữa mai và yếm rộng ra. Trƣớc khi đẻ 1 đến 2 ngày, cua thƣờng hoạt động vệ sinh yếm. Bằng cách bung rộng phần yếm ra và sau đó dùng các chân bò 3, 4 vệ sinh các lông tơ trong khoang yếm. Đồng thời cua mẹ sắp đẻ sẽ ngừng ăn trong ngày. Trƣớc khi đẻ 1 – 2 giờ cua mẹ thƣờng có dấu hiệu bơi trên mặt nƣớc.

Bảng 3.4: Kết quả nuôi vỗ cua mẹ

Đợt sản xuất Số lƣợng (con) Khối lƣợng

(g/con) Tỷ lệ sống (%) Tỷ lệ đẻ (%) 1 5 360 – 510 60 (3) 40 [2] 2 5 350 – 560 80 (4) 60 [3] 3 5 350 – 530 100 (5) 60 [3] Trung bình 80 46,67

Ghi chú: Các số trong dấu ( ) là số cá thể sống; Các số trong dấu [ ] là số cá thể đẻ

Kết quả nuôi vỗ và cho đẻ tự nhiên trong bể của 3 đợt sản xuất cao nhất là 60%, thấp nhất là 40%. Nhƣ vậy kết quả này thấp hơn so với việc nuôi vỗ theo phƣơng pháp cắt mắt. Cua mẹ sau khi cắt mắt đều phát dục và đẻ đạt tỷ lệ 100%, thời gian tính từ lúc cắt mắt đến lúc cua đẻ từ 2 – 44 ngày [8]

Theo quan sát, đa số cua mẹ khi đẻ, trứng đều bám vào các lông tơ của chân bụng, chỉ sót lại một ít trứng đẻ ra rơi trên nền đáy. Kết quả này cho thấy cua đẻ trứng tốt. Cua đẻ trứng tốt, trứng dính đều, dày trên tất cả các lông tơ của chân bụng và có rất ít trứng rơi ra dƣới đáy, buồng trứng dày có hình “tán nấm” tròn làm cho yếm cua mở ra rất rộng, cua đẻ trứng không tốt, trứng chỉ bám đƣợc một ít vào lông tơ chân bụng, còn phần lớn trứng đẻ ra rơi trên đáy (hay còn gọi là đẻ chảy), buồng trứng có dạng hình “bán nguyệt”, yếm mở hẹp [7].

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (Scylla paramamosain Estampador, 1949) tại Trung tâm sản xuất giống hải sản ở Giao Thủy, Nam Định (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)