Căn cứ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu bổ SUNG PHẦN CHÊNH LỆCH KIẾN THỨC SO với THỰC tế HIỆN NAY của học PHẦN QUẢN lý HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRONG CHƯƠNG TRÌNH đào tạo đại học (Trang 49)

- Phần thực hành

5.5.1.Căn cứ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính

Cải cách nền hành chính nhà nước được ghi nhận trong văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng năm 1991.Trong những năm 1992, 1993, 1994, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã đề ra và tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình và chỉ đạo một số việc về cải cách nền hành chính nhà nước. Công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta, giai đoạn đầu được chỉ đạo hướng vào 3 việc lớn:

- Cải cách thể chế nền hành chính nhà nước;

- Điều chỉnh tổ chức và các mối quan hệ trong bộ máy hành chính; - Xây dựng đội ngũ công chức và chế độ công vụ.

Trong chỉ đạo cải cách nền hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá. Mục tiêu là nhanh chóng khắc phục những khâu yếu kém, những khuyết điểm của quá trình điều hành trong các cơ quan đụng chạm trực tiếp đến đời sống và hoạt động của nhân dân. của doanh nghiệp như các thủ tục hành chính của một số lĩnh vực trọng điểm: đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, xuất nhập cảnh, cấp giấy phép xây dựng.... Đồng thời cũng qua việc rà soát các thủ tục hành chính hiện hành mà phát hiện những chỗ cần bổ sung, đổi mới trong chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy, quy chế làm việc và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

Năm 2001, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số: 136/2001/QĐ- TTg về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010 tập trung vào 4 nội dung cải cách:

- Cải cách thể chế hành chính nhà nước - Cải cách tổ chức bộ máy hành chính

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ- công chức - Cải cách tài chính công

Thủ tục hành chính là một bộ phận của thể chế hành chính nhà nước. Vì vậy, khâu đột phá trong cải cách nền hành chính la cải cách thủ tục hành chính.

Năm 2011 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 về Ban hành Chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 với các trọng tâm được xác định là:

- Cải cách thể chế;

- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ có chất lượng, hiệu quả cao;

- Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.

Nhìn lại những năm qua, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 38/1994/NQ-CP về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, chúng ta đã làm được khá nhiều việc rất có ý nghĩa.

Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp đã có những đổi mới về tổ chức và phương thức điều hành, quản lý nhà nước bằng pháp luật. Việc cải cách thể chế nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính thực hiện chức năng điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội và tạo điều kiện cho các tổ chức và công dân sống và làm việc theo pháp luật đã được tăng cường và có nhiều thành tựu.nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh, và nghị định, quyết định, thông tư, trong đó có nhiều văn bản trực tiếp liên quan đến thủ tục hành chính, đến các quyền và nghĩa vụ của công dân trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Nhiều thủ tục hành chính phiền hà đã được bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung. Nhiều quy định mới thông thoáng đã được công bố. Những quy định đó sau khi ban hành đã và đang phát huy tác dụng điều chỉnh các quan hệ đa dạng và phức tạp hình thành trong cơ chế mới của nền kinh tế thị trường đang được vận hành ở nước ta.

Nhiều thủ tục hành chính đã được cải cách theo hướng phục vụ dân, vì sự thuận lợi của các tổ chức và công dân đã được củng cố và ý thức tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của các tổ chức, công dân đã được nâng cao. Nhờ giảm bớt các thủ tục phiền hà mà nhiều việc được giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn. Người dân có việc đến cơ quan nhà nước đã bắt đầu thấy có những dấu hiệu thuận lợi hơn khi yêu cầu giải quyết một công việc cụ thể. Các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi khi xin phép và triển khai các dự án đầu tư.

Trên thực tế, một tư duy mới về quản lý nhà nước đã hình thành và ngày càng phát huy tác dụng. Cơ chế “một cửa, một cửa liên thông”đã được áp dụng trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc cho công dân và tổ chức.

Bên cạnh đó, nhiều cơ quan trung ương trong thời gian qua đã mạnh dạn hơn trong việc giao quyền cho cơ quan cấp dưới, nhất là những công việc cụ thể, mang tính sự vụ để tập trung vào sự chỉ đạo vĩ mô. Việc quá bao cấp trong quản lý đã không còn lý do để tồn tại mặc dù, vì nhiều lý do khác nhau, không phải là tất cả mọi người đều muốn rời bỏ nó.

Dĩ nhiên không thể nói, hiện tại mọi điều liên quan đến thủ tục hành chính đều đã tốt đẹp. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, dù đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng so với yêu cầu đặt ra thì vấn còn nhiều vấn đề thực sự chưa được giải quyết tốt. Có thể kể một số vấn đề sau:

- Văn bản ban hành khá nhiều nhưng trong số đó còn nhiều văn bản kém chất lượng, tính khả thi thấp. Thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý nhà nước nói chung là một ví dụ.

- Cải cách thủ tục hành chính còn nặng về các giải pháp tình thế*, thiếu một cách nhìn tổng thể và mang tính hệ thống. Ví dụ: nhà nước sẽ can thiệp đến mức độ nào và bằng cách thức nào đối với quản lý kinh tế để hoạt động của các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao? Nên giao quyền cho các địa phương đến mức độ nào trong quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn? Những vấn đề nào cần giải quyết song hành với quá trình

cải cách thủ tục hành chính? Đó là những câu hỏi vẫn chưa được trả lời rõ ràng.

- Cải cách thủ tục hành chính còn mang tính thử nghiệm là chính kể cả mô hình “một cửa, một cửa liên thông”. Thủ tục hành chính chưa ổn định, chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Chất lượng các dịch vụ công mà nhà nước cung cấp cho dân còn thấp. Các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác này còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Những điều đó đã góp phần làm cho việc thực hiện các chỉ đạo của cấp trên bị hạn chế kết quả trên thực tế.

- Đội ngũ cán bộ công chức còn yếu về trình độ chuyên môn và thái độ phục vụ. Tình trạng tham nhũng, sách nhiễu dân vẫn còn khá nặng nề trong các cơ quan nhà nước hiện nay. Cơ chế trách nhiệm nhìn chung không rõ ràng nên khó khăn cho việc xử lý khi có sai phạm.

- Việc công khai hoá thủ tục hành chính chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều khi người dân vẫn không biết được các thủ tục hành chính liên quan đến công việc của họ mà nhà nước yêu cầu.

- Việc cải cách thủ tục hành chính được tiến hành chưa đồng đều.

Trong khi một số lĩnh vực, việc cải cách thủ tục hành chính được tiến hành tương đối tích cực thì còn nhiều lĩnh vực làm rất chậm. Cải cách thủ tục hành chính về kinh tế trong thời gian qua có nhiều tiến bộ hơn cả. Còn những cải cách liên quan đến giải quyết yêu cầu của dân như y tế, giáo dục, đền bù tài sản, hộ khẩu, hộ tịch, bảo hiểm xã hội..thì còn chưa mạnh mẽ. Các tồn tại ở các khâu này xét về mặt thủ tục hành chính còn rất nhiều.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu bổ SUNG PHẦN CHÊNH LỆCH KIẾN THỨC SO với THỰC tế HIỆN NAY của học PHẦN QUẢN lý HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRONG CHƯƠNG TRÌNH đào tạo đại học (Trang 49)