Về các chương trình giảm hại

Một phần của tài liệu Nhóm nam mại dâm đồng giới và những nguy cơ xã hội (Trang 78)

2. Khuyến nghị

2.1. Về các chương trình giảm hại

Nhóm mại dâm đồng giới nam hiện nay vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức từ phía chính quyền và các cơ quan xã hội; trong khi đó đồng tính nam đang là nhóm nguy cơ cao đối với căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Chính vì vậy có những đề tài, những nghiên cứu sâu sắc về nhóm mại dâm đồng giới nam sẽ giúp các cơ quan chức năng, các tổ chức phi chính phủ có được hướng đi đúng đắn, hiệu quả cho các hoạt động giảm hại trên nhóm đối tượng này.

Tuy nhiên, dường như các can thiệp hiện nay đang tập trung ở các lĩnh vực phòng bệnh và truyền thông kiến thức; cung cấp miễn phí các vật dụng giảm hại như bao cao su, chất bôi trơn…, mà một vấn đề hết sức quan trọng khác là những can thiệp sớm ở giai đoạn đầu của quá trình bán dâm; khi các cậu nam thanh niên mới rời khỏi gia đình của họ và đang lơ ngơ giữa một môi trường hoàn toàn mới. Khi đó, những can thiệp hướng nghiệp hay các lớp dạy về kỹ năng sống; kỹ năng đối phó với các cạm bẫy xã hội sẽ giúp nam thanh niên chủ động hơn trong cuộc sống và có thể tự lựa chọn cho mình một nghề phù hợp mà họ thực sự thích thú.

Bên cạnh đó, nhiều nam bán dâm sau khi hết thời gian hoàng kim, hết khách hàng họ cũng cần có một công việc hoặc những cơ hội nghề nghiệp khác cho bản thân; tuy nhiên, ở thời điểm đó việc bắt đầu cho một công việc mới với họ không phải dễ; đó là lý do mà nhiều người phải tiếp tục trụ lại với nhóm, với môi trường công cộng quen thuộc bằng những cách như trộm cắp, móc túi, dẫn mối (bán dâm) hoặc tiếp tục là người tìm kiếm thế hệ bán dâm kế cận mới. Nên chăng, cần có những chương trình can thiệp hướng nghiệp cho những nhóm này và hỗ trợ họ trong quá trình tìm việc làm, rời khỏi môi trường cũ họ đang sống.

Để có những chương trình can thiệp hiệu quả còn cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về nhóm mại dâm đồng giới nam. Bởi thực tế, nhóm mại dâm đồng

giới nam vẫn còn nhiều nhóm ẩn; rất khó tiếp cận mà chúng ta chưa với tới được. Những nhóm đó họ càng ẩn thân kín kẽ thì khả năng họ tiếp cận với các hỗ trợ xã hội càng ít ỏi; nguy cơ bệnh tật, thiếu thông tin và lệ thuộc vào công việc bán dâm, vào các má mì càng rõ rệt. Những nhóm chúng ta tiếp cận được họ không hẳn là bức tranh đầy đủ cho hoạt động mại dâm đồng giới nam, còn nhiều những góc khuất khác, còn nhiều những con người chưa từng được biết đến với nghề bán dâm nam của họ; có thể họ có thông tin về cách bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật, khỏi các nguy cơ với chính bản thân họ, nhưng không ai biết những nguồn thông tin đó có thực sự đảm bảo. Vận động họ, tin tưởng họ, chấp nhận họ bằng sự nỗ lực của các chương trình giảm hại có thể giúp họ mạnh dạn tiếp xúc với các tổ chức, cá nhân để bảo vệ cho bản thân họ.

2.1.1. Về mặt chính sách

Cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp quy nào đề cập đến vấn đề đồng tính, người đồng tính hay mại dâm đồng giới; có chăng chỉ là những quy định rời rạc ở các các văn bản pháp luật nội dung khác (như luật hôn nhân gia đình cấm hai người cùng giới tính không được kết hôn với nhau; nhưng ngay cả quy định này cũng chưa rõ ràng trong việc quy định cùng giới tính là như thế nào). Chính vì vậy, việc quản lý các hoạt động mại dâm nam trên địa bàn của các cơ quan chức năng hầu như không có; các cơ sở mại dâm nam nếu có bị kiểm tra, bị phạt thì do các lỗi khác chứ không phải do tổ chức mại dâm (các lỗi như không đăng ký tạm trú, tạm vắng; hoạt động quá giờ quy định…). Việc thiếu sự quản lý với nhóm này khiến cho các vấn đề đi kèm với mại dâm nam có cơ hội phát triển mà không bị trừng phạt: như cưỡng bức tình dục, bạo lực tình dục, cướp giật,….

