Một số công thức tính toán các thông số kỹ thuật

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (Scylla paramamosain Estampador, 1949) tại Trung tâm sản xuất giống hải sản ở Giao Thủy, Nam Định (Trang 28)

Tỷ lệ thụ tinh:

TLTT = A/B x 100%

TLTT: tỷ lệ thụ tinh; a: số trứng phân cắt trong mẫu kiểm tra; b: tổng số trứng kiểm tra.

Tỷ lệ sống của ấu trùng:

TLS = X/Y * 100 %

TLS: tỷ lệ sống; X và Y: tổng số ấu trùng giai đoạn sau và trƣớc.

T = T1 – T2

T: Thời gian biến thái; T1 và T2: Thời điểm xuất hiện đắc điểm ấu trùng giai đoạn trƣớc và sau.

Mật độ ƣơng nuôi ấu trùng:

MĐ = X/Y

MĐ: Mật độ ƣơng; X: Tổng số ấu trùng trong bể; Y: Thể tích bể

Tính số lƣợng ấu trùng có trong bể:

A = a x V

Trong đó: A: là số lƣợng ấu trùng trong bể; a: là số lƣợng ấu trùng trong 1 L nƣớc; V: là thể tích nƣớc bể (L).

2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu dựa vào phần mềm Excel để tính các giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (SD).

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình phục vụ sản xuất giống 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Nam Định là tỉnh ven biển phía Đông Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng. Phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam.

Nam Định có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Đƣờng sắt xuyên Việt đi qua tỉnh dài 42 km với 5 ga, rất thuật lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đƣờng bộ có: quốc lộ 10, quốc lộ 21 dài 108km đã đƣợc nâng cấp, mở rộng. Nơi đây có bờ biển dài 72 km có điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi và đánh bắt hải sản, gồm 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng với những giá trị nổi bật toàn cầu về đa dạng sinh học và có ảnh hƣởng lớn đến sự sống của nhân loại: khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Thủy, rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hƣng. Hệ thống sông Hồng, sông Đào, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 251km cùng hệ thống cảng sông Nam Định, cảng biển Thịnh Long rất thuận cho việc phát triển vận tải hàng hóa, giao lƣu kinh tế, xã hội.

Từ khai thác và nuôi trồng thủy sản, mỗi năm sản lƣợng thủy sản của toàn tỉnh đạt trên 80 nghìn tấn.fVùng biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có nguồn lợi thuỷ sản phong phú (gần 500 loài thuỷ sinh, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao nhƣ cua bể, tôm he, cá tráp, rong câu chỉ vàng...) diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện là 15.565ha, tổng sản lƣợng đạt 53.380 tấn. Cua biển là đối tƣợng nuôi chủ lực sau con tôm ở vùng nuôi nƣớc lợ. Do chủ động đƣợc giống tốt, phƣơng pháp nuôi chuyển từ chuyên canh sang xen canh, ghép với các đối tƣợng khác nhƣ tôm sú, cá bống bớp… nên nuôi cua biển phát triển khá bền vững. Mặc dù, gần nhƣ không có diện tích nuôi cua chuyên canh nhƣng sản lƣợng cua thƣơng phẩm năm 2012 đạt 974 tấn.

3.1.1.2. Khí hậu

Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C. Tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29°C.

Lƣợng mƣa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mƣa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ. Độ ẩm tƣơng đối trung bình: 80 – 85%.

Nằm trong vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thƣờng chịu ảnh hƣởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định nói chung và huyện Giao thủy nói riêng thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m, lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m. Là một trong những vùng thƣờng xuyên hứng chịu nhiều thiên tai, đặc biệt là bão lụt. Nằm tiếp giáp biển chịu ảnh hƣởng nhiều nhất của bão, áp thấp nhiệt đới, triều cƣờng xâm thực và chất thải ở thƣợng lƣu đổ về nên nguồn nƣớc có khả năng nhiễm bẩn, nhiễm mặn cao, một số nơi có chất lƣợng xấu. Do đó, để tiến hành nuôi hay sản xuất giống phải chọn vùng có chất lƣợng nƣớc tốt.

