Tác động tiêu cực của FDI tới môi trường

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 27)

2. Một số hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng vốn

2.1.4.Tác động tiêu cực của FDI tới môi trường

Trên phạm vi thế giới, tình hình xuất khẩu ô nhiễm từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thông qua FDI ngày càng gia tăng. Các nước đang phát triển có nguy cơ trở thành những nước có mức nhập khẩu ô nhiễm cao, mà Việt Nam không phải là ngoại lệ. Hiện nay vấn đề xử lý rác thải, nước thải tại Việt Nam chưa

được chú trọng, hầu hết các doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý chất thải theo đúng quy định. Trong khi đó, các hoạt động giám sát, phát hiện, xử phạt cơ sở gây ô nhiễm còn kém hiệu lực, hiệu quả.

Không ít doanh nghiệp FDI đã phớt lờ những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân xung quanh. Điểm lại hoạt động của các dự án FDI trong thời gian qua có thể thấy một số điểm đen, đáng chú ý là vụ Công ty Vedan phá hoại môi trường suốt 14 năm, được lấy làm thí dụđiển hình để phân tích về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Việc xả

thải không qua xử lý xuống sông Thị Vải, việc trốn nộp phí môi trường suốt nhiều năm của Vedan được cho là một cách “tiết kiệm” để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy định về môi trường. Trước thực trạng ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp bị phát hiện đang ngấm ngầm phá hủy môi trường với những thủđoạn tinh vi, mà gần đây nhất, sau Vedan, là Công ty Miwon, Công ty Tung Kuang (Hải Dương),... Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: “Không chỉ có Vedan, thống kê hiện nay trong số hơn 100 khu công nghiệp ở Việt Nam có đến 80%

sẽ tổ chức nhiều đoàn thanh tra đi khắp các địa phương, lập danh sách đen các cơ sở

gây ô nhiễm nghiêm trọng, có khả năng bị đóng cửa, trong đó sẽ đặc biệt chú ý đến các điểm nóng về môi trường hiện nay như sông Thị Vải, Khánh Hòa, lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy...”.

Hp 3: S xâm hi môi trường ca công ty Tung Kuang Vit Nam

Công ty Tung kuang (100% vốn Đài Loan) nằm sát quốc lộ 5, trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Đây là đơn vị sản xuất nhôm thanh định hình đầu tiên có mặt tại Việt Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm nhôm cao cấp, hoạt động từ năm 2005.

Sau 3 tháng mật phục, ngày 13/4/2010, lực lượng cảnh sát môi trường C36 đã bắt quả tang công nhân Tung Kuang đang vận hành hai máy bơm, bơm nước thải chưa qua xử lý ra thẳng sông Giẽ. Cũng như vụ sông Thị Vải, đường ống nước thải của Công ty Tung Kuang chia làm hai nhánh, một nhánh chảy vào khu xử lý và một nhánh không qua xử lý chạy ngầm dưới lòng đất để xả ra môi trường. Hệ thống nước thải chủ yếu từ hai xưởng xi mạ và xưởng khung nhôm định hình được bơm chảy vào bể chứa của hệ thống xử lý.

Theo C36 thì bể chứa thu gom nước thải có khối lượng khoảng 500m3, được bơm thường xuyên qua hệ thống đường ống ngầm này. Nước thải ra môi trường gồm nhiều hóa chất độc hại như Chrome 6 (cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép), mangan, sắt... có hàm lượng vượt quy định. Đại tá Lương Minh Thảo Phó cục trưởng C36 đánh giá, vụ việc có tính chất nghiêm trọng như vụ Vedan xả thải ra sông Thị Vải (Đồng Nai).

Điều đặc biệt nguy hiểm là chỉ cách miệng cống ngầm xả thải này khoảng 200m là Xí nghiệp kinh doanh nước sạch số 1 (Xí nghiệp nước sạch huyện Cẩm Giàng). Đơn vị này trực tiếp lấy nguồn nước mặt sông Giẽ đưa lên xử lý bằng công nghệ đơn giản là lắng lọc rồi cung cấp khoảng 3.000m3 nước cho hơn 3.000 hộ dân và cơ quan đóng trên địa bàn mỗi ngày.

