0
Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Đặc điểm của BMHCNN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỔ SUNG PHẦN CHÊNH LỆCH KIẾN THỨC SO VỚI THỰC TẾ HIỆN NAY CỦA HỌC PHẦN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC (Trang 33 -33 )

- Về thái độ: Sinh viên hứng thú với việc tự nghiên cứu, tìm tòi kiến thức, thảo

3.2. Đặc điểm của BMHCNN

Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước. Do vậy, bộ máy hành chính nhà nước cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của bộ máy nhà nước, đó là:

Một là, bộ máy hành chính nhà nước hoạt động mang tính quyền lực nhà nước,

được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tập trung dân chủ.

Hai là, mỗi cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước đều hoạt động dựa trên

những quy định của pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc được giao.

Ba là, về mặt thẩm quyền thì các cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn

phương ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan hành chính nhà nước.

Ngoài những đặc điểm chung nói trên, bộ máy hành chính nhà nước còn có những đặc điểm riêng như sau:

Một là, bộ máy hành chính nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà

nước, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định.

Hai là, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan chấp hành, điều hành

của cơ quan quyền lực nhà nước.

Ba là, bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ,

thống nhất. Bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống cơ quan được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước. Hầu hết các cơ quan hành chính nhà nước đều có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị, cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

Bốn là, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước mang tính thường xuyên,

liên tục và tương đối ổn định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực thuộc trên - dưới, trực thuộc ngang - dọc, quan hệ chéo... tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ.

Năm là, bộ máy hành chính nhà nước có chức năng quản lý nhà nước dưới hai

luật, pháp lệnh và các văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra... hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BỔ SUNG PHẦN CHÊNH LỆCH KIẾN THỨC SO VỚI THỰC TẾ HIỆN NAY CỦA HỌC PHẦN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC (Trang 33 -33 )

×