3.1.2. Hệ thống công trình phục vụ sản xuất giống 3.1.2.1. Giới thiệu về trại sản xuất giống 3.1.2.1. Giới thiệu về trại sản xuất giống

Trại sản xuất có diện tích 1ha, xây dựng theo hƣớng Đông Nam nằm cạnh đƣờng lớn thuận lợi cho việc đi lại. Kế bên đƣờng là con sông mang nƣớc mặn phục vụ cho các trại sản xuất giống, cho đồng muối và khu nuôi công nghiệp. Nƣớc sông đƣợc dẫn trực tiếp từ vịnh Cổ Vạy cách trại sản xuất giống 500m. Vịnh có mực nƣớc sâu, tĩnh và độ mặn cao phù hợp cho quá trình sản xuất giống. Ngoài sản xuất cua giống, trại còn sản xuất giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, ngao vạng và nuôi cua thịt.

3.1.2.2. Sơ đồ trại

Nhìn chung hệ thống công trình thuận lợi cho quá trình sản xuất. Các bể, trang thiết bị đƣợc bố trí nhƣ sau:

Hình 3.1: Sơ đồ trại 3.1.2.3. Hệ thống công trình phụ trợ sản xuất giống

Hệ thống lắng, lọc cơ học

Ao lắng ngoài trời xây bằng xi măng dạng hình chữ nhật, có diện tích 1000 m2, mặt trong có lót bạt, hơi dốc về lỗ thoát nƣớc. Hệ thống lọc đƣợc xây cao 2,5m. Bể lọc đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp lọc xuôi từ trên xuống dƣới, lọc thô rồi đến lọc tinh.Vật liệu lọc thô là cát vàng và sỏi, vật liệu lọc tinh là cát mịn, than hoạt tính, sỏi, đá nhỏ (1x2cm), đá lớn (3x4cm), giữa các vật liệu đƣợc ngăn bởi các lớp lƣới và lớp vải. Ngoài ra, trong trại sản xuất còn có các túi lọc bằng vải chuyên dùng có kích thƣớc 5µm để lọc lại nƣớc trƣớc khi sử dụng.

Ao chứa nƣớc

Ao chứa bằng xi măng xây dựng ngoài trời có diện tích 300 m2

, sâu 1,5m chứa nƣớc đã đƣợc xử lý từ ao lắng, ao đƣợc lợp bằng tấm fibro-xi măng.

Thiết bị ấp trứng Artemia

3.1.2.4. Hệ thống công trình sản xuất giống Bể nuôi vỗ và cho cua mẹ đẻ Bể nuôi vỗ và cho cua mẹ đẻ

Bể nuôi vỗ: Bể xi măng có diện tích 15 m2

, cao 0,8m. Bể đƣợc chia làm 3 phần: 1/3 bể ở giữa để cho cua mẹ ăn, 2/3 bể đƣợc đổ một lớp cát dày 10 – 15 cm làm bãi đẻ cho cua. Đáy bể hơi nghiêng về cống xả, bể xây dựng trong nhà.

Xô nhựa nuôi cua mẹ ôm trứng

Cua mẹ ôm trứng đƣợc nuôi trong xô nhựa có thể tích V = 50L, số lƣợng 5 xô,V = 80L,số lƣợng 5 xô.

Bể ƣơng ấu trùng: Bể ƣơng Z1 – Z5 là các bể xi măng, gồm 10 bể, V = 4m3 /bể mỗi bể chỉ dùng một viên đá sục khí ở giữa. Bể đƣợc bố trí trong nhà. Bể ƣơng Z5 – cua bột là bể xi măng, gồm 14 bể, V = 4m3/bể (kích thƣớc 2x2x1m) đƣợc xây dựng trong nhà, đáy hơi nghiêng về cống thoát nƣớc. Mỗi bể đƣợc bố trí 2 vòi sục khí ở giữa. Ngoài ra còn sử dụng bể có kích thƣớc (4x3x1m), gồm 6 bể. Bể này đặt ngoài trời có lợp fibro- xi măng che phía trên,ở giữa bể đƣợc lợp bằng 1 tấm nhựa trong. Mỗi bể dùng 2 vòi sục khí.

