Hoàn thiện chính sách thương mại, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến

Một phần của tài liệu Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA (Trang 27 - 34)

II. Biện pháp phát triển thương mại Việt Nam trong điều kiện thamgia

3.Hoàn thiện chính sách thương mại, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến

mại

Cùng với chính sách thuế, chính sách thương mại là một trong những công cụ chủ yếu để điều chỉnh mức độ, phạm vi hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực theo yêu cầu của CEPT/AFTA. Chính sách thương mại phải trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách chung của Nhà nước nhằm động viên các tiềm lực kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu, đồng thời là lá chắn để bảo hộ hợp lý các nhà sản xuất nội địa. Do vậy, chính sách thương mại của Việt Nam sắp tới cần hoàn thiện theo hướng sau:

* Tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu

Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế được tham gia vào hoạt động xuất khẩu.Bãi bỏ tối đa các quy định về thủ tục hành chính gây trở ngại cho tổ chức tham gia xuất khẩu, như hạn chế cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp, chế độ cơ quan chủ quản, hạn ngạch và kế hoạch xuất khẩu định hướng (từ hạn ngạch mà các nước thoả thuận với Việt Nam)...

Trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh trước mắt và lâu dài (lợi thế tiềm năng) xác định danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với từng thời kỳ. Theo mục tiêu đề ra, sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ theo hướng giảm nhanh xuất khẩu hàng hoá ở dạng nguyên liệu thô và bán sản phẩm, tăng nhanh số lượng các mặt hàng chế biến sâu, tinh trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu; cùng với tăng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu truyền thống và tìm kiếm và tăng tỷ trọng mặt hàng mới theo kịp với yêu cầu tiêu dùng hiện đại của thị trường thế giới. Hướng cụ thể trong 10 năm tới theo các nhà hoạch định chính sách là:

- Hạn chế, tiến đến việc cấm xuất khẩu nguyên liệu thô (gỗ và lâm sản, quặng, dầu thô...)

- Chuyển nhanh việc xuất khẩu nông sản từ dạng nguyên liệu sang dạng đã qua chế biến, tăng nhanh tỷ trọng hàng có hàm lượng chế biến tinh. Liên quan đến vấn đề này cần phải hết sức chú ý đến tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh hàng thực phẩm. Kinh nghiệm cho thấy, định hướng xuất khẩu sang khu vực thị trường nào thì nhập kỹ thuật chế biến từ thị trường đó (hoặc từ thị trường đạt tiêu chuẩn cao hơn).

- Chuyển nhanh từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt thô sang xuất khẩu sản phẩm dầu hoả.

- Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng: dệt may, giày dép, một số sản phẩm gia dụng...

- Mở ra hướng dịch vụ gia công cơ khí, sản xuất hàng điện tử. Mở ra các hướng phát triển đối với những sản phẩm mới như xuất khẩu dịch vụ và kỹ thuật phầm mềm, thông tin liên lạc, sửa chữa tàu biển.

* Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu.

Để đẩy mạnh xuất khẩu cần phải nghiên cứu thị trường, thăm dò và thâm nhập vào thị trường mới, mặt hàng mới, mở rộng quan hệ bạn hàng.... Muốn vậy, cần phải tổ chức lại các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Hoạt động

mang nặng tính chất dịch vụ thu tiền, hiệu quả hoạt động chưa cao. Cần phải nhận thức xúc tiến thương mại là một trong những chức năng quản lý Nhà nước quan trọng nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thamgia vào hoạt động xuất khẩu. Do vậy, cần có đầu tư đúng mức và có thể chế mới cho hoạt động này.

Trên thực tế, tham gia vào hiệp hội ASEAN, thực hiện CEPT/AFTA đã hai năm nay nhưng Việt Nam hiểu biết về các thành viên khác chưa nhiều, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin về cơ chế vận hành của CEPT/AFTA cũng như đặc điểm thị trường từng nước. Do đó, trên thực tế Việt Nam chưa có một kế hoạch cụ thể trong quan hệ thương mại với các thành viên ASEAN. Sự yếu kém này phải được khắc phục thông qua việc tổ chức lại hoạt động xúc tiến thương mại.

4. Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tích cực vào quá trình thực hiện CEPT/AFTA.

