0
Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Tổ chức bộ máy hành chính phải phù hợp với những yêu cầu của chức năng quyền hành pháp mà Chính phủ là thiết chế đứng đầu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỔ SUNG PHẦN CHÊNH LỆCH KIẾN THỨC SO VỚI THỰC TẾ HIỆN NAY CỦA HỌC PHẦN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC (Trang 35 -35 )

- Về thái độ: Sinh viên hứng thú với việc tự nghiên cứu, tìm tòi kiến thức, thảo

a. Tổ chức bộ máy hành chính phải phù hợp với những yêu cầu của chức năng quyền hành pháp mà Chính phủ là thiết chế đứng đầu.

quyền hành pháp mà Chính phủ là thiết chế đứng đầu.

b. Sự hoàn chỉnh, thống nhất.

c. Phân định rõ thẩm quyền quản lý hợp lý cho các cấp, các bộ phận. d. Sự phân định rõ ràng về phạm vi quản lý.

đ. Sự thống nhất giữa chức năng, nhiệm vụ với quyền hạn và thẩm quyền; giữa quyền hạn với trách nhiệm; giữa nhiệm vụ, trách nhiệm với phương tiện.

e. Tiết kiệm và hiệu quả.

g. Sự tham gia của công dân vào công việc quản lý một cách dân chủ. h. Phát huy tối đa tính tích cực của con người trong tổ chức.

3.2.2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nướcViệt Nam Việt Nam

3.2.2.1. Phù hợp với những yêu cầu của chức năng quyền hành pháp 3.2.2.3. Phân định rõ thẩm quyền quản lý hợp lý cho các cấp, các bộ phận 3.2.2.4. Sự phân định rõ ràng phạm vi quản lý

3.2.2.5. Sự thống nhất giữa chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm với thẩm quyền, quyền hạn, phương tiện

3.2.2.6. Tiết kiệm và hiệu quả

3.2.2.7. Sự tham gia của công dân vào công việc quản lý một cách dân chủ 3.2.2.8. Phát huy tối đa tính tích cực của con người

3.3. Tổ chức bộ máy hành chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

* Giáo trình học tập và tham khảo: Học viện Hành chính (2010),Quản lý hành chính nhà nước, NXBKH&KT (tr.38 đến tr.79).

Chuyên đề 4: Công vụ, công chức

4.1. Quan niệm chung về công vụ và nền công vụ4.1.1. Khái niệm công vụ 4.1.1. Khái niệm công vụ

Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do cán bộ, công chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước, nhân dân và xã hội. Tuy nhiên trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, do đặc thù về thể chế chính trị nên công vụ còn bao gồm cả hoạt động thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội.

4.1.2. Nền công vụ

4.2. Nguyên tắc và định hướng hoạt động công vụ

Hoạt động công vụ là hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công chức trong các công sở nhằm giải quyết quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhân dân.

Đối tượng phục vụ của công vụ là mọi tổ chức, công dân và người nước ngoài. Hoạt động công vụ phải tuân thủ nguyên tắc thống nhất, công khai, đúng pháp luật, đúng thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân.

Hoạt động công vụ bao gồm: tổ chức công sở, trách nhiệm của công chức khi thi hành công vụ; quan hệ công vụ trong công sở, giữa các công sở và thủ tục hành chính.

4.3. Công chức và cách phân loại công chức

Sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh cán bộ - công chức, ngày 17/11/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo các văn bản trên thì công chức là những người đã được quy định tại khoản 3 và khoản 5. Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ - công chức, cụ thể bao gồm các tiêu chí sau đây:

- Là công dân Việt Nam, cư trú thường xuyên tại Việt Nam;

- Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn;

- Được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước, mỗi ngạch có tiêu chuẩn nghiệp vụ riêng;

- Trong biên chế Nhà nước;

- Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Cách phân loại công chức:

4.3.2.1. Phân loại theo trình độ đào tạo

- Công chức loại A là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn từ bậc đại học trở lên;

- Công chức loại B là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng;

- Công chức loại C là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp;

- Công chức loại D là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc dưới sơ cấp.

