Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ thức ăn và ấu trùng lên tỷ lệ sống và chuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống tôm cảnh Harlequin (Hymenocera picta Dana, 1852) (Trang 67)

M Ở ĐẦU

3.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ thức ăn và ấu trùng lên tỷ lệ sống và chuyển

và chuyển giai đoạn của ấu trùng tôm Harlequin

Bảng 3.4. Các thông số môi trường thí nghiệm 3

Thông số môi trường Sáng

(Mean ± SE) Chiều (Mean ± SE) Nhiệt độ (oC) 27,18 ± 0,57 29,33 ± 0,59 pH 8,13 ± 0,06 8,32 ± 0,07 Oxy (mg/L) 6,35 ± 0,54 6,68 ± 0,62 Độ mặn (‰) 34,26 ± 0,75 TAN (mg/L) 0,081 ± 0,059 Hàm lượng N-NO2 (mg/L) 0,015 ± 0,011 Độ kiềm (mg CaCO3/L) 112,5 ± 5,63

Nhìn chung các yếu tố môi trường đều nằm trong phạm vi thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng (Bảng 3.4). Hàm lượng oxy luôn được duy trì ở mức độ tốt kể cả sáng sớm do bể chứa được tăng cường sục khí 24/24. Tuy nhiên, biến động nhiệt độ trong ngày tương đối lớn khoảng 2 oC do bể ương được thiết lập ở nơi có ánh nắng chiếu mạnh nhằm đảm bảo cho sự phát triển của rong biển và điều này có thể ảnh hưởng đến ấu trùng. Hàm lượng TAN và NO2 đều được quản lý tốt nhờ vai trò hấp thụ của rong biển cho thấy ưu điểm của việc sử dụng rong biển so với vi sinh vật (Saowapa & Vorathep, trao đổi riêng).

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của mật độ ấu trùng và mật độ thức ăn lên tỷ lệ sống của ấu trùng tôm Harlequin

Mật độ ấu trùng (con/L) Mật độ artemia (nauplii/mL) 10 20 Trung bình Tỷ lệ sống Zoea IV (%)2 3 66,7ab 62,5a 64,6A 7 75abc 76,5abc 75,8B 11 79,7c 82,7c 81,2B Trung bình 73,8 73,9 ± 1,261 Tỷ lệ sống Zoea VII (%)2 3 12,3ab 9,3a 10,8A 7 9,7a 13,5ab 11,6A 11 22,7bc 27,8c 25,3B Trung bình 14,9 16,9 ± 1,331 Tỷ lệ sống Zoea X (%)2 3 0,3a 0a 0,2A 7 0a 0,2a 0,1A 11 0,7ab 1,8b 1,3B Trung bình 0,3 0,7 ± 0,191

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ ấu trùng và mật độ thức ăn lên tỷ lệ chuyển giai đoạn của ấu trùng tôm Harlequin

Mật độ ấu trùng (con/L) Mật độ artemia (nauplii/mL) 10 20 Trung bình Tỷ lệ Zoea III (%)2 3 53,3ab 43,3a 48,3A 7 63,3abc 73,3bc 68,3B 11 83,3c 76,7c 80B Trung bình 66,7 64,4 ± 2,721 Tỷ lệ Zoea V (%)2 3 60ab 43,3a 51,7A 7 43,3a 56,7ab 50A 11 70b 73,3b 71,7B Trung bình 57,8 57,8 ± 3,091 Tỷ lệ Zoea VII (%)2 3 36,7a 36,7a 36,7A 7 50ab 50ab 50A 11 70b 70b 70B Trung bình 52,2 52,2 ± 3,291 1

Sai số chuẩn của trung bình của sự tác động đồng thời giữa mật độ ấu trùng và mật độ artemia.

2

Trong cùng một giai đoạn và dưới ảnh hưởng của một nhân tố chính hoặc sự tác động đồng

thời của hai nhân tố, giá trị trung bình không có các ký tự chữ cái ở trên hoặc với các ký tự chữ cái

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ấu trùng và thức ăn lên tỷ lệ sống và sự chuyển giai đoạn của ấu trùng tôm Harlequin cho thấy: Mật độ ấu trùng (10 và 20 con/L) không ảnh hưởng lên kết quả ương nuôi ấu trùng (Bảng 3.5 và 3.6). Trong khi đó, mật độ artemia có ảnh hưởng lên tỷ lệ sống và chuyển giai đoạn của ấu trùng, với giai đoạn Zoea III và IV, ấu trùng ương ở mật độ artemia 7 và 11 nauplii/mL cho kết quả tỷ lệ sống và chuyển giai đoạn cao hơn so với mật độ 3 nauplii/mL (P < 0,05). Tuy nhiên, giai đoạn Zoea V, VII và X, ấu trùng được ương với mật độ 11 nauplii/mL cho tỷ lệ sống và chuyển giai đoạn cao hơn so với ấu trùng được ương ở mật độ 3 và 7 nauplii/mL (P < 0,05).