Như đã nói ở trên, nhóm nam bán dâm vốn là một quần thể ẩn; do bị xã hội kỳ thị và sự tự kỳ thị của bản thân người trong cuộc nên những vấn đề có liên quan đến hoạt động mại dâm đồng giới nam đều bị chìm đi và ít khi được đưa ra ánh sáng khi hậu quả chưa đến mức chết người; đó là do bản thân người trong cuộc do e ngại, sợ bị lộ thân phận mà không dám báo cáo. Và đó cũng là lý do khiến nhiều người bị tổn thương mà không được bảo vệ.

Xã hội càng phát triển, yêu cầu về sự công khai hóa và chấp nhận vấn đề đồng tính như một hiện tượng bình thường trong xã hội sẽ giúp rất nhiều cho những người đồng tính nói chung trong việc họ được tự do, công khai tìm kiếm bạn tình của mình; giúp xã hội loại bỏ bớt những tội phạm, những sai lệch liên quan đến vấn đề đồng tính nam. Đó là cách giải quyết hợp lý và đi đúng nguyên lý của thực tại xã hội.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hữu Anh, Lê Minh Giang và cộng sự (2010), Đặc điểm dịch tễ và các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV/STIs trong nhóm nam bán dâm đồng tính ở Hà Nội, Tạp chí Y học dự phòng, số 9/2010, tr.29-33

2. Bộ y tế (2009), Báo cáo kết quả chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học STIs/HIV (IBBS) tại Việt Nam 2005 – 2006

3. Trung tâm phòng chống STDs/HIV/AIDS (SHAPC) (2010), Tình dục đồng giới ở Việt Nam: Sự kỳ thị và hệ quả xã hội

4. G.W. Levi Kamel (eds), S and M. Studies in Sadomasochism, New York: Prometheus, 1983.

5. Hongjie Liu, Tiejian Feng, Hui Liu, Hucang Feng, Anne G. Rhodes, Oscar Grusky, Egocentric Networks of Chinese Men Who Have Sex with Men: Network Components, Condom Use Norms, and Safer Sex, 2004

6. Jeremy Schneider, The Men of Boystown: A glimpse into the world of male prostitution, 2001

7. Joseph T. F. Lau, Wen-De Cai, Hi Yi Tsui, Lin Chen, Jin-Quan Cheng,

Psychosocial Factors in Association with Condom Use During Commercial Sex Among Migrant Male Sex Workers Living in Shenzhen, Mainland China Who Serve Cross-Border Hong Kong Male Clients, 2003

8. Robert P. McNamara, The Times Square Hustler. Male Prostitution in New York City, New York: Praeger, 1992.

9. Thomas S. Weinberg, Gay Men, Gay Selves. The Social Construction of Homosexual Identities, New York: Irvington Press, 1983.

10. Vu Manh Loi ets al, MSM in Viet Nam- Social Stigma and Consequences

11. Viện nghiên cứu kinh tế, xã hội và Môi trường, Đặc điểm kinh tế, xã hội của nam giới có quan hệ tình dục đồng giới tại Việt nam.

PHỤ LỤC

TRAI BÁN DÂM Ở HỒ HOÀN KIẾM VÀ NHỮNG CẠM BẪY XÃ HỘI

(Bài thu hoạch quá trình thực địa tại Hồ Hoàn Kiếm – Trịnh Thị Thu Hà)

Qua thời gian một năm rưỡi đi thực địa ở hồ Hoàn Kiếm, tôi đã nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận thấy số phận của những con người thuộc nhóm yếu thế của xã hội: họ là những người phụ nữ phải bán dâm kiếm sống, là những người nghiện ngập cùng đường phải đi ăn cắp, những mảnh đời chắp vá cùng nhau, những người đồng tính nam bị xã hội và gia đình hắt hủi, phải che dấu bản thân mình, và những người cũng hết sức đặc biệt: những trai bán dâm đồng giới. Khu vực hồ Hoàn Kiếm tập trung rất nhiều các nhóm xã hội khác nhau, nơi này cũng là địa bàn kiếm sống của nhiều nhóm xã hội trong số đó. Với đặc điểm là một địa bàn công cộng mở, lại nằm ở trung tâm của thành phố, vốn là một địa chỉ văn hóa đặc trưng của thủ đô Hà nội nên hồ Hoàn Kiếm thu hút được rất nhiều khách du lịch nước ngoài và ở trong nước đến dạo chơi, tham quan, thưởng lãm. Các đối tượng khách du lịch này chính là những khách hàng tiềm năng hoặc là những túi tiền tiềm năng để cho các nhóm làm ăn trên hồ kiếm chác. Dần dần, lượng khách du lịch đông lên kéo theo lực lượng những người kiếm sống dựa vào họ trên hồ Hoàn Kiếm cũng tăng cao, rồi các nhóm xã hội khác cũng xuất hiện, họ xem hồ là nơi tụ tập, thể hiện bản thân mình mà không sợ bị người khác dèm pha, kì thị. Cũng không biết từ bao giờ nhóm những người đồng tính nam cũng lấy hồ Hoàn Kiếm làm một địa chỉ tin cậy để tụ họp, tâm sự, dần dần trở thành nơi tìm kiếm bạn tình và cho đến nay hồ trở thành một cái „chợ tình” của người đồng tính nam.

