THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. (Trang 28 - 32)

KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO.

Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là thời điểm ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đang rất cần tạo cho Việt Nam những cơ hội và thách thức mới. Việt Nam đang tích cực chuẩn bị tốt để đón nhận cơ hội mới và vượt qua những thách thức to lớn đặt ra từ việc gia nhập WTO.

1/ Thuận lợi.

- Khi tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO chúng ta có điều kiện chủ động tham gia chính sách thương mại toàn cầu đồng thời tập trung xây dựng, điều chỉnh hệ thống pháp luật minh bạch, phù hợp với xu thế chung, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài…

- Môi trường thương mại quốc tế, sau này nhiều nỗ lực của WTO đã trở lên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả những rào cản trá hình núp bóng các công cụ được WTO cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá giá… Tranh thủ thương mại là điều khó khăn mà phần thua thiệt thường rơi về phía nước ta, bởi nước ta là nước nhỏ. Một trong những thiết chế quan trọng của WTO là định ước giải quyết tranh chấp. Định ước này xác định rõ quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên. Điều đáng lưu ý là quy trình thủ tục này bảo đảm bình đẳng về nguyên tắc cho các nước nghèo trong giải quyết tranh chấp thương mại với các nước lớn. Gia nhập WTO sễ giúp chúng ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, bảo đảm sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động khá hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này. Chẳng hạn như, nước X kiện và áp dụng thuế chống bán

phá giá với nước Y là thành viên WTO mà tổng thuế đó tương đương 100 triệu USD, khi WTO giải quyết tranh chấp, xác định là kiện chống phá giá không đúng sẽ yêu cầu nước X bỏ kiện. Nếu nước X không bỏ, thì nước Y được quyền nâng thuế nhập khẩu các mặt hàng của nước X lên tương đương mức 100 triệu USD. Cách giải quyết tranh chấp này nhanh hơn, thực tế hơn, dễ thực hiện hơn so với cách giải quyết thông qua trọng tài quốc tế hoặc toà án. Gia nhập WTO không có nghĩa các vụ kiện chống bán phá giá sẽ giảm đi, chúng ta càng tăng xuất khẩu thì tranh chấp thương mại sẽ càng tăng. Chỉ có điều mức độ chúng ta sẽ được giải quyết công bằng hơn. Nếu trước đây, năm 1990 chúng ta đạt kim ngạch xuất khẩu 2,4 tỷ USD, nay chỉ trong một tháng chúng ta đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD. Khi vào WTO, để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tăng xuất khẩu, lúc đó chúng ta sẽ đạt đến mức xuất khẩu 100 tỷ USD. Mỗi tháng chúng ta đạt kim ngạch xuất khẩu gần 10 tỷ USD. Như thế, mức độ chúng ta tham gia thị trường thế giới càng tăng, thì các tranh chấp quốc tế về thương mại cũng gia tăng. Hoặc như Việt Nam trong thời gian qua đã phải đương đầu với các tranh chấp thương mại với một số nước lớn (vụ kiện thương hiệu cá da trơn và vụ kiện bán phá giá tôm ở Mỹ, vụ kiện bán phá giá xe đạp và giầy ở EU; vụ kiện bán phá giá bật lửa ga ở Hàn Quốc,…) Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp đó và phải chịu sự áp đặt bất bình đẳng của phía nước ngoài. Khi có đủ vị thế là nước thành viên WTO, Việt Nam sẽ được quyền tham gia vào các cuộc thảo luận, đàm phán quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình.

- Tạo cơ hội mở rộng thị trường hàng hoá và dịch vụ, được biểu hiện ở những khía cạnh sau:

+ Được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện.

+ Được hưởng cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại khi có tranh chấp thương mại với các nước khác.

+ Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập với vị thế của nước đang phát triển.

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Thúc đẩy cải cách trong nước

2/ Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, việc gia nhập WTO cũng đặt ra cho Việt Nam những thách thức chủ yếu sau:

+ Sức ép cạnh tranh.

Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ… sẽ khiến môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với “bầu vú bao cấp” của Nhà nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp sẽ không có cách nào khác là chủ động và sẵn sàng đối diện với thách thức này bởi đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển. Như sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ: Tham gia hợp tác kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện để hàng hoá và dịch vụ Việt Nam có thêm cơ hội để xâm nhập thị trường quốc tế thông qua các nguyên tắc về đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia, nhưng sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam còn chưa cao nên cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế mới chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng, trong đó hàng hoá và dịch vụ nước ngoài với sức cạnh tranh cao sẽ có điều kiện xâm nhập thị trường Việt Nam.

+ Hệ thống luật pháp, chính sách quản lý kinh tế thương mại chưa hoàn chỉnh.

Trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam phải tiến hành điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại nhằm đáp ứng được các nguyên

tắc của WTO, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho sản xuất, dịch vụ trong nước phát triển mạnh mẽ để tạo thành một công cụ đắc lực cho đàm phán mở cửa thị trường. Gia nhập WTO có thể là cuộc trắc nghiệm khó khăn nhất đối với hệ thống luật pháp của Việt Nam. Việt Nam phải cam kết thực hiện những tiêu chuẩn quốc tế về sự minh bạch, tính đồng bộ, tính công bằng và tính hợp lý. Các đạo luật, quy định và các quyết định của toà án liên quan đến thương mại phải được công bố công khai để cho công chúng và thế giới biết trước khi chúng có hiệu lực. Mọi yêu cầu về thông tin, thắc mắc và bình luận đều cần được giải đáp. Luật pháp chính sách phải đảm bảo tính đồng bộ, tính công bằng. Để tuân thủ yêu cầu này, các đạo luật phải mang tính chất hợp lý, phù hợp. So với những chuẩn mực quốc tế đó, thì hệ thống luật pháp của Việt Nam còn nhiều yếu kém, nhiều đạo luật hiện có cần được tiếp tục hoàn thiện và bổ sung, nhiều đạo luật cần tiếp tục được xây dựng. Chúng ta có thể nhận thấy hệ thống chính sách kinh tế, thương mại của Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, kỹ thuật xây dựng còn thô sơ, trong đó đáng lưu ý chính sách thuế và phi thuế. Bên cạnh đó, về mặt quản lý nhà nước, tổ chức và quản lý kinh doanh, hỗ trợ xúc tiến thương mại cũng còn nhiều bất cập, thiếu hệ quả, gây tình trạng chồng chéo, trách nhiệm không rõ ràng.

+ Năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế

Mặc dù trong những năm gần đây Việt Nam đã tăng cường công tác đào tạo cán bộ, nhưng về cơ bản đội ngũ cán bộ các cấp trong cả nước còn rất mỏng, trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế, nhất là việc nắm bắt các chính sách, luật lệ của WTO một cách thấu đáo để có thể hoàn thành tốt công tác xây dựng chích sách kinh tế thương mại và đàm phán quốc tế.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. (Trang 28 - 32)