Phân cấp đầu tư còn nhiều bất cập

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 25)

2. Một số hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng vốn

2.1.4.Phân cấp đầu tư còn nhiều bất cập

Những năm gần đây, việc phân cấp quản lý đầu tư cho các địa phương được đẩy mạnh nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tính năng động của các địa phương, giảm thiểu đầu mối trong xét duyệt dự án và cấp phép đầu tư. Tuy nhiên, trong điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, kịp thời, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực FDI tại nhiều địa phương còn yếu, cũng như thiếu các cơ chế giám sát, đánh giá có hiệu quả, việc phân cấp mạnh đã gây ra nhiều vấn đề.

Đã xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương trong kêu gọi, mời chào FDI, thu hút FDI nhưng thiếu sự liên kết vùng, khu vực, ảnh hưởng đến cơ

cấu ngành, lĩnh vực đầu tư. Sự phân cấp quá sâu đã góp phần gây ra tình trạng nền kinh tế quốc dân bị chia cắt, với 63 nền kinh tế địa phương cùng cạnh tranh với nhau. Sự cạnh tranh này dẫn đến tình trạng giấy phép được cấp quá dễ dãi, ưu tiên đối với các dự án có quy mô vốn lớn mà không xét tới thực chất nhu cầu của dự án vềđất đai,

tài nguyên, cơ sở hạ tầng,… Việc phân cấp cũng góp phần dẫn tới phá vỡ quy hoạch chung của một số ngành, lĩnh vực và vùng.

Nhiều địa phương đã ồ ạt xây dựng khu công nghiệp và khu chế xuất với mục tiêu thu hút FDI mà không tính đến những tác động về xã hội, môi trường mà các dự

án FDI có thể gây ra. Vấn đề nổi cộm đang đặt ra hiện nay là ở một số nơi hoạt động của các doanh nghiệp và dự án FDI đang gây ra những hệ lụy ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, như ô nhiễm môi trường, thu hẹp và làm mất sinh kế của người nông dân, nhất là những người bị mất đất ruộng… Thí dụ, việc một số địa phương cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng làm ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế, an ninh - quốc phòng trong thời gian gần đây là minh chứng rõ rệt.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, việc thẩm định các dự án FDI ở

nhiều địa phương đang “thoáng” tới mức không cân nhắc cẩn trọng ba yếu tố mấu chốt: quỹđất; vấn đềđào tạo và sử dụng lao động tại chỗ; và chất lượng sản phẩm đầu ra. Đây là một bất cập lớn cần phải điều chỉnh lại. Ngoài ra, một sốđịa phương không thẩm tra kỹ về năng lực của các nhà đầu tư trong các dự án có quy mô lớn, chạy đua với nhau trong việc cấp phép các dự án có quy mô hàng tỷ USD. Do vậy, các dự án này rất khó khả thi theo đúng cam kết của nhà đầu tư. Thời gian qua đã xuất hiện tình trạng hàng loạt dự án xây dựng các khu du lịch trên cả nước, trong đó khá nhiều dự án chỉ để giữ đất chờ lên giá, hoặc bán lại kiếm lời, nhiều dự án quy mô vốn đăng ký lên

đến cả tỷ USD nhưng thực tế vốn từ nước ngoài vào Việt Nam chỉ khoảng 10%, còn lại là được vay từ các ngân hàng trong nước hoặc huy động vốn theo phương thức “bán lúa non”.

Hp 2. Mt trái cơ chế phân cp

Theo ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2008 có 28% dự án FDI liên quan đến sắt – thép - nhôm, 22% về chế biến dầu khí, 39% về căn hộ, văn phòng. Điều đó cho thấy, mức đầu tư tăng vọt không chỉ do sự hấp dẫn của môi trường đầu tư mà có phần do các doanh nghiệp bên ngoài tranh thủ lợi dụng sự dễ dãi, sơ hở trong chính sách của ta về khai thác tài nguyên, cấp đất đai, bảo vệ môi trường… Cũng đã có hiện tượng nhà đầu tư thổi phồng quy mô vốn và khả năng sinh lời của dự án để dễ được cấp phép, nhất là khi phân cấp mạnh việc cấp phép vềđịa phương.

“Phân cấp quản lý đầu tư thực ra là dân chủ hóa trong quản lý kinh tế, là điều tất yếu trong phát triển kinh tế. Nhưng không phải cái gì cũng phân cấp. Có những vấn đề buộc phải tập trung về trung ương. Muốn phân cấp hiệu quả phải có sự chuẩn bị đầy đủ. Thí dụ, có những thứ dứt khoát không thể phân cấp cho địa phương được, đó là cơ chế chính sách, là quy hoạch tổng thể của vùng, của cả nước” - ông Giá nói.

27 cùng ngồi lại xem xét. Nay các dự án thép với quy mô hàng tỷ USD, chỉ mỗi Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh, làm sao thẩm định nổi. Sự phân cấp đã thúc đẩy cuộc cạnh tranh giữa các tỉnh thành, ưu đãi tới mức xâm hại đến lợi ích quốc gia, chẳng hạn trong vấn đề thuế, cấp đất. Bên cạnh đó, cạnh tranh dẫn tới việc các tỉnh thành có thể làm những việc vượt thẩm quyền. Có thể thấy phân cấp là xu hướng tất yếu, song thực tế thực hiện ra sao cần phải tiếp tục xem xét, rút kinh nghiệm đểđiều chỉnh.

Nguồn: Nâng cao chất lượng thu hút FDI: Tinh lọc và định hướng đầu tư, www.sbsc.com.vn, 2010

Ngoài ra, sự phân cấp quá mạnh dẫn tới một số hệ lụy khác, như việc cung cấp thông tin đầu tư nước ngoài kịp thời của các địa phương lên Trung ương, để phục vụ

công tác quản lý, điều hành, phân tích và dự báo của chính phủ về các biến động, các xu thế đầu tư vào Việt Nam là rất khó khăn. Việc thu thập thông tin về tình hình hoạt

động của các doanh nghiệp FDI hiện đang là khó khăn lớn đối với các cơ quan quản lý đầu tư các cấp, kể cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ công tác thông tin kinh tế còn thiếu và yếu so với nhu cầu.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 25)