Học viện Hành chính (2010),Quản lý hành chính nhà nước, NXB Khoa học và

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu bổ SUNG PHẦN CHÊNH LỆCH KIẾN THỨC SO với THỰC tế HIỆN NAY của học PHẦN QUẢN lý HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRONG CHƯƠNG TRÌNH đào tạo đại học (Trang 40)

Kỹ thuật, Hà Nội;

- Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Hành chính công, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

- Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Hành chính đại cương, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

1.6.2 Về thực hành

1.6.2.1 Bài tập chuyên đề 1

Câu 1: Trình bày khái niệm Quản lý hành chính Nhà nước? Phân biệt Quản lý hành chính Nhà nước với các loại hình quản lý khác?

Câu 2: Phân tích các nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước? Câu 3: Trình bày khái quát về chủ thể, khách thể quản lý hành chính nhà nước? Phương pháp chủ đạo trong quản lý hành chính nhà nước là phương pháp nào? Tại sao?

1.6.2.2 Bài tập chuyên đề 2

Câu 1: Quyết đinh quản lý hành chính Nhà nước là gi? Đặc trưng của quyết định quản lý hành chính Nhà nước?

Câu 2: Cưỡng chế hành chính Nhà nước là gi? Đặc trưng của cưỡng chế hành chính Nhà nước?

1.6.2.3 Bài tập chuyên đề 3

Câu 1: Khái niệm và đặc điểm của Bộ máy hành chính Nhà nước?

Câu 2: Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước?

Câu 3: Trình bày khái quát về bộ máy hành chính nươc ta? 1.6.2.4 Bài tập chuyên đề 4

Câu 1: Trình bày những nguyên tắc và định hướng của nền công vụ? Câu 2: Trình bày quyền và nghĩa vụ của công chức?

Câu 3: Trình bày khái quát về khen thưởng, kỷ luật công chức? 1.6.2.5 Bài tập chuyên đề 5

Câu 1: Thủ tục hành chính là gì? Phân loại?

Câu 2: Xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính cần phải tuân theo các nguyên tắc nào?

Câu 3: Nội dung cơ bản của cải cách thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay? 1.6.2.6 Bài tập chuyên đề 6

Câu 1: Vì sao phải phải tăng cường ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước?

Câu 2: Nêu khái quát các phương hướng ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước?

Câu 3: Nêu khái quát các biện pháp ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước?

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỘI DUNG HỌC PHẦN QUẢN LÝ HÀNHCHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG 2.1. Thực trạng về lý thuyết

Học phần Quản lý hành chính Nhà nước với thời lượng 03 tín chỉ, tương đương với 60 tiết (30 tiết lý thuyết và 30 tiết thảo luận, thực hành). Nội dung của học phần trong hầu hết các giáo trình đều kết cấu gồm 6 chuyên đề sau:

Chuyên đề 1: Lí luận chung về quản lý hành chính nhà nước;

Chuyên đề 2: Quyết định và cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước; Chuyên đề 3: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;

Chuyên đề 4: Công vụ, công chức; Chuyên đề 5: Thủ tục hành chính;

Chuyên đề 6: Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước.

Sau một năm nghiên cứu học phần Quản lý hành chính Nhà nước, trình độ đại học của Trường Đại học Hải Dương, chúng tôi đã đánh giá được về thực trạng nội dung phần lý thyết của học phần này như sau:

- Thứ nhất, nội dung học phần đã đáp ứng đầy đủ những kiến thức cần thiết cho sinh viên ngành Quản trị văn phòng nói riêng và các ngành lý luận không chuyên nói chung. Đồng thời, kết cấu học phần được xây dựng chi tiết, rõ ràng, cách trình bày rất khoa học. Và đặc biệt là sau mỗi phần nội dung lý thuyết đều có các câu hỏi để củng cố và mở rộng kiến thức cho sinh viên;

- Thứ hai, Nghiên cứu học phần này giáo trình, tài liệu tương đối đa dạng.Nhưng để lựa chọn đưa vào nghiên cứu và giảng dậy thì chỉ có một số giáo trình của các trường lý luận đầu ngành như Học viện hành chính quốc gia....

- Thứ ba, hầu hết các giáo trình hiện nay mà các giảng viên và sinh viên tham khảo và học tập đều dựa vào giáo trình của Trường Học viện chính trị - hành chính quốc gia và 1 số trường khác. Hiện nay, Trường Đại học Hải Dương chưa tự biên soạn được giáo trình chính thống do mới nâng cấp lên Đại học, đội ngũ giảng viên chuyên ngành tuy ổn định và đáp ứng về số lượng nhưng chất lượng còn chưa cao dẫn tới việc giảng dạy và học tập chủ yếu dựa vào giáo trình của các trường đại học khác như Học viện Hành chính (2010), Quản lý hành chính nhà nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Hành chính đại cương, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội; Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Giáo trình Hành

chính công, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

- Thứ tư, vì là môn học thường xuyên phải cập nhật kiến thức mới nên có những kiến thức mới mà giáo trình chưa thể cập nhật kịp thời, chính điều này đòi hỏi người giảng viên khi tiến hành soạn giảng và lên lớp phải cập nhật kiến thức để phù hợp với thực tế qua đó có thể cung cấp cho người học kịp thời những kiến thức mới ;

nhưng lại ít đưa ra những đánh giá, tổng kết và ứng dụng cho sinh viên. Chính vì quá chỉnh chu về lý thuyết nên làm cho người học thiếu điều kiện và cơ hội thực hành, điều này vô hình chung làm cho người học rơi vào tình trạng giỏi lý thuyết hoặc nắm rõ lý thuyết nhưng lại thiếu đi khả năng xử lý trong thực tiễn công việc.