Kết quả phân tích phương sai hai yếu tố cho thấy, mật độ ấu trùng và mật độ artemia có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chuyển giai đoạn của ấu trùng. Trong đó, ấu trùng được ương ở mật độ 10 và 20 ấu trùng và 11 artemia đều cho tỷ lệ sống và chuyển giai đoạn cao hơn các nghiệm thức còn lại (P < 0,05). Trong khi đó, ấu trùng ương ở mật độ 10 và 20 và artemia 3 nauplii/mL cho tỷ lệ sống và chuyển giai đoạn thấp nhất, đặc biệt là ở mật độ 20 ấu trùng và 3 nauplii/mL (P < 0,05). Ấu trùng ương ở mật độ 10 và 20 và mật độ artemia 7 nauplii/mL thường cho kết quả ở mức trung gian giữa các nghiệm thức.

Mật độ ấu trùng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả ương nuôi đã được đề cập trong một số nghiên cứu [190], [95]. Ương nuôi ấu trùng với mật độ cao là nguyên nhân làm giảm tốc độ sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống liên quan đến các hiện tượng như: cạnh tranh thức ăn, lột xác kém đồng loạt, ăn nhau, tổn thương các phần phụ, kéo dài thời gian biến thái, căng thẳng, và suy giảm chất lượng nước [226], [190], [95], [64], [242], [60], [116].

Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, mật độ ương 10 và 20 con/L không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chuyển giai đoạn của ấu trùng tôm Harlequin. Điều này có thể là do mật độ ương nuôi ấu trùng vẫn còn thấp để có thể tạo ra sự khác biệt, trong khi đó, hệ thống tuần hoàn cho phép ương ấu trùng ở mật độ cao hơn so với hệ thống ương

nước tĩnh [190], [64]. Bằng hệ thống lọc sinh học tuần hoàn, có thể ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh M. rosenbergii ở mật độ 50 - 60 con/L [2] và ấu trùng cua biển Scylla spp. ở mật độ 50 - 200 con/L [81], [107], [37], [190]. Thậm chí trong các nghiên cứu này, các tác giả còn cho thấy, gia tăng mật độ ương nuôi ấu trùng Scylla spp. (giai

đoạn Zoea I - V) từ 50 lên 100 con/L hoặc từ 10 lên 50 con/L, tỷ lệ sống tăng 27 - 63% [107], [37]. Một số nghiên cứu trên ấu trùng tôm cảnh biển cũng cho thấy mật độ 20 - 40 con/L và 25 - 50 con/L là thích hợp trong ương nuôi ấu trùng các loài Thor amboinensis, Lysmata seticaudata [233], [60], [58], [116] và Lysmata debelius [242].

Tuy nhiên, nghiên cứu trên loài L. amboinensis cho thấy, tỷ lệ sống khi ương ở mật độ 10 con/L cao hơn so với 20 con/L [95].

Trong ương nuôi ấu trùng tôm cảnh biển, cùng với mật độ ương, số lượng và chất lượng thức ăn là một trong những nhân tố quyết định tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển của ấu trùng [218], [61], [242]. Trong nghiên cứu này, ấu trùng đạt tỷ lệ sống và chuyển giai đoạn cao hơn tương ứng với sự gia tăng mật độ artemia (P < 0,05). Kết quả này tương tự với một số nghiên cứu trên cua biển Mithraculus forceps

của Penha-Lopes et al. (2005, 2007) khi tác giả cho rằng mật độ artemia 7 hoặc 10 nauplii/mL cho kết quả ương nuôi tốt nhất [207], [208]. Trong ương nuôi ấu trùng cua biển S. paramamosain, mật độ thích hợp cho giai đoạn Zoea III là 10 nauplii/mL, trong khi đó, mật độ 15 và 20 nauplii/mL thích hợp hơn cho các giai đoạn ấu trùng về sau [190]. Ương nuôi ấu trùng L. seticaudata ở mật độ cao (40 ấu trùng/L) và mật độ thức ăn dưới mức tối ưu làm gia tăng đáng kể tỷ lệ ấu trùng xuất hiện thêm lần lột xác cuối trước khi hoàn thành biến thái [60].