4.3.2.2. Phân loại theo vị trí công chức, gồm có:

- Công chức theo lãnh đạo (chỉ huy và điều hành): là những người có quyền ra quyết định quản lý, tổ chức và điều hành những người dưới quyền thực hiện công việc. Công chức lãnh đạo được giao những thẩm quyền nhất định, thẩm quyền đó gắn với chức vụ của lãnh đạo đảm nhiệm. Công chức lãnh đạo còn được gọi là công chức chỉ huy.

nghiệp vụ, có khả năng nghiên cứu hoạch định chính sách. Họ là những người tham mưu cho lãnh đạo và giải quyết những vấn đề đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định. Loại công chức này được đào tạo, bồi dưỡng theo bài bản, theo yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ của tứng ngạch công chức.

4.4. Nghĩa vụ công chức

Luật Cán bộ công chức quy định cụ thể về nghĩa vụ của công chức.

Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 đã quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong 3 điều (6, 7, 8). Theo đó, cán bộ, công chức phải có trách nhiệm thực hiện 5 nhóm nghĩa vụ cụ thể:

- Nhóm nghĩa vụ liên quan đến thể chế: trung thành với Nhà nước, bảo vệsự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia; chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Nhóm nghĩa vụ liên quan đến đạo đức công vụ: tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân; có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tham gia sinh hoạt nơi cư trú.

- Nhóm nghĩa vụ liên quan đến trách nhiệm công vụ và trật tự thứ bậc như nghĩa vụ phải chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; nghĩa vụ phải chấp hành quyết định của cấp trên và cách ứng xửkhi quyết định được cho là trái pháp luật.

- Nhóm nghĩa vụ liên quan đến kỷ cương, tác phong và ý thức công dân như các nghĩa vụ có ý thức kỷ luật, thực hiện nội quy cơ quan, bảo vệ công sản.

- Nhóm nghĩa vụ liên quan đến trách nhiệm rèn luyện, học tập trau dồi chuyên môn như thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động sáng tạo, phối hợp công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

4.5. Quyền lợi của công chức

Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 với các quy định về quyền của cán bộ, công chức đã thể hiện được sự chăm lo, quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức thông qua các nội dung:

- Hưởng lương tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao, từng bước được hưởng các chính sách về nhà ở, điều kiện làm việc, đi lại. Cán bộ, công chức làm việc ở vùng sâu, miền núi, vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc làm những việc có hại cho sức khoẻ đều được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi do Chính phủ quy định.

- Các quyền lợi về nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng; các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, chế độ tử tuất; quyền lợi đối với cán bộ, công chức nữ theo quy định của Luật Lao động.

- Được quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.

- Được xét công nhận là liệt sĩ nếu hy sinh khi làm nhiệm vụ, công vụ. - Được hưởng các quyền lợi khác do pháp luật quy định….

4.6. Những điều công chức không được làm

Quy địnhnhững việc cán bộ - công chức không được làm nhằm mục đích để cán bộ - công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, đảm bảo khách quan, vô tư, tuân thủ theo Pháp luật. Những quy định này cũng nhằm để ngăn ngừa những hành vi tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, giữ gìn sự trong sạch của đội ngũ cán bộ - công chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ - công chức thực sự là công bộc của dân, do dân và vì dân.

Trong đó, có 4 điều ghi rõ “ Những điều cán bộ - công chức không được làm: (các Điều 15, 16, 17, 18) và hai điều cấm đối với cán bộ - công chức giữ cương vị lãnh đạo (Điều 19 và Điều 20)

4.7. Các hình thức khen thưởng, kỷ luật công chức

Trong pháp lệnh Cán bộ - công chức có quy định 5 hình thức khen thưởng (Điều 37).

- Giấy khen; - Bằng khen;

- Danh hiệu vinh dự Nhà nước; - Huy chương;

- Huân chương.

Pháp lệnh quy định nếu cán bộ - công chức vi phạm các quy định của Pháp lệnh mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo tính chất, mức độ vi phạ, phải chịu một trong 6 hình thức kỷ luật sau (Điều 39).

- Khiển trách; - Cảnh cáo; - Hạ bậc lương; - Hạ ngạch; - Cách chức; - Buộc thôi việc.

