Cưỡng chế hành chính nhà nước 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu bổ SUNG PHẦN CHÊNH LỆCH KIẾN THỨC SO với THỰC tế HIỆN NAY của học PHẦN QUẢN lý HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRONG CHƯƠNG TRÌNH đào tạo đại học (Trang 32)

- Về thái độ: Sinh viên hứng thú với việc tự nghiên cứu, tìm tòi kiến thức, thảo

2.2.Cưỡng chế hành chính nhà nước 1 Khái niệm

2.2.1. Khái niệm

Cưỡng chế là một thuộc tính của quyền lực nhà nước. Nhà nước là tổ chức công quyền ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên trong xã hội phải chấp hành.

Cưỡng chế hành chính là một dạng cưỡng chế nhà nước, do các chủ thể có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước thực hiện, nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vi phạm hành chính hoặc đòi hỏi công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý hành chính trước nhà nước hoặc để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong những trường hợp cần thiết.

2.2.2. Đặc điểm

Cưỡng chế hành chính có các đặc điểm sau đây:

- Cưỡng chế hành chính là một dạng của cưỡng chế nhà nước

Cưỡng chế nhà nước bao gồm 4 loại: cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự, cưỡng chế hành chính, cưỡng chế kỷ luật.

- Cưỡng chế hành chính chủ yếu do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật.

- Cưỡng chế hành chính khác với cưỡng chế kỷ luật.

Tính đặc thù của cưỡng chế kỷ luật thể hiện ở chỗ, người bị kỷ luật có sự lệ thuộc về mặt công vụ trong quan hệ với người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật. Việc ban hành cưỡng chế kỷ luật là sự thực hiện thẩm quyền mang tính nội bộ trong mỗi cơ quan, tổ chức của nhà nước. Ví dụ: Thủ trưởng cơ quan nhà nước ra quyết định kỷ luật đối với nhân viên của mình khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật.

Còn trong cưỡng chế hành chính, người có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế và người bị áp dụng cưỡng chế không có quan hệ trực thuộc trên dưới mà chỉ có quan hệ kiểm tra, giám sát. Ví dụ: Công dân Nguyễn Văn A đi vào đường ngược chiều bị cảnh sát giao thông đang thi hành công vụ xử phạt tiền 200.000 đồng.

Mặt khác, cưỡng chế hành chính và cưỡng chế kỷ luật còn khác nhau ở phạm vi áp dụng, mục đích áp dụng, biện pháp áp dụng, thủ tục áp dụng...

- Mục đích của cưỡng chế hành chính là để phòng ngừa, ngăn ngừa vi phạm pháp luật hành chính; trừng phạt người vi phạm theo trình tự xử lý hành chính; đảm bảo trật tự trong các trường hợp khẩn cấp khi chưa xảy ra vi phạm; những trường hợp cần thiết vì lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng.

Cưỡng chế hành chính không chỉ nhằm đảm bảo thực hiện, bảo vệ các quy phạm vật chất hành chính mà còn đảm bảo thực hiện và bảo vệ các quy phạm vật chất của ngành luật khác như luật đất đai, luật dân sự...

- Cưỡng chế hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính, do Luật hành chính quy định. Vì vậy, thủ tục này đơn giản hơn so với thủ tục áp dụng cưỡng chế hình sự và cưỡng chế dân sự. Tuy nhiên, với sự thành lập và đi vào hoạt động của Toà hành chính thì trong nhiều trường hợp Toà án cũng được áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính.

* Giáo trình học tập và tham khảo: Học viện Hành chính (2010),Quản lý hành chính nhà nước, NXBKH&KT (tr.5 đến tr.38).

Chuyên đề 3: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước 3.1. Bộ máy hành chính nhà nước

Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu bổ SUNG PHẦN CHÊNH LỆCH KIẾN THỨC SO với THỰC tế HIỆN NAY của học PHẦN QUẢN lý HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRONG CHƯƠNG TRÌNH đào tạo đại học (Trang 32)