2.2. Thực trạng về thực hành

Thực hành là một nội dung rất quan trọng trong mỗi học phần ở bậc đại học nhằm mục đích rèn các kỹ năng cho sinh viên và hướng dẫn sinh viên ứng dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn. Học phần Quản lý hành chính Nhà nước cũng như nhiều học phần khác luôn đòi hỏi “học phải đi đôi với hành” nhất là đối với sinh viên khối ngành quản trị văn phòng.

Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay là phần thực hành trong học phần Quản lý hành chính Nhà nước nhìn chung còn rất sơ sài, chưa chú trọng tới vấn đề thực hành trong thực tiễn học tập và nghiên cứu của sinh viên. Hầu hết các giáo trình đều chưa chú trọng đến nội dung thực hành, chủ yếu là đưa ra các dạng câu hỏi với mục đích cho sinh viên ôn và nhớ lại kiến thức đã học sau mỗi chương, phần. Vì vậy, gần như sinh viên chủ yếu học lý thuyết mà không có nội dung để thực hành. Trong thực tế, chương trình học theo tín chỉ thì phần thảo luận và thực hành lại chiếm thời lượng gấp đôi so với phần lý thuyết (30 tiết lý thuyết và 30 tiết thực hành). Nếu giảng viên cứ dạy theo giáo trình thì sẽ không rèn được kỹ năng trong thực tiễn công việc cho sinh viên dẫn đến chất lượng đào tạo không cao, sinh viên học tập và nghiên cứu xong gần như không được trang bị các kỹ năng thực hành.

2.3. Đánh giá về học phần

2.3.1. Kết quả đạt được

2.3.1.1. Về nội dung

- Kiến thức được xây dựng trong học phần QLHCNN khá đầy đủ và bao quát gồm cả nội dung về lý thuyết và thực hành.

+ Về phần lý thuyết rất chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học. Nội dung từng chuyên đề được trình bày cụ thể, có chắt lọc sâu sắc về nội dung cần truyền tải giúp sinh viên dễ học, dễ hiểu và không bị lan man lạc chủ đề;

+ Về phần thực hành: song song với mỗi chương, mỗi phần thì đều có những nội dung thực hành thảo luận đi cùng. Những nội dung thảo luận này cung cấp và định hướng được cho sinh viên liên hệ với thực tiễn và củng cố lại phần lý thuyết.

- Giải thích một cách khoa học và logic các khái niệm về QLHCNN, các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của BMHCNN, các quy định về công vụ công chức, thủ tục hành chính...thông qua việc học tập và nghiên cứu các phạm trù trên thì sinh viên có cái nhìn tổng quan về QLHCNN, qua đó ứng dụng vào thực tế công tác tại các đơn vị trong cũng như ngoài Nhà nước.

- Bổ sung các kiến thức về giải quyết thủ tục hành chính, các kỹ năng về nghiệp vụ văn phòng, giải quyết các vụ việc trong cơ quan cũng như với các đơn vị ngoài cơ quan.

- Sinh viên ra trường có thể vận dụng thành thạo các nghiệp vụ về cơ bản trong giải quyết công việc hành chính của đơn vị trong thực tế. Khi sinh viên có thể nắm chắc và thực hiện tốt các nghiệp vụ thì sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm công việc phù hợp với trình độ chuyên môn đã được đào tạo.

2.3.1.2. Về cấu trúc học phần:

Hầu hết các giáo trình đều có cấu trúc 6 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Lí luận chung về quản lý hành chính nhà nước;

Chuyên đề 2: Quyết định và cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước; Chuyên đề 3: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước;

Chuyên đề 4: Công vụ, công chức; Chuyên đề 5: Thủ tục hành chính;

Chuyên đề 6: Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước. Đánh giá chung về cấu trúc học phần:

Thứ nhất, cấu trúc của học phần bao quát và đúng trọng tâm nội dung học phần, được sắp xếp rất khoa học đạt chuẩn chung của các trường đầu ngành hiện nay. Đồng thời, nội dung trong từng chuyên đề cũng được sắp xếp khoa học từ khái quát tới chi tiết, từ phạm vi rộng tới từng nội dung nhỏ...Điều này giúp sinh viên tiếp thu một cách khoa học và có hệ thống.

Thứ hai, việc sắp xếp các chuyên đề phù hợp với yêu cầu và nội dung môn học. Các chuyên đề được sắp xếp theo trình tự hợp lý: từ kiến thức cơ bản chung đến nội dung chi tiết, tạo cho sinh viên có sự tiếp cận dẽ dàng và nắm chắc nội dung học phần.

Thứ ba, sau mỗi chuyên đề đều có các câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành bám sát và khái quát được các nội dung chính của các chuyên đề. Các câu hỏi và bài tập đưa ra đều có định hướng giúp sinh viên ôn tập kiến thức lý thuyết đã học và rèn ký năng thực hành. Tuy nhiên, sự phân chia thời lượng lý thuyết và thực hành còn chưa phù hợp.

2.3.2. Những hạn chế

2.3.2.1. Về nội dung

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu bổ SUNG PHẦN CHÊNH LỆCH KIẾN THỨC SO với THỰC tế HIỆN NAY của học PHẦN QUẢN lý HÀNH CHÍNH NHÀ nước TRONG CHƯƠNG TRÌNH đào tạo đại học (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w