Có chợ tình, đồng nghĩa với việc có người mua kẻ bán. Cái tôi đặc biệt quan tâm ở đây là nhóm những người bán dâm đồng giới nam đó, hay gọi vắn tắt là trai bán dâm, họ là ai, yếu tố nào dẫn họ đến với hồ Hoàn Kiếm và gia nhập đội ngũ trai

bán dâm và khi họ đã trở thành trai bán dâm rồi thì họ có thể gặp phải những nguy cơ, cạm bẫy xã hội gì. Báo cáo này sẽ tổng kết những kết quả tôi đã tìm thấy trong suốt quá trình đi thực địa ở hồ Hoàn Kiếm về trai bán dâm và những cạm bẫy xã hội xung quanh họ.

1. Từ những con đường trở thành trai bán dâm

Hàng ngày đi thực địa ở hồ, tôi nhìn thấy rất nhiều những nam thanh thiếu niên trẻ trung, khỏe mạnh đi dạo chơi ở hồ. Họ ở đủ mọi thành phần, ở đủ mọi nơi tập trung đến. Nhưng nhìn chung có thể chia họ thành hai nhóm phân biệt khá rõ ràng: đó là nhóm những đứa trẻ “dạt vòm”, chúng bỏ nhà ra đi theo chúng bạn và lấy hồ làm điểm tập kết, chơi bời và trốn tránh sự tìm kiếm, kiểm soát của gia đình. Nguyên nhân khiến chúng bỏ nhà đi cũng thật đa dạng, tôi đã từng hỏi một cậu thanh niên về lí do tại sao cậu lại bỏ nhà đi, cậu nói rằng vì “ở nhà chán quá”, bạn bè cùng lứa thì người đi học (cậu bỏ học từ sớm, khi chưa học hết cấp 2), người đã đi làm ăn xa nên mình cậu ở nhà cũng buồn, không ai chơi cùng nên rủ hai người bạn khác cùng lên Hà Nội chơi, xem trên tivi có hồ Hoàn Kiếm nên kéo nhau ra đây. Khi tôi gặp ba người các cậu ở hồ trời đang là mùa đông rất lạnh. Nhìn các cậu co ro trong mỗi chiếc áo sơ mi cáu bẩn, chân tay nẻ toác, đầu tóc bết lại, người run run ngồi rúm vào một góc ở cây chín gốc mà thấy tội. Tiền không có, việc thì không, may được mấy cậu khác trong nhóm đánh giầy cho đồ nghề rồi dạy cho cách làm để kiếm sống. Nhưng là lính mới, lại không có địa bàn làm việc nên mỗi ngày cả ba cậu chỉ kiếm được vài chục nghìn mua bánh mì chia nhau ăn; thậm chí có ngày nhịn đói, tối ba đứa co quắp nhau ngủ trong bốt điện thoại công cộng tránh gió.

Trong điều kiện cuộc sống hết sức khổ sở, thiếu thốn đó các cậu rất dễ dàng chấp nhận sự giúp đỡ của người khác bất chấp những cái giá các cậu phải trả là gì. Chỉ vài tuần nghỉ tết sau tôi mới ra hồ gặp lại ba cậu thanh niên đó, thì giờ thấy họ có sự thay đổi thực sự rất bất ngờ.

Nhưng khi nhìn thấy Tiến xuất hiện trước mặt mình, thậm chí mình còn một lúc mới nhận ra, bởi trông cậu khác hẳn.

Tiến mặc cái áo khoác mới màu trắng, quần bò kiểu dáng rất xì tin và đi đôi giầy thể thao màu đen, nói chung là nhìn rất sành điệu. Tóc của cậu cũng đã được cắt tỉa gọn gàng, mặt mũi cậu sạch sẽ, kể cả cách nói chuyện của cậu cũng khác, tự tin hơn. Nếu so với hồi trong tết, cậu như được lột xác. Trong tết, trông cậu bẩn thỉu, nhếch nhác, tóc tai bù xù, môi cậu nhìn rất đỏ nhưng trông bẩn bẩn, bởi nó cứ trề ra, cậu đi cứ ngật ngà ngật ngưỡng, thậm chí mình từng nói với Hải, không biết cậu này có phải có vấn đề về mặt tâm thần không nữa…..