Phía Tung Kuang cho biết, hệ thống xử lý nước thải lắp đặt năm 2002. Đây là hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, hiện đại nhất miền Bắc. Theo thiết kế, nước thải chứa nhiều chất độc sẽ được xử lý bằng hóa chất và lọc qua than hoạt tính trước khi chảy ra môi trường. Tuy nhiên, theo C36, tại thời điểm kiểm tra, hệ thống xử lý trên hầu như không hoạt động. Nước trong các bể xử lý hầu nhưđã cạn lộ ra những mảng rêu bám trên thành bể. Cơ quan cảnh sát môi trường cho rằng để xả nước thải trực tiếp ra sông, khu vực này đã lắp đặt một đường ống ngầm, đấu với đường ống hở tại bể chứa nước thải ban đầu.

Ước tính, với việc xả thải không qua xử lý, Tung kuang giảm được chi phí mỗi tháng 80-100 triệu đồng. Công ty đã cố tình gian lận để kinh doanh siêu lợi nhuận. Họđã “ăn” vào giá môi trường, “ăn” vào sức khoẻ của người dân bịảnh hưởng do ô nhiễm.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Tung Kuang bị xử lý về lĩnh vực môi trường. Trong 3 năm qua, Tung kuang liên tiếp bị tỉnh Hải Dương và Bộ Tài nguyên Môi trường xử

29 nguyên Môi trường xử phạt hơn 100 triệu đồng vì đổ chất thải chưa qua xử lý ra ngoài môi trường. Thanh tra Bộ yêu cầu công ty này phải chấm dứt hành động này muộn nhất vào tháng 3/2009. Tung Kuang là một trong 51 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường của tỉnh và đã có lần bị xử phạt đến 40 triệu đồng. Cụ thể, Tung Kuang gây ô nhiễm nước thải, chất thải rắn kéo dài, thực hiện chưa nghiêm túc việc vận hành xử lý nước thải và chất thải rắn. Tỉnh Hải Dương đã yêu cầu Tung Kuang chấm dứt xả nước thải chưa xử lý, nếu không sẽ đình chỉ sản xuất. Tuy nhiên, công ty này không chấp hành và tiếp tục xả trộm ra sông Ghẽ.

Ngun: Tng hp t các website http://vnexpress.net, http://giadinh.net.vn, tháng 4/2010

Bên cạnh đó, FDI còn ảnh hưởng không nhỏ tới đa dạng sinh học.Việc thực hiện các dự án lớn, xây dựng các khu công nghiệp... đã lấy đi nhiều diện tích đất, diện tích rừng, thậm chí san đảo, lấp biển... khiến cho đa dạng sinh học bị giảm sút. Mặc dù Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những nước có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới, tuy nhiên Việt Nam cũng là nước thuộc diện đa dạng sinh học bị phá hủy nhanh nhất thế giới.

Thời gian gần đây, trên thế giới, có xu hướng khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn vì mục tiêu bảo vệ môi trường. Theo thống kê tại Việt Nam hiện nay, mới chỉ có 250 doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn và đều thông qua các dự án hỗ trợ. Số lượng các doanh nghiệp tham gia còn khiêm tốn như vậy bởi Việt Nam hiện chưa có cơ sở pháp lý để bắt buộc hoặc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn. Còn nhiều trường hợp ngân hàng không cho doanh nghiệp vay tiền để áp dụng sản xuất sạch hơn, vì quan niệm cho rằng nhiệm vụ môi trường phải được chi từ ngân sách nhà nước... Bởi vậy, có tình trạng có doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư sản xuất sạch hơn trong khi các doanh nghiệp khác tự do xả các chất ô nhiễm ra môi trường và chỉ bị phạt hành chính với số tiền rất nhỏ.

Hiện nay, vấn đề môi trường đã được đưa ra thành một nội dung trong việc cấp phép đầu tư. Tuy vậy, chưa có chế tài đủ sức răn đe các doanh nghiệp vi phạm quy

định về môi trường. Chúng ta đã mất rất nhiều thời gian vào các báo cáo đánh giá tác

động môi trường, có trường hợp phải mất cả năm trời để đi đến quyết định có cấp phép cho dự án hay không. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước lại quên mất rằng cần phải giám sát thường xuyên hoạt động của các doanh nghiệp, nên mới có chuyện doanh nghiệp xả nước thải trực tiếp ra sông sau nhiều năm mới bị phát hiện.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 27)