Chuẩn bị nguyên vật liệu
- Chủng vi khuẩn Bacillus subtilis C7 được lấy từ phòng thí nghiệm Vi sinh, Khoa Công nghệ Thực phẩm trường Đại học Nha Trang.
- Bã sắn: bã sắn khô sau khi được thu mua ở cơ sở sản xuất tinh bột tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa được làm khô đến độ ẩm 10- 11% và bảo quản ở điều kiện thường. Sau đó, được xay nhỏ để làm cho bã sắn có kích thước đồng đều, tăng diện tích tiếp xúc với vi khuẩn Bacillus subtilisC7, thúc đẩy nhanh quá trình thủy phân bã sắn.
- Đậu nành: được sấy khô đến độ ẩm trong khoảng từ 10- 11% được bảo quản ở điều kiện thường sau đó tiến hành xay nhỏ để làm tăng diện tích tiếp xúc và tạo điều kiện cho vi khuẩn Bacillus subtilis C7 sinh enzym thủy phân.
- Cám gạo: nên sử dụng cám tốt, cám mới không có vị chua, vị đắng, không hôi, không có mùi mốc. Độ ẩm của cám gạo 14%.
- Rỉ đường: chứa hàm lượng các chất khoáng cao như canxi, magie, kali, sắt và một lượng nhỏ các vitamin. Độ ẩm rỉ đường là 48%.
Phối trộn
Bã sắn được trộn với 5% bột đậu nành, sau đó bổ sung nước với tỷ lệ nước/ hỗn hợp (bã sắn + đậu nành) là 2/1.
Nghiên cứu bổ sung thêm một số thành phần khác như cám gạo, rỉ đường để tăng thêm thành phần dinh dưỡng cho hỗn hợp nguyên liệu tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn Bacillus subtilis C7 sinh trưởng, phát triển và sinh enzym thủy phân protein,
phytat trong quá trình ủ.
Hấp vô trùng
Mục đích: tiêu diệt vi sinh vật, tránh hiện tượng nhiễm tạp các loại vi sinh vật khác khi ủ bã sắn với chủng Bacillus subtilis C7.
Tiến hành hấp vô trùng ở nhiệt độ 1210C, thời gian 15 phút.
Làm nguội, bổ sung chế phẩm
Bacillus subtilis C7 vào với tỷ lệ là 106CFU/ g hỗn hợp.