M Ở ĐẦU
2.3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng, phát
Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm Harlequin được xác định trong quá trình lột xác chuyển giai đoạn từ Zoea I - Zoea II, khoảng 3 - 4 ngày sau khi nở.
Những ấu trùng khỏe mạnh, thể hiện tính hướng quang mạnh sau khi tắt sục khí, hướng lên trên mặt bể, vận động linh hoạt sẽ được chọn lọc vào các bể thí nghiệm. Ấu trùng được chuyển vào hệ thống bể nước tĩnh (như được mô tả ở trên) với thể tích nước ương nuôi thực tế là 8 L và mật độ tương đương khoảng 7 ấu trùng/L.
Các yếu tố môi trường bao gồm nhiệt độ, độ mặn, pH và TAN được duy trì trong phạm vi thích hợp và xác định hàng ngày. Các bể thí nghiệm được bố trí sục khí nhẹ và liên lục 24/24.
Chế độ cho ăn trong thí nghiệm được bố trí như sau: Nghiệm thức 1: Không cho ăn
Nghiệm thức 2: Hỗn hợp tảo 50.000 tế bào/mL
Nghiệm thức 3: Luân trùng (30 cá thể/mL) + Hỗn hợp tảo 25.000 tế bào/mL Nghiệm thức 4: Copepoda (7 cá thể/mL) + Hỗn hợp tảo 25.000 tế bào/mL Nghiệm thức 5: Artemia (5 nauplii/mL) + Hỗn hợp tảo 25.000 tế bào/mL
Nghiệm thức 6: Artemia (3 naulpii/mL) + Copepoda (3 cá thể/mL) + Luân trùng (10 cá thể/mL) + Hỗn hợp tảo 25.000 tế bào/mL.
Hỗn hợp tảo được sử dụng trong thí nghiệm là sự phối trộn của 3 loài tảo:
Tetraselmis chuii, Nannochloropsis oculata và Isochrysis galbana. Tảo được xác định mật độ lần đầu, sau đó ước lượng mật độ theo thể tích tương ứng khoảng 50 mL cho mỗi loài tảo để đạt được mật độ tương đương khoảng 25.000 tế bào/mL. Luân trùng được sử dụng trong thí nghiệm là loài Brachionus rotundiformis (Saowapa, trao đổi riêng). Copepoda được sử dụng trong thí nghiệm là loài Apocyclops borneoensis ([241], Pinkaew, trao đổi riêng). Atermia được sử dụng cho thí nghiệm là Artemia franciscana.
Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp.
Các chỉ tiêu cần xác định:
Tỷ lệ sống được xác định vào cuối thí nghiệm bằng cách đếm số lượng ấu trùng còn sống có khả năng vận động và màu sắc tươi sáng (trong ngày thứ 3, khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn Zoea II). Ngoài ra, trong quá trình siphon thay nước hàng ngày có theo dõi và ghi chép số lượng ấu trùng chết.
Sự phát triển của ấu trùng được xác định thông qua đếm số lượng ấu trùng Zoea I và Zoea II tại thời điểm kết thúc thí nghiệm, sau quá trình lột xác vài giờ. Xác định tỷ lệ phần trăm ấu trùng thuộc giai đoạn Zoea I và Zoea II. Phương pháp xác định các giai đoạn phát triển của ấu trùng căn cứ trên sự phân chia của Fiedler (1994) [115].
Tốc độ tăng trưởng: chiều dài toàn thân (TL), khoảng cách từ đầu chủy đến cuối telson được xác định trong vài giờ sau khi ấu trùng lột xác chuyển giai đoạn. Số mẫu xác định là 10 ấu trùng/bể. Tiến hành chụp hình ấu trùng và thước đo dưới kính hiển vi soi nổi ở cùng một độ phóng đại (vật kính và thị kính). Sau đó sử dụng phần mềm Image Tool 3.0 để xác định kích thước ấu trùng (độ chính xác 0,001 mm).
Hàng ngày kiểm tra các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, pH và TAN. Xác định mật độ tảo, luân trùng và artemia cho ăn. Chế độ siphon, thay nước hàng ngày 100 - 150%, chia làm 2 lần, sáng 9 giờ (siphon và thay nước) và chiều 16 giờ (thay nước), lượng nước thay mỗi lần là 50 – 70%.