Doanh nghiệp là những chủ thể có vai trò quan trọng thực hiện những cam kết của Nhà nước trong khuôn khổ CEPT/AFTA.Vừa qua, dường như sự quam tâm đến CEPT chỉ mới dừng lại ở các cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ liên quan trực tiếp, còn các doanh nghiệp thực sự chưa có thông tin rộng rãi và đầy đủ về tiến trình hội nhập và thực hiện CEPT/AFTA. Về mặt chính sách, Nhà nước cần có sự thông tin kịp thời và chính xác về cơ hội kinh doanh tham gia CEPT, đồng thời nghiên cứu ban hành các chế độ hỗ trợ các doanh nghiệp của ta đủ sức vươn lên khai thác những lợi thế buôn bán làm ăn với các nước thành viên ASEAN, thiết thực góp phần thực hiện CEPT trước mắt cũng như lâu dài.

Bên cạnh đó, cần có các biện pháp thích hợp cho khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực tư nhân. Cụ thể:

- Đối với các xí nghiệp quốc doanh, cần thiết phải tiến hành cách theo hướng hiệu suất hoá, chẳng hạn thông qua việc thực hiện cổ phần hoá một cách thích hợp, có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ về vốn, tín dụng của

Nhà nước. Tuy nhiên, cần khẳng định rõ đầu tư Nhà nước chỉ tập trung vào những xí nghiệp có thể tồn tại được sau khi không có hàng rào bảo hộ.

- Đối với các xí nghiệp tư nhân, có thể áp dụng một số hình thức hỗ trợ về tín dụng khuyến khích đầu tư cá nhân vào một số ngành công nghiệp phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ và dễ phát huy lợi thế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay như công nghiệp chế biến, công nghiệp lắp ráp điện tử, công nghiệp sản xuất phụ trợ...

Tiếp đó, chúng ta nên áp dụng một số các hình thức hỗ trợ ít nhiều mang tính chất kỹ thuật hơn là chính sách của Nhà nước nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp trong nước, cụ thể là:

- Ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh, ngược đãi với hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam.

- Hỗ trợ đúng mức các doanh nghiệp Việt Nam thông qua một số biện pháp thích hợp như tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức, dùng các công cụ tài trợ gián tiếp như tổ chức hệ thống thông tin, hỗ trợ tuyên truyền quảng cáo, can thiệp, giải quyết những vấn đề phát sinh xâm phạm quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trên trường quốc tế.

- Tạo thuận lợi về môi trường và thủ tục để doanh nghiệp khai thác được các lợi thế có được của quá trình hội nhập.

- Đặc biệt, chính sách đầu tư thông qua đào tạo cần được coi là trọng điểm nhất để tạo được lợi thế chiến lược trong phát triển. Ngoài các hỗ trợ chính thức bằng đầu tư nguồn lực từ ngân sách các cấp, đã có một số nước rất thành công trong việc thể chế hoá nghĩa vụ đào tạo của các doanh nghiệp, qua đó huy động nguồn lực cho đào tạo.

KẾT LUẬN

Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành xu thế không thể đảo ngược của nền kinh tế thế giới hiện đại và tự do hoá thương mại là một yếu tố cơ bản của xu thế này. Đối với các nước đang phát triển, chiến lược phát triển kinh tế dựa vào công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu chứng tỏ thành công hơn so với chiến lược phát triển kinh tế dựa vào công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Trong bối cảnh đó, việc Việt Nam tham gia CEPT/AFTA và chuẩn bị để tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế khác nhau như APEC, FATA/WTO là một quyết định đúng đắn hoàn toàn. Trong quá trình hội nhập này, thực tiễn cuộc sống đòi hỏi chúng ta chấp nhận cơ chế hợp tác và cạnh tranh, nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực bản thân đạt tới những mục tiêu mà chúng ta đã xác định.

Một bài học rút ra từ thực tiễn hội nhập kinh tế khu vực và là phải khẩn trương đề ra các chính sách và biện pháp hữu hiệu thực hiện một cách chủ động nội dung và tiến trình CEPT/AFTA.Cơ chế thị trường không chấp nhận những gì cứng nhắc thuộc cơ chế điều hành nền kinh tế theo chế độ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp trước đây. Chính sách thương mại phải được xây dựng thông thoáng hơn theo hướng tự do hoá, chỉ nên bảo hộ những gì là cần thiết và phải định rõ thời hạn bảo hộ. Bảo hộ càng nhiều, sức cạnh tranh càng yếu. Các công cụ phi thuế quan cần phải được nghiên cứu cụ thể hoá theo thời gian và điều kiện của đất nước, tuy nhiên cần chu ý tuân thủ các thông lệ, luật lệ quốc tế và phản ánh xu hướng của thời đại. Hiện nay, nước ta là thành viên ASEAN, trong tương lai không xa sẽ là thành viên của tổ chức WTO. Sự chậm trễ sẽ đồng nghĩa với mất thời cơ hội nhập và tăng trưởng, là kéo dài sự lúng túng và thụ động trong quá trình hội nhập.

