Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thành phần môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình ủ bã sắn với chủng vi khuẩn Bacilus subtilis C7 để thủy phân phytat và protein (Trang 41 - 42)

Mục đích: Nhằm tìm được môi trường dinh dưỡng phù hợp cho vi khuẩn

Bacillus subtilis C7 phát triển sinh protease, phytase. Để hiệu quả thủy phân

protein, phytat đạt mức cao.

Ngoài bã sắn và đậu nành tiến hành nghiên cứu bổ sung một số thành phần khác là cám gạo, rỉ đường để lựa chọn thành phần môi trường thích hợp cho

Bacillus subtilisC7 sinh trưởng và phát triển hoạt động sinh protease, phytase thúc

đẩy quá trình thủy phân protein, phytat.

Cách tiến hành:

Chuẩn bị 4 mẫu với 4 công thức thành phần môi trường: Bã sắn

Hình 2.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thành phần môi trường

Xác định hoạt độ protease, phytase

Xác định hiệu suất thủy phân protein, phytat Để nguội Hấp vô trùng Nước Đậu nành + cám gạo Đậu nành+ rỉ đường Đậu nành+ rỉ đường + cám gạo Đậu nành Ủ Bacillus subtilis C7 Chọn thành phần môi trường thích hợp Phối trộn với các thành phần

- Công thức 1: Thành phần môi trường gồm 85% bã sắn ,5% đậu nành, 10% cám gạo.

- Công thức2: Thành phần môi trường gồm 85% bã sắn, 5% đậu nành, 10% rỉ đường.

- Công thức 3: Thành phần môi trường gồm 85% bã sắn, 5% đậu nành, 5% cám gạo, 5% rỉ đường

- Công thức4: Thành phần môi trường gồm 95% bã sắn, 5% đậu nành

- Hỗn hợp được bổ sung thêm nước với tỷ lệ nước/ hỗn hợp đã được chọn từ thí nghiệm trước và hấp vô trùng ở nhiệt độ 1210C trong 15 phút. Sau đó, hỗn hợp được làm nguội, Bacillus subtilis C7 cho vào với tỷ lệ 106CFU/g hỗn hợp rồi tiến hành ủ ở thời gian và nhiệt độ đã chọn từ thí nghiệm trước. Tiến hành xác định hoạt độ phytase, protease và hiệu suất thủy phân phytat, protein để chọn thành phần môi trường thích hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình ủ bã sắn với chủng vi khuẩn Bacilus subtilis C7 để thủy phân phytat và protein (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)