Các nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình ủ bã sắn với chủng vi khuẩn Bacilus subtilis C7 để thủy phân phytat và protein (Trang 31 - 33)

Trong những năm gần đây trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng bã sắn làm cơ chất lên men thu sinh khối và enzyme vi sinh vật:

Balagopalan, Padmaja và George cấyTrichoderma pseudokoningiirifar

trên bã sắn có sử dụng 0,15% (NH4)2SO4, sau 24 ngày hàm lượng protein thô đạt 6,18%. Nếu sử dụngAspergillus niger lên men bã sắnở 300C, độ ẩm 60%, sau 5 ngày lên men hàm lượng protein đạt 7,7%.

Năm 1997, M. Raimbault và C.Ramires Tora dùng Rhizopus có khả năng phân giải tinh bột sống bã sắn . Kết quả, hàm lượng protein trong bã sắnđượctăng lên 14 %. Nếu dùng 50% bã sắn + 50% bộtđậutương thì hàm lượng protein thu được là 20%.

Ở Việt Nam, bã sắn chủ yếu sử dụng để làm thức ăn gia súc trực tiếp, ủ chua hay phơi khô nhưng chất lượng không cao. Đã có nhiều nghiên cứu nhằm tận dụng và nâng cao chất lượng bã sắn từ quá trình sản xuất tinh bột thủ công hoặc bán công nghiệp bằng cách dùng men thuốc bắc, sau 12 ngày lên men có thể tăng tỷ lệ protein của bã sắn lên tới 8 - 9 lần, trung bình tăng 4 - 5 lần.

Năm 1995, Nguyễn Thị Xuân Sâm dùng hỗn hợp hai giốngPhanerochaete

chrysosporium Endomycopsis fibuligerađể lên men trong môi trường 70% bã sắn,

30% chất dinh dưỡng đã thu được chế phẩm có hàm lượng protein 15-17%, không chứa độc tố và đã được thử nghiệm làm thức ăn cho gia súc có hiệu quả.

Năm 1999, Nguyễn Thạc Hoà cũng sử dụng hai chủng trên để lên men trên môi trường gồm bã sắn 75-80%, cám gạo 15-20% và các muối vô cơ bổ sung làm thứcăn gia súc.

Năm 2000, ĐặngVăn Lợi cũngđã sử dụng chủngA.niger phân lập được từ bã sắncủa nhà máy sản xuất tinh bộtđể lên men bã sắn làm thứcăn cho gia súc. Sau 21 giờ lên men , hàm lượng protein thô đạt 10,1% chất khô, trong quá trình lên men bã sắn bởi

A.niger, xianua bị thuỷ phân hoàn toàn, sản phẩm không chứa độc tố aflatoxin.

Năm 2000, Bùi Thị Quỳnh Vân đã nghiên cứu sử dụng tổ hợp các vi sinh

vật Saccharomyces cerevisiae NM7, Aspergillus oryzae NM1 và Aspergillus niger

xử lý bã sắn theo hai phương án trực tiếp và gián tiếp, trong bã sắn chứa 10,84 protein, 2,4IU/g amylase, 1,65IU/g cellulase (xử lý trực tiếp) và 12,96% protein, 2,54IU/g amylase, 1,8IU/g cellulase (xử lý gián tiếp).

2005, ĐoànVăn Thược, tuyển chọn được chủngB.subtilis V37 sinh amylase và protease trên cơ chất bã sắn.

2006, Ngô Thanh Xuân, thu chế phẩm dạng thô phytase từ lên men bã sắn ứng dụng thử nghiệm trên lợn thu được kết quả tốt.

2007, NguyễnVăn Quyết sử dụngcơ chất là bã sắn sau lên men chiết xuất enzym đã nuôi trồng thành công nấmăn (nấm sò) và nấmdược liệu (nấm linh chi) vớinăng suấttươngứng là 82,8% và 10,8%.

Các nghiên cứu nhằm sử dụng bã sắnđể sản xuất amylase, protease, cellulase, xylanase dùng cho chăn nuôi đang được Bộ môn CNSH-VS ĐHSP Hà Nội tiếp tục triển khai.

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình ủ bã sắn với chủng vi khuẩn Bacilus subtilis C7 để thủy phân phytat và protein (Trang 31 - 33)