Sự gia tăng mật độ artemia làm thúc đẩy tần suất bắt gặp con mồi và số lượng artemia được tiêu hóa bởi ấu trùng [281], [38], [189], [190], [23], [284], [280] và điều này cải thiện đáng kể kết quả ương [49], [136], [212], [257]. Kết quả về tỷ lệ sống và chuyển giai đoạn của ấu trùng trong thí nghiệm này ám chỉ rằng khi tăng mật độ artemia từ 3 lên 7 và 11, tỷ lệ ăn mồi của ấu trùng tăng lên. Mặt khác, không giống với ấu trùng cá, ấu trùng giáp xác không có khả năng săn mồi thực sự (đuổi bắt mồi) [128], [110], do đó chúng lệ thuộc hoàn toàn vào cơ hội bắt gặp con mồi. Chính vì vậy, gia tăng mật độ thức ăn nhằm tối ưu hóa khả năng sử dụng của ấu trùng là một

trong những nhân tố chính quyết định thành công trong quá trình ương. Điều này có thể được giải quyết thông qua sử dụng hệ thống tuần hoàn trong ương nuôi ấu trùng tôm cảnh biển. Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống này còn gia tăng được tần suất bắt gặp thức ăn của ấu trùng nhờ sự chuyển động tuần hoàn của dòng nước [190], [58], [64].

Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, ấu trùng không thể trải qua 12 giai đoạn để hoàn tất biến thái như nghiên cứu của Fiedler (1994) và Kraul & Nelson (1986) [115], [118]. Nguyên nhân chủ yếu có thể là do chất lượng dinh dưỡng không thỏa mãn nhu cầu của ấu trùng [56], [60]. Bản thân nauplii artemia thiếu hụt một số thành phần dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là các thành phần a xít béo không no [243],[137]. Trong khi ấu trùng giáp xác có khả năng rất hạn chế hoặc không có khả năng tổng hợp các a xít béo không no này mà phải được cung cấp trực tiếp từ thức ăn [225], [88], [168], [169], [124], [125], [126], [259]. Các a xít béo không no được chứng minh là giữ vai trò thiết yếu đối với sinh trưởng, phát triển, sinh sản, tỷ lệ sống và duy trì các hoạt động sinh lý bình thường ở giáp xác [274], [127], [149], [255]. Ấu trùng của nhiều loài tôm he, tôm hùm, cua biển, tôm càng xanh được cho ăn artemia làm giàu với axít béo không no (EPA, DHA, ARA, LA và GNA) đều cho tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống, biến thái ấu trùng, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường tốt hơn so với artemia không làm giàu [42], [98], [97], [151], [167] [216], [256], [274]. Chính vì vậy, việc nâng cao giá trị dinh dưỡng của artemia trong ương nuôi ấu trùng tôm Harlequin có thể là hướng đi thích hợp nhằm nâng cao kết quả ương nuôi.

Ngoài dinh dưỡng, sự hiện diện của các nhân tố thúc đẩy sự biến thái và xuống đáy của ấu trùng cũng ảnh hưởng rất lớn đến đến kết quả ương. Các nghiên cứu trước cho thấy, ấu trùng tôm Harlequin có thể hoàn thành biến thái ấu trùng trong khoảng 28 - 34 ngày [115] hay 35 - 49 ngày [118]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, ấu trùng mới chỉ đạt đến giai đoạn Zoea X sau 56 ngày ương. Điều này, ngoài ảnh hưởng của chất lượng dinh dưỡng như đã đề cập ở trên [56], [60], các yếu tố thúc đẩy sự xuống đáy của ấu trùng có thể đóng vai trò quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ vai trò của các nhân tố thúc đẩy quá trình hoàn tất biến thái ấu trùng ở giáp xác như: giá thể [257], [133], [120], [121], vai trò kích thích của các cá thể đồng loại trưởng thành [133], [193], [221], [121], sự hiện diện của chất đáy tại môi trường sống của tôm trưởng thành hay bùn đáy tự nhiên [48], [83], [271], [192], [120], [266], và các sinh vật sống

cộng sinh [129], [59]. Ngoài ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, sự thiếu vắng các nhân tố này thường là nguyên nhân của các hiện tượng phổ biến ở giáp xác như: kéo dài thời gian biến thái ấu trùng, xuất hiện thêm nhiều giai đoạn phụ hay hiện tượng lột xác nhiều lần mà không chuyển giai đoạn, lột xác không hoàn toàn và không đồng loạt thậm chí ngay cả trong điều kiện được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng [133], [121].

Từ những kết quả rút ra được trong nghiên cứu này, các nỗ lực nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình ương nuôi ấu trùng tôm cảnh Harlequin cần tập trung vào các vấn đề chính như nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho ấu trùng, kích cỡ mồi, các nhân tố thúc đẩy sự hoàn tất biến thái ấu trùng như đã đề cập ở trên. Đồng thời, cũng cần hoàn thiện hệ thống ương nuôi và chế độ vận hành nhằm ổn định các yếu tố môi trường trong suốt quá trình ương.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống tôm cảnh Harlequin (Hymenocera picta Dana, 1852) (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)