Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mạ

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. (Trang 37 - 39)

IV/ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO.

3/ Việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mạ

Khi gia nhập WTO, vấn đề tranh chấp thương mại liên quan đến việc thực thi nghĩa vụ pháp lý được quy định bởi các hiệp định của WTO là điều rất có thể xảy ra đối với bất kỳ một quốc gia thành viên nào. Hệ thống giải quyết tranh chấp đóng vai trò quan trọng trong việc làm rõ và thực thi các nghĩa vụ pháp lý của các quốc gia thành viên được quy định trong các hiệp

định của WTO. Đây là một phần quan trọng trong thực tế vận hành của tổ chức này. Hệ thống giải quyết tranh chấp cũng có tính bắt buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên của WTO và việc chấp nhận quyền tài phán của hệ thống giải quyết tranh chấp đã được hàm chứa khi thành viên đó gia nhập WTO.

Hơn lúc nào hết, tranh chấp và giải quyết tranh chấp thương mại đang là vấn đề “nóng” của nền kinh tế thế giới hiện nay. Tại sao lại là vấn đề “nóng”? Có rất nhiều lý do, nhưng điều mà dễ nhận thấy nhất là nền kinh tế của mỗi quốc gia, sản phẩm làm ra của mỗi tập đoàn không còn bó buộc trong một phạm vi và lãnh thổ nhất định, mà là nền kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hóa và đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dung, buộc các nhà sản xuất, kinh doanh không những nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng phục vụ, mà còn mở rộng hợp đồng với rât nhiều đối tác. Quá trình liên doanh, liên kết, mở rộng hợp đồng tất yếu sẽ nảy sinh những vấn đề tranh chấp thương mại. Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, ngoài Tòa án đều có một cơ quan tài phán khác là Trọng tài Thương mại. Pháp luật cho phép các nhà kinh doanh có quyền được lựa chọn mô hình mà mình yêu thích để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong vấn đề kinh tế. Đối với các doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp thường chọn phương thức giải quyết tranh chấp là dùng Trọng tài Thương mại vì: Trọng tài luôn đảm bảo bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp của các thương nhân bởi nguyên tắc xét xử của trọng tài là xét xử bí mật (không ai có quyền tham dự nếu không được sự đồng ý của các bên). Đồng thời thủ tục đơn giản, đảm bảo giải quyết nhanh các tranh chấp, tiết kiệm thời gian vì nguyên tắc xét xử của Trọng tài là các bên không có quyền kháng cáo lên bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào, trừ khi có chứng cứ cho thấy có sự vi phạm thủ tục tố tụng. Bên cạnh đó, tố tụng trọng tài rất linh hoạt, bảo đảm tốt hơn quyền định đoạt của các bên. Một ưu

thế đặc biệt của Trọng tài Thương mại nữa là, Trọng tài Thương mại không đại diện cho quyền lực Nhà nước, nên rất phù hợp để giải quyết tranh chấp mà các bên có quốc tịch khác nhau.

Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, trong số các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại giải quyết qua Trọng tài kinh tế thì có 40% là các vụ tranh chấp giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, 60% còn lại là các vụ tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài. Điều đặc biệt là trong các vụ tranh chấp thương mại với các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam phần nhiều là nguyên đơn. Tuy nhiên điều đó không thể hiện là các doanh nghiệp trong nước đã trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật để khởi kiện mà lại thể hiện sự yếu kém đến mức bị các đối tác lợi dụng trong quan hệ thương mại, dẫn đến thua thiệt nên đứng ra khởi kiện các đối tác trên. Lý do có thể giải là các doanh nghiệp Việt Nam đã lơ là trong việc soạn thảo hợp đồng, bỏ qua những chi tiết cụ thể nên xảy ra tranh chấp, các doanh nghiệp Việt Nam dù là nguyên đơn nhưng vẫn thua cuộc. Để khắc phục thì các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết hợp đồng, cần phải ghi rõ trong điều khoản là: Khi hai bên không thương lượng được, tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, lúc đó doanh nghiệp Việt Nam mới được bảo vệ ngay trên quốc gia của mình.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w