Chất lượng ấu trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống tôm cảnh Harlequin (Hymenocera picta Dana, 1852) (Trang 29)

M Ở ĐẦU

1.3.4.Chất lượng ấu trùng

Chất lượng ấu trùng là một trong những yếu tố quyết định thành công trong ương nuôi ấu trùng giáp xác. Trong đó, chất lượng tôm bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất lượng ấu trùng [214], [64]. Các yếu tố liên quan đến tôm bố mẹ có ảnh hưởng đến ấu trùng phải kể đến bao gồm: nguồn gốc của tôm bố mẹ [197], kích thước và tuổi của tôm mẹ [29], [94], [224], dinh dưỡng, môi trường nuôi và di truyền [214], [146]. Theo Racotta và cộng sự (2003), khi đề cập đến chất lượng ấu trùng, cần

xem xét các tiêu chí như: các hoạt động sinh lý, hoạt động sống và khả năng chống chịu với các tác nhân gây sốc từ môi trường [214].

Lựa chọn ấu trùng có chất lượng tốt thông qua các phương pháp đánh giá góp phần quan trọng cho sự thành công của quá trình ương nuôi. Thông thường ấu trùng được tuyển chọn chủ yếu thông qua các phương pháp gây sốc bằng các tác nhân môi trường khắc nghiệt trong thời gian ngắn. Gây sốc ấu trùng bằng độ mặn, nhiệt độ, pH, formalin hoặc amonia là các phương pháp chủ yếu nhằm đánh giá chất lượng ấu trùng thông qua kết quả về tỷ lệ sống [74], [75], [50], [103], [231], [214], [215], [198]. Tuy nhiên, các phương pháp trên chủ yếu áp dụng cho giai đoạn hậu ấu trùng. Đối với ấu trùng mới nở, ngoài các phương pháp đánh giá phức tạp thông qua tập tính, sinh lý và sinh hóa, tính hướng quang và khả năng bơi là tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất trong ương nuôi ấu trùng tôm cảnh biển bởi tính tiện lợi, đơn giản và nhanh chóng [265], [242], [58], [60], [63]. Các tiêu chuẩn về hình thái cũng được sử dụng để đánh giá chất lượng ấu trùng. Thông thường các tiêu chí kiểm tra bao gồm: màu sắc, hình dạng cơ thể và các phần phụ, sự đồng đều về kích cỡ ấu trùng và sự xuất hiện của các vi sinh vật bám [214], [215], [64]. Thực tế cho thấy, những ấu trùng có những biểu hiện bất thường về hình dạng cơ thể (bụng, chủy cong gập, xẹp phần giáp đầu ngực), tỷ lệ chết của chúng có thể lên đến 90 - 100% chỉ sau 48 giờ ương ngay cả trong điều kiện được cung cấp thức ăn đầy đủ và quản lý tốt các yếu tố môi trường [64].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống tôm cảnh Harlequin (Hymenocera picta Dana, 1852) (Trang 29)