3.1.2.5.Các dụng cụ và thiết bị khác

Ngoài các trang thiết bị trên, trong trại còn dùng đến một số dụng cụ và các trang thiết bị nhƣ:

Bảng 3.1: Các loại dụng cụ thiết bị khác phục vụ cho sản xuất

Loại dụng cụ thiết bị Số lƣợng Công suất máy/kích thƣớc Máy bơm nƣớc biển

Máy bơm nƣớc loại nhỏ Máy sục khí

Máy phát điện Dụng cụ đo độ mặn Kính hiển vi

Nhiệt kế thủy ngân Cân tiểu ly Dây dẫn khí, đá bọt Dụng cụ siphone Quạt điện Hệ thống nâng nhiệt 1 2 3 1 1 1 5 1 1 2 1 1 2,2 CV 500 W 24 CV Các vợt chuyên dụng + vợt vớt ấu trùng (2a = 0.5mm) + vợt thu ấu trùng, cua bột + vợt cà thức ăn (2a = 1mm) 3 5 3 Hình chữ nhật (40x20cm) Hình tròn đƣờng kính 30cm Hình chữ nhật (40x20cm) Hình tròn đƣờng kính 30cm Hình tròn đƣờng kính 10cm

3.2. Kỹ thuật cho sinh sản nhân tạo cua xanh

Vệ sinh bể và dụng cụ:

Trƣớc và sau mỗi đợt sản xuất ta tiến hành vệ sinh trại, các dụng cụ và bể ƣơng nuôi. Các dụng cụ, bể ƣơng đƣợc vệ sinh bằng xà phòng, dùng nƣớc ngọt rửa sạch xà phòng, phơi khô rồi mới cấp nƣớc vào ƣơng nuôi.

Chuẩn bị nước:

Nƣớc mặn đƣợc lấy từ sông nƣớc mặn cách biển 500m. Nguồn nƣớc biển không bị nhiễm bẩn bởi các chất thải công nghiệp hoặc hóa chất sử dụng trong nông nghiệp. Nƣớc có độ mặn từ 28 – 35 ppt, pH từ 7,5 – 8,5. Nƣớc mặn đƣợc bơm trực tiếp từ sông dẫn nƣớc mặn vào ao lắng và xử lý bằng Chlorin 20ppm, sau đó quạt nƣớc 30 phút và phơi nắng trong 3 ngày. Khi kiểm tra nƣớc trong ao đã hết dƣ lƣợng Chlorin ta xử lý tiếp bằng thuốc tím 1kg/1000 m2

tạt quanh ao. Nƣớc đã xử lý đƣợc bơm qua các túi lọc và đƣa vào ao chứa.

Nƣớc ngọt đƣợc sử dụng trong trại là nƣớc giếng khoan đã đƣợc lọc sạch.

3.2.1. Kỹ thuật tuyển chọn và vận chuyển cua mẹ

Kỹ thuật tuyển chọn

Chất lƣợng cua mẹ có ảnh hƣởng rất lớn đến sức sinh sản, khả năng phát triển phôi, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của ấu trùng sau này. Do đó tuyển chọn cua mẹ là khâu quan trọng trong quy trình sản xuất giống nhân tạo cua xanh.

Cua mẹ đƣợc đƣa vào sản xuất giống đƣợc lấy từ 2 nguồn: cua đƣợc đánh bắt ngoài biển và cua nuôi trong ao đìa. Theo thực tế sản xuất, cua mẹ mua từ ngƣời dân vừa đánh bắt đƣợc ngoài tự nhiên thƣờng có chất lƣợng tốt hơn so với cua nuôi trong ao đìa. Cua đã giao phối có buồng trứng phát triển đầy đủ, đã lên gạch.