4.8. Đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường

* Giáo trình học tập và tham khảo: Học viện Hành chính (2010),Quản lý hành chính nhà nước, NXBKH&KT (tr.120 đến tr.161).

Chuyên đề 5: Công vụ, công chức

5.1. Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục hành chính

Theo quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý nhà nước ở nước ta, hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện bằng hành động liên tục theo một trình tự nhất định nhằm đạt được mục đích quản lý đã được đề ra. Đó là thủ tục quản lý hành chính nhà nước, được gọi là thủ tục hành

chính.

5.2. Các loại thủ tục hành chính

Có 4 cách phân loại thủ tục hành chính:

- Phân loại theo đối tượng quản lý hành chính nhà nước - Phân loại theo công việc cụ thể của cơ quan nhà nước

- Phân loại theo chức năng cung cấp các dịch vụ trong quản lý nhà nước - Phân loại dựa trên quan hệ công tác

5.3. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính

- Thực hiện đúng pháp luật, tăng cường pháp chế nhằm tạo được một công cụ quản lý hữu hiệu cho bộ máy nhà nước

- Phù hợp với thực tế và nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước

- Đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho việc thực hiện

- Thủ tục đơn giản cho phép tiết kiệm sức lực, tiền của nhân dân, hạn chế việc lợi dụng chức quyền

- Có tính hệ thống, chặt chẽ

5.4. Nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện thủ tục hành chính

Nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện thủ tục hành chính thể hiện ở các mặt sau:

- Có quy định rõ ràng về chế độ công vụ;

- Công khai hoá các thủ tục hành chính dưới các hình thức thích hợp;

- Thường xuyên tiến hành rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của cơ quan nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật của cấp có thẩm quyền;

- Xây dựng và đào tạo cán bộ đủ trình độ nghiệp vụ để thực thi công vụ; - Thực hiện đầy đủ các giai đoạn trong giải quyết các vụ việc cụ thể.

5.5. Cải cách một bước thủ tục hành chính

Căn cứ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính

Cải cách nền hành chính nhà nước được ghi nhận trong văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng năm 1991.Trong những năm 1992, 1993, 1994, thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã đề ra và tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình và chỉ đạo một số việc về cải cách nền hành chính nhà nước. Công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta, giai đoạn đầu được chỉ đạo hướng vào 3 việc lớn:

- Cải cách thể chế nền hành chính nhà nước;

- Điều chỉnh tổ chức và các mối quan hệ trong bộ máy hành chính; - Xây dựng đội ngũ công chức và chế độ công vụ.

Yêu cầu của quá trình tiếp tục cải cách thủ tục hành chính

- Bảo đảm tính thống nhất của thủ tục hành chính; - Bảo đảm sự chặt chẽ của hệ thống thủ tục hành chính; - Bảo đảm tính hợp lý của thủ tục hành chính;

- Bảo đảm tính khoa học của quy trình thực hiện các thủ tục hành chính đã ban hành;

- Bảo đảm tính rõ ràng, dễ hiểu và công khai của các thủ tục hành chính; - Các thủ tục hành chính ban hành phải có tính khả thi;

- Bảo đảm tính ổn định của quy trình thủ tục hành chính.

Chuyên đề 6: Ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước

6.1. Sự cần thiết phải tăng cường ứng dụng tin học trong quản lý hànhchính nhà nước chính nhà nước

Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại.

Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định phải đẩy mạnh CNH, HĐH để đến khoảng năm 2020 nước ta về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp, đồng thời cũng xác định là chúng ta sẽ phải “tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại

về khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức”.

Ứng dụng thông tin và CNTT trong quản lý hành chính nhà nước nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính điện tử (Chính phủ điện tử); giúp cho việc xử lý thông tin nhanh, chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt cho tổ chức, người dân và doanh nghiệp

6.2. Phương hướng ứng dụng tin học trong quản lý hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỔ SUNG PHẦN CHÊNH LỆCH KIẾN THỨC SO VỚI THỰC TẾ HIỆN NAY CỦA HỌC PHẦN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC (Trang 35 -35 )

×