Hiện Tiến đang ở cùng với Trung. Trung mua quần áo mới cho Tiến, sắm sửa cho Tiến từ đầu đến chân thành con người khác hẳn. Tiến cũng mới về ở với Trung từ hôm mùng 2 tết.

Trích “Nhật kí thực địa ngày 6.1.2009

Tiến (tên 1 trong số ba người bạn nói trên) về ở cùng với Trung, một người đồng tính đồng thời là trai bán dâm và có tiền sử đi tù về tội ăn cắp ở hồ; còn Huấn bạn Tiến thì ở cùng với Đăng – một trai bán dâm mới xuất hiện trên hồ một thời gian ngắn; người còn lại là Dũng, vốn là người nhiều tuổi nhất trong nhóm, trông thật thà nhất, nhưng lại là người xấu nhất thì quay trở về quê làm ruộng. Đó là một sự đào thải rõ ràng ở hồ, nếu bạn không nhanh nhẹn, tinh ranh để tham gia các nhóm dịch vụ trên hồ thì bạn phải có chút nhan sắc, ít nhất là ưa nhìn mới có thể có cơ hội ở lại hồ, còn không bạn sẽ bị loại, loại rất nhanh chóng.

Nhưng sự may mắn mà Tiến và Huấn có được liệu có phải thực sự là may mắn, hay đó chính là sự mở đầu cho cuộc sống không lối thoát sau này?

Những người là má mì, chuyên tìm kiếm và dẫn mối cho mại dâm nam trên hồ Hoàn Kiếm họ rất tinh và biết lựa chọn đúng thời điểm để đưa những cậu thanh niên trai trẻ vào con đường bán dâm, vào nhóm của họ. Những người có “tiềm năng” trở thành trai bán dâm hầu hết là những người đang thiếu tiền trầm trọng, cuộc sống của họ đều đang lâm vào cảnh bi đát, không có lối thoát. Tại thời điểm đấy, với họ chỉ cần một bữa ăn, một chỗ ngủ đàng hoàng đã là quá xa xỉ và họ có thể đánh đổi bằng bất cứ giá nào. Khi đó họ thực sự quá yếu thế so với những dì, những má mì đầy mánh khóe, đầy tiền của và thừa sự khôn khéo. Sau lần đầu tiên

bán dâm, hầu hết các cậu trai đều cảm thấy tội lỗi, lo sợ, nhưng những cảm giác đó không vượt qua được sự háo hức khi mà đồng tiền bỗng dưng được kiếm về quá dễ, dần dần họ càng lún sâu vào con đường bán dâm và khó có thể thoát ra được.

Trong phỏng vấn sâu của tôi với Thương- một trai bán dâm mới vào nghề chưa được 1 tuần, tôi hỏi cậu về lần đầu tiên bán dâm, cậu trả lời có vẻ khá đơn giản: “lúc đó em đang cần tiền, chẳng còn đồng nào, lại đói nữa, tự dưng có người ra rủ em đi ăn, rồi đi chơi, lại còn bảo cho em tiền nữa thì em đi….. Em nghĩ người ta đã tốt với mình như vậy thì có yêu cầu mình làm gì cũng phải làm thôi.” Có vẻ như lần đầu của ai cũng rất miễn cưỡng, nhưng đến lần thứ hai, tôi hỏi lại Thương, tại sao em vẫn tiếp tục đi bán dâm lần thứ hai, cậu trả lời: “em cũng chẳng mất gì mà lại được tiền nữa. Từ trước đến giờ em chẳng làm gì ra nhiều tiền thế, chỉ có lấy của bố mẹ nên cứ làm một thời gian, lúc nào chán em về quê xin lỗi bố mẹ là xong”.

Dường như nguyên nhân kinh tế là nguyên nhân chính khiến cho họ chấp nhận con đường bán dâm nam. Nhưng đó mới chỉ là nhìn trong một phân đoạn ngắn trong quá trình trở thành trai bán dâm; nhìn xa hơn tôi thấy có cả một hệ thống cạm bẫy rất kín đáo nhưng cũng rất khó thoát với vai trò rất tích cực của những người đồng tính ở hồ và những khách hàng ẩn của nhóm trai bán dâm. Vai trò của những nhóm xã hội khác trên hồ hay gia đình của các “nạn nhân” cũng không phải không có. Không có điều gì xảy ra ngẫu nhiên mà nó là hệ quả của các sự kiện, hiện tượng, các quá trình xảy ra trước đó. Bản lĩnh của các cậu nam thanh niên từ chối lời mời

Một phần của tài liệu Nhóm nam mại dâm đồng giới và những nguy cơ xã hội (Trang 78)