Hình 3.2: Cua mẹ đạt tiêu chuẩn khi tuyển chọn cho nuôi vỗ

Có thể kiểm tra mức độ lên gạch bằng cách hƣớng mai cua về phía ánh sáng mặt trời nhìn xuyên qua mai cua, nếu thấy vị trí giữa ranh giới buồng trứng mở rộng đến phần răng cƣa phía trƣớc mai cua thì cua lên gạch tốt cua mẹ chuẩn bị đẻ. Nếu buồng trứng chƣa mở rộng đến phần răng cƣa thì buồng trứng đang phát triển cua mẹ chƣa đẻ. Ngoài ra còn chú ý đến yếm cua bầu và lớn, cua mẹ thành thục tốt, lên gạch nhiều thì nơi tiếp giáp giữa yếm cua và mai sẽ căng ra, tạo thành khe tiếp giáp màu hồng.

Hình 3.3: Cua mẹ có gạch nhiều (trái) và gạch ít (phải)

Hình chụp: Ngân (2005) [10]

Các tiêu chuẩn tuyển chọn cua mẹ: CW trên 12 cm, khối lƣợng trên 400g, cơ thể khỏe mạnh, không bị tổn thƣơng, chân bò và chân bơi đầy đủ,không có vật bám đã giao vĩ, buồng trứng phát triển ở giai đoạn III và IV.

Hình 3.4: Cua mẹ có yếm bầu và lớn (trái) và cách xem gạch cua mẹ (phải)

Hình chụp: Ngân (2005) [10]

Kết quả tuyển chọn cua mẹ

Căn cứ vào các chỉ tiêu lựa chọn cua mẹ, chúng tôi đã tiến hành chọn rất kỹ những con cua mẹ cho vào sản xuất. Kết quả tuyển chọn qua 3 đợt sản xuất thể hiện ở Bảng 3.2.

Qua bảng trên ta thấy cua mẹ có kích thƣớc giáp đầu ngực (CW) nhỏ nhất là 12cm, tƣơng đƣơng khối lƣợng cơ thể (Wb) là 350g và cua mẹ có kích thƣớc giáp đầu ngực lớn nhất CW = 14 cm, tƣơng đƣơng với Wb là 560g. So với tiêu chuẩn để chọn

lựa cua mẹ ta thấy cua mẹ đƣợc tuyển chọn đạt tiêu chuẩn. Nhƣ vậy, số cua mẹ tuyển chọn trong 3 đợt sản xuất đều đạt chỉ tiêu kỹ thuật về kích thƣớc.

Nghiên cứu của Nguyễn Cơ Thạch và ctv. (2000) cho rằng: Giữa kích thƣớc thành thục và sức sinh sản thực tế (SSSTT) có sự tƣơng quan tỷ lệ thuận với nhau, nhóm kích thƣớc có CW là 10 – 11cm có SSSTT khoảng 1.200.000 trứng/một lần đẻ, nhóm có kích thƣớc CW là 12,1 – 13cm thì SSSTT khoảng 1.800.000 trứng/một lần đẻ [12]. Điều này có ý nghĩa trong sản xuất và là cơ sở để tuyển chọn cua mẹ cho hiệu quả sản xuất cao nhất.

Bảng 3.2: Kết quả tuyển chọn cua mẹ trong 3 đợt sản xuất Đợt Ngày bắt cua mẹ STT Khối lƣợng (g) Chiều rộng giáp đầu ngực(cm)

1 05/03/2013 1 510 14 2 470* 13 3 450 13 4 410* 13 5 360 12 2 10/03/2013 1 560 14 2 500* 14 3 430* 13 4 400 13 5 350* 12 3 20/03/2013 1 530* 14 2 490 13 3 470* 13 4 450* 13 5 350 12

Ghi chú: Các số được đánh dấu * là cá thể đẻ trong quá trình sản xuất

Kỹ thuật vận chuyển

Chọn cua mẹ đủ tiêu chuẩn, vận chuyển về cơ sở sản xuất bằng phƣơng pháp vận chuyển hở và khô. Cua mẹ đƣợc vận chuyển trong các thùng xốp cách nhiệt và giữ ẩm. Vận chuyển bằng xe máy với mật độ 20 – 25 con/thùng, thùng có kích thƣớc 40 x 30 x 20 cm.