Hội nhập kinh tế Việt Nam vào kinh tế khu vực và thế giới có nghĩa là các thể chế kinh tế Việt Nam phải phù hợp với tập quán quốc tế. Sau nhiều năm đi theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, điều này đòi hỏi chính phủ phải nỗ lực cải cách các thể chế kinh tế theo hướng đơn giản hoá cơ chế quản lý, trao quền tự chủ kinh doanh nhiều hơn nữa cho các doanh nghiệp,

bảo đảm tính minh bạch và nhất quán trong các chính sách kinh tế cũng như trong các quy định về hoạt động kinh doanh, bãi bỏ những chính sách, quy định không phù hợp với thông lệ thế giới. Chính cuộc cải cách thể chế này giữ vai trò quan trọng trong việc khả năng tạo cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài.

Nhà nước cũng cần chú ý đầu tư thích đáng để phát triển nguồn nhân lực của đất nước, một yếu tố then chốt làm biến đổi các lợi thế so sánh của đất nước theo hướng có lợi cho mục đích phát triển bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người thực hiện và chịu các tác động trực tiếp của tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế trên thực tế là các doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp chưa hiểu thấu đáo về CEPT/AFTA cũng như các tổ chức thương mại quốc tế khác. Nhà nước cần phải giúp đỡ các doanh nghiệp khắc phục hạn chế này. Nếu Nhà nước cần có chính sách và biện pháp để tranh thủ các thời cơ và vượt qua các thách thức do AFTA mang lại ở tầm vĩ mô thì các doanh nghiệp cũng phải có chính sách tương tự ở tầm vi mô.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế thương mại - Trường ĐH KTQD 2. Giáo trình Thương mại quốc tế - Trường ĐH KTQD 3. Giáo trình Kinh tế quốc tế - ĐH Thương mại

4. Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX

5. Quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN và chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam

6. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tiến trình hội nhập của Việt Nam

7. Lịch trình cắt giảm thuế của Việt Nam để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN .

8. Kinh tế thế giới 1999, 2000 đặc điểm và thực trạng. 9. ASEAN hôm nay và triển vọng trong thế kỷ XXI 10. ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam

MỤC LỤC

Lời mở đầu...

Phần I. Khái quát chung về khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA...

1. Quá trình hình thành và phát triển của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA...

2. Mục tiêu chính của AFTA...

3. Công cụ thực hiện AFTA (CEPT)...

4. Ảnh hưởng của AFTA đến các nước thành viên...

Phần II. Những Ảnh hưởng của việc tham gia AFTA đến thương mại Việt Nam ...

I. Nền kinh tế Việt Nam trước khi tham gia AFTA...

II. Những cơ hội và thách thức của nền thương mại Việt Nam khi tham gia AFTA...

1. Thách thức...

2. Cơ hội...

3. Tình hình thực hiện AFTA của Việt Nam cho đến nay...

4. Lịch trình cắt giảm thuế tổng thể giai đoạn 2001-2006 thực hiện AFTA của Việt Nam ...

Phần III. Một số phương hướng và biện pháp phát triển thương mại Việt Nam khi tham gia AFTA...

I. Mục tiêu phát triển của Việt Nam trong những năm tới...

1. Các mục tiêu trước mắt...

2. Các mục tiêu lâu dài...

II. Biện pháp phát triển thương mại Việt Nam trong điều kiện tham gia AFTA...

1. Xây dựng nền kinh tế mở hướng mạnh về xuất khẩu...

2. Xây dựng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp lý trong điều kiện tự do hoá thương mại ...

3. Hoàn thiện chính sách thương mại, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp tham gia tích cực vào quá trình thực hiện CEPT/AFTA...

Kết luận...

Một phần của tài liệu Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA (Trang 27 - 34)