0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Hướng mạnh FDI vào các mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Trang 36 -36 )

2. Kiến nghị về chính sách và biện pháp để phát huy mặt tích cực, khắc phục

2.3. Hướng mạnh FDI vào các mục tiêu phát triển

Chính sách thu hút FDI cần hướng mạnh vào các mục tiêu phát triển, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh doanh mới, hiện đại, phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế, có tính cạnh tranh và khả năng kết nối cao với mạng lưới kinh doanh quốc tế. Cần tập trung cao vào những lĩnh vực có chọn lọc, không tràn lan, và cương quyết khước từ những dự án có thể gây tổn hại lâu dài cho nền kinh tế về khai thác nguồn lực con người, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Khi đưa ra các lĩnh vực chọn lọc này, một mặt cần dựa trên chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế, mặt khác cần linh hoạt sẵn sàng chớp những thời cơ mới do thị trường bên ngoài và nhà đầu tư mang lại, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và các nước đối tác chính sẽ cơ cấu lại và chuyện động mạnh sau khủng hoảng. Cũng rất cần quan tâm tự mình chuẩn bị các nguồn lực bên trong, đặc biết là nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng, xây dựng và phát triển các cơ sở

cần thiết để tạo điều kiện và hỗ trợ cho sự hình thành và phát triển các lĩnh vực chúng ta muốn thu hút mạnh FDI.

Trở lại kinh nghiệm của các “con Rồng châu Á” với 3 sự chuyển đổi: từ tích lũy sang sáng tạo, từ đa dạng hóa sang chuyên môn hóa, từ kỹ năng cơ bản sang kỹ năng tiên tiến. FDI vào Việt Nam trong thời gian tới cần phải tính đến đáp ứng được yêu cầu của những sự chuyển đổi này.

37 nhiều hơn, chất lượng hơn, và cần mạnh dạn dành cho FDI vị trí cao hơn trong một số

lĩnh vực nhằm sớm đạt mục tiêu trên. Trong bối cảnh nguồn FDI bị khan hiếm đi do cuộc khủng hoảng toàn cầu, chính sách thu hút FDI càng phải đảm bảo không những hấp dẫn mà còn thực sự cạnh tranh so với các nước khác. Những đột phá trong chính sách thu hút FDI phải được áp dụng trong những trường hợp cần thiết, như ta đã từng làm với dự án của Intel trước đây, cả khi quyết định chấp thuận dự án cũng như trong quá trình triển khai thực hiện.

Cần có chính sách khuyến khích đầu tư FDI “sạch”, dựa trên một số tiêu chí cơ

bản để đánh giá một doanh nghiệp thực hiện giải pháp môi trường tốt nhất như: Vận hành với các chuẩn môi trường cao mang tính toàn cầu; Tích cực gắn kết với các đối tác

địa phương; Chuyển giao kỹ năng và công nghệ thân thiện môi trường tới đối tác tại nước chủ nhà. Đảm bảo để nước chủ nhà nhận được những lợi ích hợp lý trong FDI,

đặc biệt trong các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên.

Kinh nghiệm cho thấy vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội dân sự có tầm quan trọng lớn trong việc hài hòa lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. Theo xu hướng trên thế giới hiện nay, người tiêu dùng có thể tạo áp lực buộc các doanh nghiệp FDI phải quan tâm nhiều hơn đến kết quả môi trường của mình. Cộng đồng dân cư

nơi có doanh nghiệp FDI hoạt động có thể tạo sức ép với doanh nghiệp để họ nâng cao chất lượng môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Trang 36 -36 )

×