3.2.2. Kỹ thuật nuôi vỗ và cho đẻ 3.2.2.1. Kỹ thuật nuôi vỗ 3.2.2.1. Kỹ thuật nuôi vỗ

Thả cua:

Cua mẹ bắt về đƣợc vệ sinh sạch sẽ bằng cách dùng bàn chải đánh răng chà sạch những chất bẩn bám trên cua, cho cua mẹ tắm dung dịch formalin 100-200 ppm

khoảng 3 đến 5 phút để phòng trị bệnh, sau đó tháo bỏ dây buộc và thả vào bể nuôi. Với mật độ nuôi: 2 – 3 con/m2.

Thức ăn và chế độ cho ăn

Thức ăn cho cua mẹ là thức ăn tƣơi sống, thành phần thức ăn bao gồm: cá rô phi cắt nhỏ, tôm kí cƣ, động vật thân mềm hai mảnh vỏ (don, vẹm xanh). Hàng ngày cho cua ăn 2 lần vào 8h sáng và 17h chiều. Khẩu phần ăn từ 5-7% khối lƣợng thân, trƣớc mỗi lần cho ăn phải kiểm tra lƣợng thức ăn thừa để điều chỉnh cho hợp lý, đồng thời vớt bỏ thức ăn dƣ thừa trong bể. Thƣờng xuyên thay đổi các loại thức ăn và cho ăn dƣ để cua mẹ sử dụng đƣợc tối đa lƣợng thức ăn. Thức ăn đƣợc bỏ vào vị trí nhất định ở giữa bể gần với vòi sục khí, lù thoát nƣớc để vệ sinh bể dễ dàng.

Trong quá trình nuôi, chúng tôi nhận thấy cua mẹ thích ăn thức ăn là tôm kí cƣ động vật thân mềm hơn là cá, điều này phù hợp với nghiên cứu của Hill (1974) về đặc điểm dinh dƣỡng của cua ở ngoài tự nhiên [21]. Trong quá trình nuôi vỗ nên cho cua mẹ ăn cá vào ngày cuối cùng trƣớc khi thay nƣớc vì cá phải cắt nhỏ cho cua mẹ ăn nên rất dễ bị phân hủy làm bẩn nƣớc. Với thức ăn là tôm kí cƣ, khi đập vỏ để lấy tôm ra vẫn phải đảm bảo là tôm còn sống.

Quản lý bể nuôi:

Định kỳ 3 ngày/lần thay 100% lƣợng nƣớc trong bể và tiến hành vệ sinh thành bể xối nhẹ vòi nƣớc vào cát ở 2 bên bể. Trong thời gian nuôi vỗ cần sục khí nhẹ 24/24. Kiểm tra lƣợng thức ăn thừa để điều chỉnh lƣợng thức ăn cho hợp lý, đồng thời vớt bỏ thức ăn dƣ thừa và rút lù xả cạn khoảng 2 phút để nƣớc chảy cuốn trôi hết những chất bẩn do thức ăn thừa.

Thƣờng xuyên theo dõi bể cua mẹ, khi thấy cua mẹ đẻ ta nhanh chóng vợt cua mẹ ra xô ấp đồng thời phải tiến hành rửa cát vệ sinh lại bể nuôi. Chú ý phòng bệnh nấm đỏ cho cua mẹ. Thƣờng ta dùng Iodine (2 ppm) cho vào bể cua mẹ định kỳ 3 ngày/lần. Trong quá trình nuôi các yếu tố môi trƣờng cần đƣợc duy trì ổn định, vì vậy với thời tiết miền Bắc trong những ngày lạnh, có gió mùa trong trại sản xuất có sử dụng hệ thống nâng nhiệt. Kết quả theo dõi đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cua xanh (Scylla paramamosain Estampador, 1949) tại Trung tâm sản xuất giống hải sản ở Giao Thủy, Nam Định (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)