V/ SỰ THAY ĐỔI CỦA PHÁP LUẬT KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO.
2/ Sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới pháp luật khi Việt Nam gia nhập WTO
đoán thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài. Vì trong đàm phán chúng ta có 2 loại: đa phương và song phương. Với đa phương yêu cầu đầu tiên là phải minh bạch hoá chính sách. Chúng ta đã trả lời hơn 3.000 câu hỏi liên quan đến chính sách kinh tế, đầu tư, tài chính, ngân hàng. Chính vì vậy mà trong đoàn đàm phán chính phủ chúng ta đã phải bao gồm tất cả các bộ, ngành tham gia để đảm đương được khối lượng công việc lớn, trả lời nhiều vấn đề liên quan kinh tế, thương mại.
2/ Sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới pháp luật khi Việt Nam gianhập WTO nhập WTO
Chính vì vậy mà chúng ta cần phải có một kế hoạch sửa và xây dựng mới luật và pháp lệnh. Về kết quả cụ thể, nếu nhìn lại thời gian qua có thể thấy, sau khi có kết quả rà soát, đối chiếu các quy định của pháp luật Việt Nam với Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa kỳ, Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội đã có chương trình xây dựng pháp luật mới. Quốc hội đã có Nghị quyết số 48/2001/QH10 ngày 28/11/2001 phê chuẩn Hiệp định Việt Nam – Hoa kỳ (BTA). Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 12/3/2002 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa kỳ. Nhiều
văn bản quy phạm pháp luật đã được gấp rút chuẩn bị. Đáng chú ý nhất trong giai đoạn từ sau khi có kết quả vòng 1 rà soát BTA và vòng 1 rà soát các Hiệp định của WTO là việc nhà nước Việt Nam ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế. Số văn bản luật, pháp lệnh được ban hành trong thời gian trước vòng 10 đàm phán gia nhập WTO (trước năm 2005) là 38 văn bản luật và pháp lệnh. Riêng trong năm 2005, Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản luật, pháp lệnh, trong số đó có hơn 20 văn bản luật, pháp lệnh đã được thông qua cho ban thư ký WTO là những văn bản mới có liên quan trực tiếp đến các nghĩa vụ thành viên của Việt Nam với WTO. Đến tháng 10 năm 2006, Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua 7 Luật và 1 Pháp lệnh liên quan trực tiếp đến WTO, đó là Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (6/2006), Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (6/2006), Luật Luật sư (6/2006), Luật Điện ảnh (6/2006), Luật Chứng khoán (6/2006), Luật Công nghệ thông tin (6/2006), Luật Kinh doanh bất động sản (6/2006), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (3/2006).
Nhiều văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản của các Bộ, ngành hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh nói trên, phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế và WTO cũng đã được ban hành. Một số điều ước quốc tế nhiều bên quan trọng liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và WTO đã được Việt Nam gia nhập. Nhiều điều ước quốc tế về đầu tư, tín dụng, hàng hải thương thuyền, du lịch, hàng không,… đã được ký kết. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các hoạt động hội nhập kinh tế khu vực trong phạm vi ASEAN,APEC, ASEM,…